Mã: 930 Học viên: Ngày sinh: Nơi sinh


Sự vận dụng nguyên tắc trong dạy học



tải về 1.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu14.04.2024
Kích1.14 Mb.
#57198
1   2   3   4   5   6
[123doc] - anh-chi-hay-phan-tich-vai-tro-y-nghia-cua-muc-tieu-day-hoc-trong-trien-khai-day-hoc-hieu-qua

4.Sự vận dụng nguyên tắc trong dạy học.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và những
tri cơ bản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng
và phát triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có 
hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ 
nguồn gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; 
phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất 
nước, của địa phương; phải phản ámh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.
- Về phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt 
ra và giải quyết những vấn đề lý luận. Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp 
như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinh nắm
nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó 
vào giải quyết những tình huống khác nhau. Thông qua đó, bước đầu giúp học sinh 
làm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học.- Về hình thức tổ chức dạy 
học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên 
lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập ở phòng thí 
nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp…
Dạy học kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động công ích là điều kiện quan trọng 
để thực hiện hiệu quả nguyên tắc này.
+Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải
quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng
nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó
là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề,


giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải
quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực
khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học
chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn
dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề
khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy
nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học
chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình
huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn
xây dựng quan điểm dạy học theo:
+Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc
sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học
tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương
tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có
nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với
thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học
chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp.
Vì vậy vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường
quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp
phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà
trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là
những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải
quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động
thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
+Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt
động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình


học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm
hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.
Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy
học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý
giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã
hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng
hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập
phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra
các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều
lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định
hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,
dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.
+Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ
dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong
dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường
phổ thông từng bước được tăng cường. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện
như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học
cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử 
, mạng

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương