Mã: 930 Học viên: Ngày sinh: Nơi sinh



tải về 1.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu14.04.2024
Kích1.14 Mb.
#57198
1   2   3   4   5   6
[123doc] - anh-chi-hay-phan-tich-vai-tro-y-nghia-cua-muc-tieu-day-hoc-trong-trien-khai-day-hoc-hieu-qua

(E-Learning)
trường học kết nối, Trường học lớn

(BigSchool)
Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp
dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng
phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay
người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy,
kỹ thuật khăn trải bàn...


+ Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học,
việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy
học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ
sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc
thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như
trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật,
thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực
trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao
trong việc dạy học các môn khoa học...
+Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc
tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận
thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp
tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập
chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập
cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong
bộ môn.
Tóm lại, để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ,
chúng ta cần đào tạo những con người có hiểu biết, có kĩ năng, có ý thức vận
dụng những thành tựu đã được nghiên cứu và công nhận trước đó nhằm mang
lại kết quả thiết thực.Trong bài tiểu luận đã trình bày rõ ràng về nguyên tắc đảm
bảo tinh thống nhất giữa lý thuyết và thực hành trong học tập. Như vậy, trách
nhiệm, vai trò và nhiệm vụ của người dạy về việc rèn luyện cho người học về
kiến thức tiếp thu được trên nhà trường áp dụng vào thực tiễn là vấn đề có tính
nguyên tắc và một nhiệm vụ của Giáo dục nước ta. Qua đó, đưa ra những giải
pháp tốt nhất để người học có thể áp dụng kiến thức vận dụng vào thực tiễn một
cách có hiệu quả.


Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT - dự án phát triển 
GDTHPT.
- "Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông", Dự án PTGD THPT, Hà Nội, 2006.
- Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học (Tái bản lần 2), NXB GD, 2000.

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương