Mã: 930 Học viên: Ngày sinh: Nơi sinh



tải về 1.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu14.04.2024
Kích1.14 Mb.
#57198
1   2   3   4   5   6
[123doc] - anh-chi-hay-phan-tich-vai-tro-y-nghia-cua-muc-tieu-day-hoc-trong-trien-khai-day-hoc-hieu-qua

2.Nội dung nguyên tắc
Các tri thức của nhà trường tạo thanh một hệ thống các học thuyết, lí luận và một số 
thực hành trong điều kiện không giống thực tế bên ngoài.
- Môi trường học tập nhấn mạnh nhiều về thành quả cá nhân. Trong khi đó, trong thực 
tiễn các công việc đều ở dạng hợp tác tổ, đội, chôm, tổ chức…Ví dụ: các bác sĩ trong 


phòng cấp cứu phải cùng nghiên cứu, hớp tác để đưa ra quyết định, các nhân viên nhà 
hàng phải hợp tác với nhau để phục vụ khách…
- Môi trường học chú trọng nhiều đến suy nghĩ, hạn chế các công cụ sử dụng hỗ trợ 
cho việc suy nghĩ, học hỏi. Bên ngoài thực tế việc sử dụng công cụ là thường xuyên 
và không giới hạn công cụ.
- Việc suy luận trừu tượng áp dụng nhiều ở nhà trường nhưng trong thực tiễn, việc suy
luận bao giờ cũng gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể.
+Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở 
khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: 
1) Tri thức là những điểm có hệ thống, quan trọng và then chốt hơn cả. 
2) Tri thức đó phải được vận dụng trong thực tiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản 
thân. Thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời 
sống, với thực tiễn, với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành cho họ 
những kỹ năng vận dụng chúng ở những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là 
góp phần phát triển kinh tế- xã hội và văn hoá- khoa học của đất nước.
Bản thân nội dung “ Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “học đi đôi 
với hành”. Theo Hồ Chí Minh thì “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải 
nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có 
tên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không có tên. Vì vậy, chúng ta phải 
gắng học, đồng thời phải hành”.
Theo Bác, học phải toàn diện: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ 
thông mà còn phải có đạo đức cách mạng”. Còn “ hành” theo Người là vận dụng 
những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra. “Hành” đối 
với Người không chỉ là những việc to lớn mà cả trong những việc bình thường, ai 
cũng làm được. Song việc làm đó có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác 
dụng hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, góp phần 
vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những công việc bình thường hàng 
ngày.
Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặt 
chẽ với nhau. Trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành 
đã có nội dung học, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học: Học làm 
người.Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng 


giáo dục Hồ Chí Minh. Theo Bác, “ thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn 
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực 
tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Một mặt, Người 
chống lại lý luận suông, nhưng mặt khác Người cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ 
nghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt 
sáng, một mắt mờ”.

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương