Luận văn tốt nghiệp


CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI



tải về 440.32 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích440.32 Kb.
#28880
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM




2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNT Việt Nam


NHNT Việt Nam tiền thân là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì đòi hỏi thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. Trên cơ sở yêu cầu đó, ngày 30/10/1962, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập NHNT Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01/04/1963, NHNT Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của HĐBT, được tổ chức thành 2 cấp: NHNN là cấp quản lý và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc gồm NHNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển NHNT Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT thành “Ngân hàng thương mại quốc doanh”, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương, tên tiếng Anh đầy đủ là Bank for Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank (VCB). Với 2 pháp lệnh ngân hàng được ban hành, NHNT Việt Nam từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.

NHNT Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước phát triển rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, NHNT đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ cũng như chính sách ngoại hối theo định hướng của Nhà nước.

Trong những năm qua, với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, NHNT được đánh giá một trong những ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng và thanh toán quốc tế. NHNT Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNT Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Trong suôt 5 năm liên tiếp kể từ năm 2000, NHNT Việt Nam đã được tạp chí “The Banker” - một tạp chí rất có uy tín trong ngành tài chính ngân hàng thế giới với số lượng phát hành mỗi kỳ là 15 triệu ấn bản, bầu chọn danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Tính đến cuối năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống bao gồm:



  • 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2, và 47 phòng giao dịch trên toàn quốc;

  • 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài ;

  • 3 công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản);

  • Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng;

  • Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra, NHNT còn có khoảng 1250 ngân hàng đại lý trên 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam

2.1.2.1. Cơ cấu chung của NHNT Việt Nam




2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý và kinh doanh thẻ


Từ năm 1992, nhận thức được lợi ích của hoạt động kinh doanh thẻ, Phòng quản lý thẻ, trực thuộc NHNT trung ương đã được thành lập và trở thành đầu mối quan trọng nhất cho cả các hoạt động liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. Đầu tiên đó là những quan hệ đại lý với các tổ chức và các ngân hàng phát hành thẻ nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát thẻ giữa các Chi nhánh NHNT, giữa NHNT với các thành viên khác và các Tổ chức thẻ quốc tế. Tham gia mạng thanh toán cũng như trao đổi toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế. Phòng có các nhiệm vụ chủ yếu:

  • Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách và chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ.

  • Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và quản lý thẻ trắng.

  • Nghiên cứu và tổ chức chương trình mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ trên toàn hệ thống.

  • Tổ chức và phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các chương trình quản lý rủi ro.

  • Tổ chức tập huấn và đào tạo, bổ sung nghiệp vụ thẻ cho cán bộ.

  • Quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của toàn bộ hệ thống NHNT, các chi nhánh và các ngân hàng đại lý, các cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Các nhiệm vụ trên cho thấy, Phòng quản lý thẻ không trực tiếp tham gia vào nghiệp vụ kinh doanh thẻ mà việc kinh doanh thẻ được Phòng thẻ của Sở giao dịch và các chi nhánh thực hiện.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam trong những năm gần đây

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn


NHNT Việt Nam có tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục trong nhiều năm: Năm 1999 có tốc độ tăng trưởng là 34,17%, năm 2000 là 44,98%, năm 2001 là 16,83%, năm 2002 là 6,3%, năm 2003 là 19,42%, năm 2004 là 24,53%.

Năm 2002, với sự nỗ lực và linh hoạt trong công tác điều hành vốn, tổng nguồn vốn đạt 81.495 tỷ VND. Tuy tốc độ tăng chậm so với những năm trước nhưng nguồn vốn vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn tín dụng gia tăng mạnh trong năm. Công tác huy động vốn được làm tốt là do NHNT đã chủ động làm tốt công tác khách hàng, tăng cường một bước trong công tác điều hành, quản trị vốn, lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ. Tỷ trọng vốn bằng VND trong tổng nguồn vốn tăng mạnh (32,9%) trong năm 2002. Cơ cấu vốn được cải thiện theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn VND trong tổng nguồn vốn tăng từ 27% năm 2001 lên 34% tính đến 31/12/2002. Bên cạnh đó thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, NHNT đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung va dài hạn đang tăng cao.

Năm 2003, công tác quản trị vốn đã không ngừng được tăng cường mạnh cả về chất và lượng; việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động và theo tín hiệu thị trường; cơ chế quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tiếp tục được củng cố và phát huy hiệu quả; các hình thức huy động vốn được đa dạng hoá mang tính đặc trưng của NHNT (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Seagame, v.v...); công tác quản lý thanh khoản đã được nâng cao và được quán triệt trong toàn bộ hệ thống. Nhờ đó công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng nguồn vốn đến cuối tháng 12/2003 đạt 97.521 tỷ VND, tăng 19.42% so với đầu năm, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng. Trong năm hầu hết các chi nhánh trong hệ thống đã có nhiều nỗ lực nhằm huy động vốn tại địa bàn. Bốn đơn vị là Hội sở chính, chi nhánh HCM, Vũng Tầu, Hà Nội chiếm tới 83.8% vốn huy động toàn hệ thống. Một số chi nhánh khác có số dư huy động vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng là Vinh, Đồng Nai, Tân Thuận.

Năm 2004, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt mức 110.142 tỷ đồng. Vốn huy động trên thị trường II đạt 22,662 tỷ đồng, tăng 58,7% so với năm 2003. Nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong vốn huy động trên thị trường II, so với năm 2003 là 47,3%. Tỷ lệ giữa tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác khá là cân bằng 52/48. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của ngân hàng có tốc độ tăng 18,8%, đạt 85,34 tỷ đồng. Cơ cấu vốn huy động từ dân cư so với từ tổ chức kinh tế trong 2 năm 2003-2004 khá ổn định, 42%/58% năm 2004 so với 43%/57% năm 2003. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, thể hiện ở 59% năm 2004 so với 57% năm 2003. Cũng trong năm 2004, ngân hàng tiếp tục phát hành giấy tờ có giá bao gồm kì phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với nhiều kì hạn đa dạng và các ưu đãi hấp dẫn. NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới, nhằm đối phó với những biến động thị trường, đặc biệt là đối với USD.


2.1.3.2. Hoạt động tín dụng


Từ những năm 1998-1999, NHNT được nhiều dự án khả thi, trong đó phải kể đến việc ngân hàng đã đứng ra làm đầu mối cho nhiều dự án cho vay đồng tài trợ lớn cùng với các ngân hàng quốc doanh và liên doanh khác như dự án Nhiệt điện Phú Mỹ, dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, trị giá mỗi dự án trên 100 triệu USD. Năm 2000, hợp đồng tài trợ thứ hai cho dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được ký kết, ngoài ra ngân hàng còn tham gia các công trình phát triển và khôi phục kinh tế lớn của Chính phủ như cho vay khắc phục hậu quả của cơn bão số 5, cho vay thu mua lương thực và lúa gạo, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chính sách của Nhà nước. Số tiền mua tín phiếu, trái phiếu, công trái của kho bạc nhà nước là 1336 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2001, NHNT Việt Nam đã cung ứng 41.400 tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghệ và công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Không chỉ tài trợ cho các dự án lớn của Tổng công ty nhà nước bằng nội tệ, NHNT đã tài trợ dự án bằng ngoại tệ cho dự án Đạm Phú Mỹ trị giá 230 triệu USD và nhiều dự án khác.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, chương trình cho vay các dự án trọng điểm, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và chương trình mở rộng cho vay cá thể được khởi động từ cuối năm 2001 và triển khai mạnh mẽ trong năm 2002. Với những chương trình này, NHNT đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng rất đáng kể, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình trong toàn ngành ngân hàng (30,52%). Dư nợ tín dụng đối với khách hàng năm 2002 tăng 78% so với năm 2001 và đạt 29.295 tỷ VND. Trong các khoản tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng, cho vay dài hạn bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng mạnh 301,69% đạt 6.220.544 triệu VND; sau đó đến cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng 207,71% đạt 5.141.799 triệu VND. Đi đôi với việc tăng trưởng mạnh về dư nợ, chất lượng tín dụng cũng được chú ý và bảo đảm. Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp, chỉ chiếm 2.8%. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 35%.

Tiếp tục giữ vững vai trò của một ngân hàng có thế mạnh về vốn và khả năng làm đầu mối thu xếp vốn, Ngân hàng Ngoại thương đã rất tích cực tham gia cam kết cho vay các dự án trọng điểm của nhà nước với tổng trị giá gần 600 triệu USD. Năm 2002 đồng thời cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương thực hiện giải ngân lớn nhất đối với các dự án trọng điểm của nhà nước với giá trị hơn 2.200 tỷ đồng, đóng góp quan trọng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống. Được Chính phủ khuyến khích nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ tăng trưởng khá cao trong hai năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu vốn của nhóm doanh nghiệp này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND trong hai năm 2002 và 2003 đã được đề ra từ đầu năm. Với hoạt động hướng tới khách hàng được tăng cường đặc biệt là nhóm khách hàng này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND đã hoàn thành chỉ trong 1 năm. Tính đến ngày 31/12/2002 dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại một ý nghĩa rất lớn góp phần đa dạng hoá thành phần khách hàng, phân tán rủi ro đồng thời mở ra hướng kinh doanh ổn định lâu dài. Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng của thị trường thì mức dư nợ tín dụng này còn khiêm tốn.

Bước sang năm 2003, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao. Tính đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ hệ thống NHNT Việt Nam là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ đầu năm (27,1%). Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo ngân hàng “năm 2003 là năm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng”, NHNT đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn bộ hệ thống. NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp, quản trị vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về xử lý nợ tồn đọng, trong 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, NHNT đã vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng Quỹ Dự phòng rủi ro, khai thác và bán các tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, áp dụng giãn nợ, tham gia vốn cổ phần để xử lý nợ tồn đọng. Tính đến cuối năm 2003, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, so với 2,8% năm 2002 và mức trung bình của ngành ngân hàng, giảm từ 1.035 tỷ năm 2002 xuống 372 tỷ năm 2003.

Năm 2004, NHNT đã áp dụng nhiều biện pháp vào trong quản trị rủi ro tín dụng, góp phần thực hiện thành công chính sách tín dụng của năm 2004: "Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng". Trước tiên phải kể đến là việc chính thức đưa hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng vào áp dụng trên toàn hệ thống. Đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức trên thị trường, NHNT đã có những tế vào năm 2005. Tính đến 31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ quy đồng, tăng 30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Tổng nợ quá hạn đến cuối năm 2004 là 1.451 tỷ quy đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư nợ - chạm mức chỉ tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,8%.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế


Tiếp tục phát huy thế mạnh của một ngân hàng có truyền thống trong công tác thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2001, NHNT Việt Nam là ngân hàng chủ lực và dẫn đầu trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng chiếm 30,2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước, vượt chỉ tiêu đề ra (29%). Doanh số xuất nhập khẩu tăng 1,7% so với năm 2000.

Năm 2002, NHNT vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số xuất khẩu 4,7 tỷ USD (28% thị phần), nhập khẩu 5,6 tỷ USD (29% thị phần). Doanh số thu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tăng 10200 triệu USD tức là tăng 10% so với năm 2001 trong đó xuất khẩu tăng 7,5% và nhập khẩu tăng 12,6%.

Năm 2003, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10.052 triệu USD, tăng 1.258 triệu USD hay 14.3 % so với năm 2003. Lượng ngoại tệ mua được là 5.027 triệu USD, tăng 13.2%; bán 5.025 triệu USD cho khách hàng, tăng 15.4% so với năm trước. Trong đó, doanh số ngoại tệ NHNT bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đạt 1.307 triệu USD, tăng 22.3%; lượng ngoại tệ được cân đối từ Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong năm qua là 622 triệu USD. Chênh lệch giữa số ngoại tệ bán cho mục đích xăng dầu và số lượng được cân đối là 685 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của NHNT đạt 3.025 triệu USD, giảm 29.4% so với năm 2002. Do tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động bất thường như sự mất giá của USD đối với EUR và JPY, cho nên NHNT đã tăng cường quản lý nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động này.

Trong năm 2004, thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua NHNT chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT đạt 16,4 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2004 đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003, chiếm 26,7% thị phần của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2004 đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị trường cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra mạnh nhất tại các chi nhánh nằm trong khu kinh tế phát triển của cả nước như: Hội sở chính, chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh Hải Phòng.

Hoạt động kinh doanh ngọai tệ của NHNT năm 2004 cũng có nhiều khởi sắc. Đối với các giao dịch trong nước, NHNT đạt tổng doanh số mua bán là 13.601 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2003, lượng mua vào và bán ra tương đối cân bằng. Lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng chủ yếu từ các tổ chức kinh tế thanh toán nhập khẩu, chiếm 99,5%. Đối với các giao dịch kinh doanh với nước ngoài, nhu cầu khách hàng tăng cao cùng với việc áp dụng rộng rãi các hình thức mua bán ngoại tệ đa dạng giúp mảng kinh doanh này có tốc độ tăng trưởng trên 130% đạt 7.047 triệu USD.

2.1.3.4. Công nghệ và sản phẩm mới


Trong những năm qua, nền tảng công nghệ của NHNT đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế Swift và hệ thống thẻ tín dụng bắt đầu được triển khai vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, sản phẩm ngân hàng lõi “VCB Vision 2010” dược chính thức đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống vào năm 2001, dịch vụ ngân hàng trực tuyến “VCB Online”, hệ thống thẻ ghi nợ “VCB Connect 24” được đưa vào năm 2002.

Năm 2003, NHNT tiếp tục phát triển nền tảng công nghệ của mình bằng việc tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ.Dự án này đã hoàn tất quá trình kết nối các sản phẩm, dịch vụ của NHNT thành 1 hệ thống tích hợp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại với chất lượng cao nhất, đồng thời cung cấp các công cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Dựa trên nền tảng này, NHNT đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu câu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tính đến hết năm 2003, NHNT đã phát hành được 123.964 thẻ VCB Connect 24, tăng 4 lần so với năm 2002, nâng tổng số thẻ lên 153.313 thẻ, đồng thời phát hành được 9.832 thẻ VCB Visa và VCB Master, tăng 28% so với năm 2002. Riêng thẻ VCB Amex, tuy mới chỉ bắt đầu phát hành trong năm 2003 nhưng đã thu được kết quả khá khả quan, đạt 1.044 thẻ. Ngân hàng cũng kí liên minh thẻ với 11 NHTM hoạt động tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy ATM, nhằm kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cho toàn xã hội.

Tổng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của ngân hàng đạt 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2002. NHNT chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và 40% thị phần thanh toán thẻ quốc tế. Trong năm 2003, NHNT được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao giải Ngân hàng đứng đầu thị trường 2003.

Ngoài các sản phẩm đặc trưng trên, năm 2003, NHNT liên tục đưa thêm một loạt sản phẩm phái sinh khác mang nhiều tiện ích cho khách hàng như sản phẩm thương mại điện tử V-CBP đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, chính thức được bưu điện thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ tháng 8/2003, cho phép khách hàng thanh toán hoá đơn tiền điện thoại qua hệ thống ATM được lắp đặt khắp nơi trên toàn quốc với tính năng vượt trội, hoạt động 24/24 giờ

Năm 2004 NHNT tiếp tục triển khai giai đoạn II của đề án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng đã xây dựng được nhiều sản phẩm dịch vụ mới với các tiện ích gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng và tăng cường công tác quản trị kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Dịch vụ thẻ phát triển với tốc nhanh, thu hút hơn nửa triệu khách hàng cá nhân và hàng chục nghìn khách hàng mới mỗi tháng. Năm 2004, NHNT đã kết nối thành công mạng ATM với 6 ngân hàng thương mại cổ phần khác, 1 ngân hàng liên doanh; kết nối và triển khai ATM với POS với ngân hàng ngoại thương Lào. Tính đến cuối năm 2004, số máy ATM mà NHNT đã triển khai lên tới 400 máy, đưa doanh số hoạt động đạt 8.800 tỷ VND, mỗi ngày hệ thống ATM xử lý hơn 100 nghìn giao dịch.



Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 440.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương