Loạt bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ những ngày gần kỳ nghỉ lễ cuối tháng Tư năm nay về câu chuyện xung quanh 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa (vnch) trước ngày Sài Gòn thất thủ đã giải đáp nhiều nghi vấn về vấn đề này suốt 31 năm qua



tải về 174.19 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích174.19 Kb.
#10496
1   2   3

Đọc sử để nhìn nhận hôm nay
(Lê Công Định - BBC ngày 2/5/2009)

Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đều đặn hàng năm dành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà.

Tôi thường chọn thời gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.



'Vai trò Tây Nguyên'

Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi ký "Bên dòng Lịch Sử, 1940-1965" của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn 20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lý do khác nhau thầy cô "dạy sử" của tôi ở trường trung học và cả những nhà "nghiên cứu" sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.

Tuần vừa rồi có dịp mượn lại "Bên Dòng Lịch Sử" từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi ký của ông đã dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.

Trong phần kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là "câu chuyện bên lò sưởi năm 1948" (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lý thú trong nội dung câu chuyện mà tôi nghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.

Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của mình đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), ông Ngô Đình Diệm lúc ấy là nhà cách mạng khả kính tại Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề Tây Nguyên như sau: "... ít người để ý là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ, để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp." Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên vì Cụ Ngô Đình Diệm dường như xem Tây nguyên là chuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ý đồ của thực dân Pháp.

Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:

"Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:

- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Ai chiếm giữ được Cao Nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó. Người Pháp gọi vùng Cao Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá hình trên thực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, thì vùng Cao Nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi còn vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!



"Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam."

Ngô Đình Diệm, theo lời kể của LM Cao Văn Luận

Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp), không nhớ rõ tác giả, và tôi đem những ý kiến được nêu lên trong tập sách này trình bày lại với cụ Diệm:

- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ý rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, còn Pháp thì phải giữ vững vùng Cao Nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh phòng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, thì Pháp đã bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi."

Tiếp theo, tại trang 194 và 195, Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đình Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ý trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ăn chơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã vậy còn trao hết cho người Pháp toàn quyền khai thác Tây nguyên.



Sử học trung thực

Đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc.

Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong "Bên Dòng Lịch Sử", tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đình Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốc gia. Họ trăn trở về điều này và xem Tây Nguyên thực sự là vấn đề ưu tiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dã tâm xâm lược Việt Nam dù công khai hay ẩn ý.

Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theo nhãn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đã qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với mình. Chính vì vậy, đọc các công trình khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm và có thể đặt phần lớn niềm tin vào những thông tin và kiến thức mà mình tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có gì phải lo sợ khi muốn viết sự thật và trình bày nhận định thật của mình.

Cái hay của sử học trung thực là giúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ý bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơm muôn đời.

Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật "thân bại danh liệt" như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra...

===================================





(Luật sư Lê Công Định trong ngày bị bắt khẩn cấp 13/6/2009)


MỘT THẾ HỆ DẤN THÂN
Luật sư Lê Công Định


Tặng các bạn thanh niên tham gia hai cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 tại Hà Nội và Sài Gòn

và Gửi ông Võ Văn Thưởng
(Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

Trong khi tin tức về hai cuộc biểu tình biểu dương lòng yêu nước ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 tại Hà Nội và Sài Gòn tràn ngập các blog cá nhân và trang web báo đài ngoại quốc, thì báo chí trong nước vẫn giữ thái độ im lặng lạ lùng. Thậm chí trong nội dung bài phỏng vấn ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm nay, 17/12/2007, tức là một ngày sau khi các cuộc biểu tình lần thứ hai diễn ra tại hai thành phố lớn nhất nước, ông Thưởng vẫn không một lời nhắc đến các thanh niên yêu nước 9/12/2007 và 16/12/2007. Tuy vậy, ông vẫn đủ tự tin, và cả … đức tin, để tuyên bố rằng: “Đoàn sẽ sát cánh cùng thanh niên (!)”

Hãy nhìn cách mà giới sinh viên học sinh xuống đường bày tỏ sự bất bình đối với chính sách xâm lấn lãnh thổ và gây hấn ngoại giao của nhà cầm quyền Bắc Kinh những ngày qua trong sự vô cảm của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản, thì có thể hiểu được sự mỉa mai đáng nể mà báo Tuổi Trẻ dành cho ông Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trước ngày khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, 18/12/2007.

Không biết báo Tuổi Trẻ có cố tình mỉa mai ông Thưởng hay không, nhưng tôi thì tự hỏi bằng cách nào Đoàn sẽ sát cánh cùng thanh niên? Xung quanh tôi, nhiều bạn trẻ thậm chí còn nói đùa với nhau rằng Đoàn không chỉ vô cảm mà còn … vô cản, bởi lẽ ai cũng biết chuyện nhiều quan chức lãnh đạo Đoàn đã đến nơi biểu tình ngày 9/12/2007 để ngăn thanh niên thể hiện lòng yêu nước thiêng liêng của mình và cản trở họ hành xử quyền bày tỏ ý nguyện cá nhân bất khả xâm phạm của công dân.

Những cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 quả thật là liều thuốc thử khắc nghiệt và cuối cùng đối với sự tín nhiệm vốn đã xói mòn từ lâu của thanh niên dành cho một tổ chức luôn vỗ ngực xưng là đại diện nguyện vọng của toàn thể thanh niên Việt Nam. Điều may mắn cho dân tộc là khi lòng tự trọng quốc gia bị xâm phạm chúng ta tìm thấy được một thế hệ biết dấn thân, không sợ hãi. Dấn thân để làm việc nghĩa, không sợ hãi vì biết đang làm việc nghĩa. Thế hệ dấn thân ấy cần chi đến sự sát cánh vướng víu của một tổ chức lỗi thời? Thế hệ đó cũng không quá ngây thơ để tin vào lời xúi giục như được cảnh báo, trái lại họ có đủ tri thức để nhận diện động cơ của những ai rêu rao sáo ngữ “vì dân vì nước”. Tôi tự hỏi không tin vào suy nghĩ và hành động độc lập của thanh niên, làm sao có thể sát cánh cùng họ? Không cần nói nhiều, ai cũng hiểu từ lâu Đoàn Thanh niên Cộng sản muốn sát cánh cùng ai.

Viết bao lời cũng không đủ, chỉ xin ngả mũ chào một THẾ HỆ DẤN THÂN mới và muốn dành tất cả sự ngưỡng mộ và kỳ vọng nơi các bạn.

----------------------------

Nhân 30-4, lật hồ sơ cũ: 16 tấn vàng VNCH đi đâu? Ai là gian phi đạo tặc?
Lê Thiên

Diễn Đàn Giáo Dân số 89, tháng 4-2009

Tháng Tư Đen có nhiều kỷ niệm đau thương uất hận để nhớ đời và để nhắc nhở đám hậu sinh. Riêng chúng tôi không có cao vọng ấy, chỉ xin cống hiến bạn đọc một hồ sơ cũ: Vụ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa mà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị cáo buộc là đã cuỗm ra ngoại quốc khi trốn chạy hồi Tháng Tư 1975.

Tối 21 Tháng Tư 1975, chiến trường Miền Nam Việt Nam sôi động. Do áp lực nặng nề cả về mặt quân sự lẫn chính trị, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn tố cáo Hoa Kỳ phản bội đồng minh, sau đó tuyên bố từ chức.

Ngày 26/4/1975, ông Thiệu bỏ nước, di tản sang Đài Loan trong một động thái trốn chạy vội vã hấp tấp có vẻ như không toan tính chuẩn bị trước. Ông Thiệu vừa rời khỏi nước, trong nước rộn lên “những lời đồn đại từ ‘đài phát thanh Catinat’ quả quyết là ông ‘đã mang theo 16 tấn hàng gồm cả một bộ sưu tập đá quý và đồ cổ đánh cắp ở Viện Bảo Tàng Quốc Gia và 4 tỉ vàng nén.” như ký giả người Pháp Pierre Darcourt ghi nhận.

Báo chí thiên tả ở Sài Gòn lúc bấy giờ do bọn Cộng sản nằm vùng chiếm lĩnh đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác làm nhục chí chiến đấu các chiến sĩ quốc gia và gây hoang mang trong quần chúng Miền Nam Việt Nam như lời tường thuật của ký giả Pierre Darcourt, một đại úy Dù đã giận dữ nói: “Chỉ có một cách để chào đón ông ấy [ông Thiệu] là để vào đầu ông ấy một viên đạn.”

Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, CSVN tiếp tục kích động báo chí thổi phồng “huyền thoại” cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ăn cướp 16 tấn vàng chẳng những gây thêm công phẫn lâu dài trong lòng người dân đối với cá nhân ông Thiệu, mà còn nhân rộng lòng oán thù đối với chính thể VNCH.
Mải 31 năm sau, năm 2006, bức màn bí mật về 16 tấn vàng mới hé mở.

Kẻ gian hùng giấu mặt và 16 tấn vàng

Báo Tuổi Trẻ ngày ngày 26/4/2006 bắt đầu đăng một loạt phóng sự về vụ 16 tấn vàng mà người ta rêu rao là đã bị ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cướp đoạt, mang ra nước ngoài.

Loạt bài này làm sáng tỏ một vấn đề: Không hề có chuyện ông Nguyễn Văn Thiệu hay bất cứ viên chức nào của chính quyền VNCH chuyển 16 tấn vàng ra ngoại quốc!

Tờ báo ghi nhận: “16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4/1975, trị giá khoảng 120 triệu đô-la Mỹ vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu đô-la Mỹ thời điểm hiện nay”.

Tờ Tuổi Trẻ khẳng định: “Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng [Văn Tiến Dũng] tràn vào Tân Sơn Nhất”. 16 tấn vàng vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm [kho dự trữ vàng quốc gia] ở số 17 Bến Chương Dương, Sài Gòn”..

Chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia VNCH vẫn còn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ cố thủ trụ sở Ngân hàng cho đến khi bộ đội CS xuất hiện.



* Chứng thứ nhất: người tiếp nhận (Hoàng Minh Duyệt)

Người tường thuật chi tiết về vụ 16 tấn vàng là Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị Cộng sản tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Ông Duyệt nói: “Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm”.

Ông Duyệt mô tả: “Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo”.

Ông Duyệt tâm sự: “Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn”.

Báo Tuổi Trẻ cho biết người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - lúc bấy giờ làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát Hành Ngân Hàng Quốc Gia. (Vào năm 2006 khi Tuổi Trẻ đưa lên loạt bài phóng sự này thì Huỳnh Bửu Sơn đang là giám đốc đối ngoại Pepsi Co. tại Việt Nam).

* Chứng thứ hai: người bàn giao (Huỳnh Bửu Sơn)

Huỳnh Bửu Sơn kể: “Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân Hàng Quốc Gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân Hàng Quốc Gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

“Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia”.

Bài báo ghi tiếp: “Theo ông Sơn, số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất.

“Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép.

Ông Huỳnh Bửu Sơn còn xác nhận: “Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó.

“Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ”.

* Nhân chứng quan trọng thứ ba: Lữ Minh Châu

Trên đây chỉ mới là chứng từ của hai viên chức cấp nhỏ và lời nhận định của một luật sư. Báo Thanh Niên phát hành ngày 03/10/2006 trong bài “Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975”, có nêu ra nhân chứng thứ ba là Lữ Minh Châu, bí danh Ba Châu. Ông Châu là người, “ngày 30/4/1975, với tư cách Trưởng ban Quân quản các Ngân hàng Sài Gòn - Gia Định, đã tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ Sài Gòn cũ”. Năm 1986, ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc), chức vụ tương đương với chức Bộ trưởng.

Hoàng Hải Vân, phóng viên báo Thanh Niên, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Lữ Minh Châu.

Trước khi nêu câu hỏi, nhà báo đặt vấn đề: “Chuyện Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.

Anh Phóng viên hỏi ông Châu có chuyện đó không. Ông Châu đáp: “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng.”

PV lại hỏi: “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”

Ông Châu đáp: “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”.

Rõ ràng là ngụy biện! Đâu phải đợi có người “đặt câu hỏi chính thức” mới đính chính! 16 tấn vàng! Một khối tài sản khổng lồ của đất nước, một chiến lợi phẩm cực kỳ to lớn! Im lặng để mặc “tin đồn đăng trên báo chí” hẳn phải có hậu ý! Hậu ý gì thì không rõ, nhưng khi thiên hạ đinh ninh rằng thằng chạy là thằng ăn cắp, thì cái thằng nắm quyền chủ kho kế tiếp tất tự tung tự tác, ngốn hết miếng ngon, món bở… Có ai bắt tội thì cứ thằng ăn cắp trốn chạy kia mà truy, nào liên can gì tới cái thằng mới tiếp nhận chìa khóa kho này!!!



* Một luật sư ở Việt Nam nhận định

Phản hồi loạt bài phóng sự của Tuổi Trẻ, Luật sư Lê Công Định (hiện sống tại Sài Gòn) trình bày nhận định của ông qua bài viết “Liệu có vụ tham nhũng kinh khủng nào theo kiểu PMU 18 đối với 16 tấn vàng hay không?”

Ông luật sư đặt vấn đề:

“Câu chuyện thêu dệt, bất kể vì dụng ý gì, về việc cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng, đã kết thúc. Người trong cuộc đã được giải oan, ít nhất ở khía cạnh tham nhũng và ăn cắp của công.”

Vâng! Người trong cuộc, cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, kẻ bị gán tội cướp đoạt tài sản quốc gia, nay được giải oan. Cũng giống như luật sư Lê Công Định, người dân không còn thắc mắc về ông Thiệu, nhưng vẫn phân vân về số phận của 16 tấn vàng: “Sau 1975 toàn bộ 16 tấn vàng đó đã được sử dụng như thế nào? Lẽ nào số trữ kim to lớn ấy không giúp ích gì cho quốc gia để đến nỗi 10 năm sau 1975 nền kinh tế đất nước phải rơi vào khủng hoảng liên tục và đồng tiền mất giá không kìm hãm được?”



Từ đó, chắc chắn nhiều người dân đồng ý với nhận định của Luật sư Định rằng 16 tấn vàng ấy đã rơi vào túi kẻ tham nhũng sau 30/4/1975. Người ta cũng tán thành lời Ls Định cảnh báo: “Kẻ tham nhũng tất nhiên có thể đã xa chạy cao bay để tránh né sự trừng phạt của luật pháp, song như một định mệnh ở khắp nơi, nhân dân và lịch sử rồi cũng sẽ lôi tuột họ trở lại để đòi hỏi công lý dù sau 10, 20 hay 30 năm chăng nữa! Đời cha không trả thì đời con phải trả. Lưới trời lồng lộng”.

Trở lại cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên với ông Lữ Minh Châu. Phóng viên hỏi ông Châu:

- Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?

Ông Châu trả lời:

- Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.

Hỏi:

- Số vàng đó sau này đi về đâu?



Đáp:

- Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất.

Quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng ư? Chính quyền cách mạng sau 30/4/1975 tại Miền Nam Việt Nam làm gì có luật pháp! Mặt khác, cái chính quyền ấy không những chỉ lấy được vàng và tiền trong Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, mà còn thu hồi “hơn 100 triệu USD, tiền gửi của ngân hàng cũ ở nước ngoài” như ông Lữ Minh Châu tiết lộ. Số tiền này, dân cả nước sau 30/4/1975 chẳng hề nghe biết, mải sau hơn 3 thập niên mới nghe ông Lữ Minh Châu đề cập đến, nghĩa là làm sao?

Vả lại, khi bảo rằng “chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt,” phải chăng ông Lữ Minh Châu muốn chơi chữ?

Chúng ta thử đọc kỹ lại câu: “Chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.”

Thâm thúy lắm! Ông Lữ Minh Châu đâu dám nói “ta cũng QUẢN LÝ RẤT chặt, chặt như chính quyền cũ.” Phải chăng ông Châu biết rõ chuyện “hậu trường” nhưng không dám bộc bạch? Để mặc ai muốn hiểu sao hiểu! Hay là ông có ngụ ý nói: Vàng và tiền ấy là chiến lợi phẩm! Phe TA CHẶT rồi! Chôm rồi! Chỉa hết rồi! Chia chác cả rồi! Đừng ai thắc mắc về cái chuyện 16 tấn vàng và hơn 100 triệu đô-la của thời 30/4/1975 nữa! Lịch sử đã sang trang!!!?

---------------
1. Nhà báo Pierre Darcourt có nhiều kinh nghiệm về những tin tức thất thiệt từ các quán cà-phê sang trọng ở đường Catinat (tức đường Tự Do thời VNCH, nay là đường Đồng Khởi) tung ra và lan truyền mau lẹ. Nhiều tờ báo nhanh nhẹn chụp lấy những tin vịt ở đó để đăng lên tạo thành “tin giật gân” kiếm bạc.

2. Pierre Darcourt: Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils? Bản dịch của Dương Hiếu Nghĩa: Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên, do Tiếng Quê Hương xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007, trang 250.



3. Như trên.

 
Каталог: groups
groups -> Báo cáo tài chính, luồng tiền và các khoản thuế (Mức độ: Dễ, Dễ/Trung bình, Trung bình/Khó, và Khó) Phần I
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 174.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương