Loạt bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ những ngày gần kỳ nghỉ lễ cuối tháng Tư năm nay về câu chuyện xung quanh 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa (vnch) trước ngày Sài Gòn thất thủ đã giải đáp nhiều nghi vấn về vấn đề này suốt 31 năm qua



tải về 174.19 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích174.19 Kb.
#10496
  1   2   3
Một trong những lý do nghiêm trọng mà Luật sư Lê Công Định bị bắt bớ vì đã tham gia với báo Tuổi Trẻ online trong những loạt bài kêu gọi đa nguyên, pháp trị, chống tham nhũng, điển hình là đặt câu hỏi: 16 tấn vàng đi đâu sau khi miền Nam bị Việt Cộng cưỡng chiếm? Đính kèm các bình luận của Ls Lê Công Định về tham nhũng, dân chủ, đa nguyên, luật pháp, Cambốt, Miến Điện, trách nhiệm, nhà nước ....

http://pvhai.blogspot.com/2009/06/about-le-cong-dinh.html

-----------------------------

Trách nhiệm đối với Quốc gia
(Lê Công Định - BBC ngày 30/5/2006)

Loạt bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ những ngày gần kỳ nghỉ lễ cuối tháng Tư năm nay về câu chuyện xung quanh 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước ngày Sài Gòn thất thủ đã giải đáp nhiều nghi vấn về vấn đề này suốt 31 năm qua.



(Ảnhminh họa)
16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa nay được kết luận vẫn còn ở trong nước


Sự thật câu chuyện đã đặt dấu chấm hết cho những tranh luận về số phận khối tài sản khổng lồ vẫn còn nguyên vẹn sau cuộc chiến tranh, nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần được làm sáng tỏ khác.

1. Công lao to lớn trong việc bảo toàn nguyên vẹn 16 tấn vàng có thể nói thuộc về Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo (cựu Phó Thủ tướng VNCH).

Nếu không có lòng yêu nước thương nòi và tinh thần trách nhiệm cao đối với quốc gia, ông đã không hành động như vậy. Trong khi sự lựa chọn đương nhiên và hợp lý của nhiều người vào thời điểm ngặt nghèo đó là rời bỏ đất nước để lánh nạn, ông đã ở lại tìm cách đóng góp cho quốc gia một cách có ý nghĩa nhất.

Trong tầm nhìn của ông, khác với những quân nhân ôm súng lao mình vào cổng Dinh Độc Lập lúc đó, nhu cầu khôi phục nền kinh tế quốc gia thời hậu chiến là điều cần phải thực hiện ngay và 16 tấn vàng rõ ràng là khối tài sản đắc dụng cho mục đích này.

2. Câu chuyện thêu dệt, bất kể vì dụng ý gì, về việc cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng đã kết thúc. Người trong cuộc đã được giải oan, ít nhất ở khía cạnh tham nhũng và ăn cắp của công.

Nếu biết được từ sau 1975 đến nay rất nhiều ấn phẩm trong nước đã thay nhau đổ tội và kết án ông Thiệu trong “vụ án” bịa đặt này với những “bằng chứng” chắc chắn như thể chính các tác giả đều tận mắt trông thấy, thì mới hiểu báo Tuổi Trẻ đã làm được một việc thiện như thế nào, xét từ góc độ lương tri.

Người ta cũng dễ dàng tự hỏi rằng: Sau 1975 toàn bộ 16 tấn vàng đó đã được sử dụng như thế nào?

Tôi đã từng đặt nhiều nghi vấn mà không biết làm sao giải đáp cho chính mình về câu chuyện 16 tấn vàng này, chẳng hạn làm sao người ta có thể mang 16 tấn kim loại ra khỏi Việt Nam một cách dễ dàng vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến như thể chỉ mang trong vali cầm tay 16 gram … giấy (?). Hoặc chẳng lẽ cả bộ máy chính quyền Sài Gòn, vẫn còn đó nhiều trí thức một lòng một dạ với non sông này, không còn một ai đủ lương tri đến nỗi sẵn sàng thỏa hiệp hoặc làm ngơ cho một ông tổng thống không còn quyền chức tha hồ vơ vét tiền quốc gia một cách công khai hơn cả các quan chức đương quyền trong vụ PMU 18 hay sao (?). Những câu hỏi đó giờ đây đã được báo Tuổi Trẻ giải đáp thỏa đáng.

3. Đương nhiên sau khi biết rằng khối tài sản quốc gia khổng lồ ấy đã được bảo toàn và chuyển giao nguyên vẹn từ chính quyền cũ sang chính quyền mới, người ta cũng dễ dàng tự hỏi rằng: Sau 1975 toàn bộ 16 tấn vàng đó đã được sử dụng như thế nào?

Lẽ nào số trữ kim to lớn ấy không giúp ích gì cho quốc gia để đến nỗi 10 năm sau 1975 nền kinh tế đất nước phải rơi vào khủng hoảng liên tục và đồng tiền mất giá không kìm hãm được? Liệu có vụ tham nhũng kinh khủng nào theo kiểu PMU 18 đối với 16 tấn vàng hay không?

Rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Kẻ tham nhũng tất nhiên có thể đã xa chạy cao bay để tránh né sự trừng phạt của luật pháp, song như một định mệnh ở khắp nơi, nhân dân và lịch sử rồi cũng sẽ lôi tuột họ trở lại để đòi hỏi công lý dù sau 10, 20 hay 30 năm chăng nữa! Đời cha không trả thì đời con phải trả. Lưới trời lồng lộng.
------------------------

Trả lại hào khí Diên Hồng
(Lê Công Định - Pháp Luật TPHCM ngày 5/3/2006)

Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.

Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.

Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại.

Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở.


Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị.

Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa.

Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa.

Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách.

Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa?

Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc.

-------------------------------

Diễn đàn "Vươn ra biển lớn":

Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc
(Lê Công Định - Tuổi Trẻ Online ngày 15/12/2006)

TT - Nước Việt có một bờ biển dài nhìn ra Thái Bình Dương trải từ Bắc chí Nam. Trong lịch sử đầy sóng gió của mình, người dân Việt hẳn nhiên nhiều lần vượt đại dương. Nhiều người thành đạt nơi xứ người, trong số đó có thể kể đến dòng họ Lý ở Hàn Quốc và cộng đồng người Việt tại Âu - Mỹ hiện nay.

Họ ra đi trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động khác nhau. Hiện tất cả đang trở về để cùng cả dân tộc vươn mình ra một đại dương khác rộng lớn hơn, đó là thị trường thương mại-tài chính-chính trị toàn cầu trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với những nền văn hóa và tập quán khác biệt song được vận hành bởi một hệ thống qui tắc ứng xử thuần nhất.

Chúng ta chưa bao giờ có những đội thương thuyền hoặc lực lượng hải quân hùng mạnh đủ khả năng tiến xa hơn ra biển Đông. Thêm vào đó, do chính sách “bế quan tỏa cảng” của một số triều đại trong quá khứ, người dân Việt vẫn chưa có nhiều dịp sống trong sự giao thoa giữa những nền văn hóa và suy nghĩ dị biệt mặc dù khả năng thích ứng với môi trường mới của họ rất cao. Thời-đại-WTO sẽ là một cơ hội lớn để biến những tiềm năng đó thành hiện thực.

Tâm trạng hiện thời của hầu hết mọi người là háo hức, muốn hành động ngay để tranh thủ cơ hội ngàn năm có một này hầu phát triển đất nước và tạo dựng đời sống tốt đẹp hơn cho cá nhân và cộng đồng. Quả thật, kể từ năm 1945, thời điểm VN chính thức ghi tên trên bản đồ địa - chính trị thế giới hiện đại, chưa bao giờ chúng ta đứng trước một vận hội lớn lao như vậy. Nếu lớp trẻ ngày nay không có dịp chứng kiến ngày độc lập của đất nước hơn 60 năm về trước, thì giây phút VN trở thành thành viên toàn diện của cộng đồng thế giới rõ ràng là thời khắc lịch sử mà họ có quyền tự hào đã trải qua.

Trong chờ đợi và hi vọng, tôi bỗng nghĩ đến hình ảnh WTO như một anh chàng khổng lồ hùng dũng và nhanh nhẹn bước vào ngôi nhà nhỏ bé của chúng ta, vươn hai cánh tay to lớn chộp lấy rồi lôi xệch mọi người theo. Va vấp và bị kéo tuột đi là điều không tránh khỏi. Chắc chắn nhiều người sẽ bị rơi lại và buộc phải rời khỏi cuộc đua tốc độ này. Song nếu được chuẩn bị tốt và thích ứng nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh mới mẻ, chúng ta có thể bớt va vấp, thậm chí hòa nhập dễ dàng vào cuộc tranh đua, từ đó vững vàng lao tới phía trước.

Người ta nói nhiều đến những giải pháp đối phó và kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Song dường như chỉ tập trung vào phía người dân hoặc doanh nghiệp, tức khu vực tư của nền kinh tế mà thôi. Khu vực công, tức nhà nước, ít được quan tâm đúng mức. Thật ra, vấn đề quan trọng nhất suy cho cùng là làm sao có được vị thuyền trưởng và đội ngũ chuyên viên đủ đẳng cấp để lèo lái con tàu trong chuyến hải hành xuyên đại dương này. Nói cách khác, cần phải có một thuyền trưởng, tức Chính phủ, đủ tầm vóc để lãnh đạo con tàu đất nước. Cách thức điều hành của không ít quan chức hiện nay, từ trung ương đến địa phương, chưa đủ để làm người dân yên tâm.

Thách thức lớn nhất của thời-đại-WTO là Chính phủ có đủ dũng khí thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm tự nâng mình và nâng cả dân tộc lên một tầm cao mới hay không. Hơn bao giờ hết, chúng ta thật sự cần những nhà kỹ trị trong bộ máy lãnh đạo quốc gia. Không có họ, khó có thể có được một chính quyền chuyên nghiệp, quản trị quốc gia một cách khoa học. Trở ngại ở đây là lề lối lựa chọn nhân sự cho vị trí lãnh đạo các cơ quan công quyền.

Nếu hiền tài được lựa chọn trên cơ sở cạnh tranh công bằng và dân chủ trong phạm vi cộng đồng dân tộc, thì khi ấy chúng ta không sợ rằng Chính phủ không đủ bản lĩnh để lèo lái con tàu quốc gia vì hiền tài chắc chắn sẽ được đề bạt vào những vị trí then chốt có thể giúp đất nước đương đầu mọi thử thách, ít va vấp. Tuy nhiên, có được bản lĩnh như vậy thật sự không dễ dàng vì điều này đòi hỏi tầm vóc của thuyền trưởng.

Các thuyền trưởng lưu danh trong lịch sử hàng hải luôn là những người, ngoài trí tuệ vượt trội của mình, biết đặt sinh mạng của cả con tàu lên trên quyền lợi cá nhân của họ và của những người thân cận. Chỉ khi ấy tiếng nói của vị thuyền trưởng mới đủ trọng lượng điều hành từng người trên tàu làm việc một cách tự nguyện, bất vụ lợi.

Dù vậy, thiếu những nhà lãnh đạo lớn cũng không phải là điều đáng lo ngại. Bởi lẽ trong mọi trường hợp, tầm vóc của nhà lãnh đạo cũng không thể thay thế được tầm vóc của một dân tộc. VN là dân tộc có tầm vóc, điều này hiển nhiên đã được minh chứng bởi lịch sử. Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.

Vì vậy, nên chăng tổ chức một hội nghị Diên Hồng hiện đại để bàn về những vấn đề có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến vận mệnh đất nước trong thế kỷ này? Năm 2007 sẽ là thời điểm thích hợp để triệu tập một hội nghị Diên Hồng với ý nghĩa đó. Trở thành thành viên chính thức của WTO thật ra chỉ mới mở được cánh cửa cơ hội, mọi việc tốt hoặc xấu hãy còn ở phía trước. Đừng để đất nước trễ thêm bất kỳ chuyến tàu lịch sử nào nữa!

-------------------------------



Tại sao không nên sợ 'đa nguyên'
(Lê Công Định - BBC ngày 13/4/2006)

Hai chữ “đa nguyên” từ lâu là điều húy kỵ đối với xã hội và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liệu đa nguyên thực sự ghê gớm đến nỗi mỗi khi nói đến ai cũng phải e dè?

Đã khi nào chúng ta nghiêm túc phân tích thế nào là đa nguyên và ảnh hưởng của một hệ thống đa nguyên chưa?



Hãy bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế

Trước thời kỳ đổi mới và mở cửa năm 1986, xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã là hai chủ thể duy nhất của nền kinh tế Việt Nam.



Nay chúng ta, hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài nước, đang đứng trước một vận hội mới - một thời cơ vàng - ngàn năm có một để chấn hưng đất nước.

Thời ấy, hai chữ “tư doanh” được đồng nghĩa với điều xấu xa tồi tệ, bởi lẽ người ta luôn tin tưởng, một cách thiếu cơ sở, rằng khu vực tư doanh chỉ toàn bọn gian thương, bóc lột, và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ bị “lật đổ” nếu tư nhân được phép sở hữu tư liệu sản xuất và hưởng giá trị thặng dư.

Nhắc đến kinh tế tư nhân chẳng khác gì âm mưu “đảo chính” và “lật đổ” nền kinh tế quốc dân!

Sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua cái bóng của chính mình khi chấp nhận cho tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế. Công nhận nền kinh tế nhiều thành phần thực chất là thừa nhận đa nguyên kinh tế.

Sự đa nguyên này không những không làm mất đi “độc lập chủ quyền” về kinh tế của đất nước, mà còn làm Việt Nam ngày càng ít lệ thuộc hơn vào viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa.

Kết quả hẳn nhiên ai cũng thấy: chế độ chính trị của Việt Nam vẫn đứng vững trong khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.

Trong khuôn khổ luật pháp, các công ty nhà nước cạnh tranh lành mạnh và luôn ở thế thượng phong so với các doanh nghiệp thuộc khu vực tư trong nước.

Sự đa nguyên kinh tế tiến thêm một bước khi các công ty nước ngoài “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh mới này, thế chủ động ở những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia vẫn do chính các công ty nhà nước nắm giữ, tất nhiên cũng trong khuôn khổ do luật pháp ấn định.

Kết quả sau hai mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách cải tổ nền kinh tế, mà thực chất là đa nguyên kinh tế, là chúng ta có được một nền kinh tế đang chuyển mình vươn ra thị trường quốc tế với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu mà sản phẩm chất lượng cao “made in Vietnam” đã làm không ít đối thủ nước ngoài phải e ngại ngay chính sân nhà của họ.

Gạo, cà phê, cá basa, tôm, giày da … là những minh chứng hùng hồn. Như vậy, đa nguyên không đáng ngại, mà trái lại rất cần thiết nếu biết điều tiết thích hợp.



Đa nguyên chính trị đã và đang hiện hữu

Nói đến đa nguyên trong lĩnh vực chính trị ai cũng giật mình lo ngại, bởi lẽ từ lâu người ta vẫn luôn tin tưởng, một cách thiếu cơ sở, rằng nền chính trị nhiều đảng phái tất yếu dẫn đến sự tranh giành quyền lực và làm suy yếu chủ quyền của đất nước.

Đa nguyên, một lần nữa, là điều húy kỵ, là “diễn biến hòa bình” đe dọa độc lập chủ quyền dân tộc. Vậy phải chăng ở Việt Nam chưa từng có đa nguyên chính trị?

Hãy bình tâm nhìn lại lịch sử. Mặt trận Việt Minh là một tập hợp thành công các đảng phái chính trị cho mục tiêu giành độc lập dân tộc từ 1941 đến 1945.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một tập hợp thống nhất các chính khách và trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong cuộc chiến chống lại chính quyền Sài Gòn từ 1960 đến 1975.

Cho đến giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, hai đảng Dân chủ và Xã hội vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Hai đảng này chỉ chấm dứt hoạt động vào năm 1987.

Hiện nay Mặt trận tổ quốc vẫn là diễn đàn hiến định dành cho người ngoài Đảng Cộng sản phát biểu chính kiến của mình trong việc xây dựng đất nước. Như vậy, đa nguyên chính trị đã và đang vẫn hiện hữu ở đất nước chúng ta và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập và điều tiết thành công nền chính trị đa nguyên đó.

Nay chúng ta, hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài nước, đang đứng trước một vận hội mới - một thời cơ vàng - ngàn năm có một để chấn hưng đất nước.

Sự thành công của đa nguyên kinh tế đang đòi hỏi một mô hình khác của đa nguyên chính trị. Liệu Đảng Cộng sản dám chấp nhận thách thức của thời đại, vì quyền lợi chung của dân tộc, đưa nền chính trị đa nguyên hiện tại dấn thêm một bước?

Làm được điều đó là vượt qua cái bóng của chính mình và sẽ để lại tiếng thơm muôn đời. Bản lĩnh và trí tuệ của một đảng cầm quyền là nhận thức được bước ngoặc lịch sử này để quyết đoán đề ra và thực thi một sách lược thích hợp.

Ngược lại, nếu cứ cố thủ trong những thành trì lý luận lung lay sẽ càng chuốc thêm thất bại tất yếu của lịch sử, mà có khi phải trả giá bằng máu của biết bao nhiêu người.

Mô hình nào cho đa nguyên chính trị?

Đa nguyên là động lực của sự phát triển, điều đó miễn bàn cãi. Vậy mô hình nào sẽ phù hợp? Nên nhớ rằng khi tiến hành đa nguyên về kinh tế, một bài toán hóc búa đã được đặt ra là liệu các thành phần kinh tế tư nhân, nhất là giới đầu tư nước ngoài, có thể câu kết nhau lũng đoạn nền kinh tế quốc gia hay không?

Bài toán này sau đó đã có lời giải đáp hữu hiệu: dù thuộc thành phần kinh tế nào các doanh nghiệp cũng đều mang tư cách pháp nhân Việt Nam, và được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam.

Các điều kiện để được cấp phép và nghĩa vụ nộp thuế là hai trụ cột điều tiết sự tham gia của giới đầu tư tư nhân vào những thành phần khác nhau của nền kinh tế. Điều này hoàn toàn có thể ứng dụng vào lĩnh vực chính trị.

Có thể nói mẫu số chung của hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài Đảng Cộng sản là: thứ nhất, mọi người Việt Nam đều có cùng nguyện vọng chấn hưng Tổ quốc chung của tất cả, không phân biệt đảng phái, tín ngưỡng, thành phần và giới tính; thứ hai, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là mục tiêu tối hậu của mọi chính sách kinh tế, chính trị và xã hội trong tương lai.

Từ mẫu số chung đó, vấn đề còn lại sẽ là đảng nào có thể giới thiệu được người tài để lèo lái con thuyền đất nước. Sự cạnh tranh giữa các đảng phái đương nhiên phải công bằng và trong khuôn khổ luật pháp.

Tất nhiên, lịch sử sẽ sòng phẳng với công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Mô hình chính trị đa nguyên tương lai nên bảo đảm rằng người do Đảng Cộng sản giới thiệu sẽ chiếm một tỷ lệ chi phối nhất định tại quốc hội và các cơ quan công quyền.

Điều này cũng giống như khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ cổ phần chi phối dành cho cổ đông là nhà nước luôn được duy trì. Ngoài ra, việc điều tiết nền chính trị đa nguyên phải bảo đảm rằng các “bộ sức mạnh” như bộ quốc phòng, bộ công an, bộ tư pháp, các lực lượng vũ trang … vẫn thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản do công lao bất hủ của Đảng này trong công cuộc tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc và do sứ mệnh của Đảng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Những bộ ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính, giao thông … nên mở rộng cửa để các nhà kỹ trị có tài kinh bang tế thế giúp dân giúp nước.

Mô hình mới của nền chính trị đa nguyên như vậy chắc chắn sẽ tạo sức bật mạnh mẽ đưa đất nước vào cuộc tranh đua thành cường quốc kinh tế trong khu vực, chữa được quốc nạn tham nhũng và rửa được quốc nhục nghèo hèn.

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục vai trò lịch sử của mình một cách tâm phục khẩu phục từ phía nhân dân và bạn bè quốc tế. Kẻ đối nghịch sẽ mất đi lý do để chỉ trích.

Kết luận: chuyện xứ Campuchia

Thay cho lời kết luận, tôi xin kể một mẩu đối thoại giữa tôi và anh bạn đồng nghiệp người Campuchia khi tôi có dịp sang Phnom Penh làm việc năm ngoái.

Trong lúc chuyện trò, được biết anh bạn này và một người bạn của anh ta đều là thành viên Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia của Thủ tướng Hun Sen - cả hai là luật sư gốc Campuchia, cùng tốt nghiệp luật khoa tại Mỹ và đang giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ Hoàng gia Cambodge, một người hiện là Thứ trưởng Bộ thương mại - tôi tỏ vẻ ngạc nhiên vì hai người “Campuchia kiều” tại Mỹ này lẽ ra phải là đảng viên Funcipech của Hoàng thái tử Ranaridth.

Người đồng nghiệp của tôi giải thích rằng Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia là một đảng được tổ chức tốt và tập hợp nhiều nhân tài nên phần lớn trí thức Campuchia đều lựa chọn đảng này để tham gia xây dựng đất nước. Lời giải thích này khiến tôi cứ suy nghĩ mãi về một lẽ đời đơn giản như vậy …

-------------------------------

Bài học Miến Điện
(Lê Công Định - BBC ngày 1/10/2007)

Sự kiện quân đội Miến Điện sử dụng vũ lực đàn áp những cuộc tuần hành hòa bình dẫn đầu bởi các vị sư dũng cảm một lần nữa minh chứng hùng hồn tính xác thực của lý thuyết bạo lực cách mạng của Lenin, người thầy vĩ đại của Cách mạng Nga 1917.

Lenin nhận định rằng giai cấp thống trị ở mọi thời đại không dễ dàng chấp nhận từ bỏ quyền lực, dù họ đang ở thế yếu chăng nữa, trừ phi quần chúng dùng bạo lực cách mạng thách thức và lật đổ địa vị thống trị ấy.

Lenin cũng xác định rằng chính quyền là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng và chỉ bằng cách giành chính quyền, thành quả cách mạng mới được bảo đảm. Gần 100 năm trôi qua, lý thuyết đó vẫn là bài học lớn về cách mạng và vận động quần chúng làm cách mạng.

Quyền lực chính trị thường gắn liền với lợi ích kinh tế. Chỉ nhờ vào quyền lực, giai cấp thống trị mới có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia theo ý riêng của mình. Dù đóng vai trò chính trong quy trình tạo lập của cải xã hội, đại đa số quần chúng bị trị vẫn không thể can dự vào công việc hoạch định chuyện quốc kế dân sinh và phân chia lợi tức thu được từ hoạt động sản xuất chung của toàn bộ nền kinh tế.

Số đông người làm công nghèo khổ vẫn vật vã với đời sống khó khăn chồng chất trong khi giới cầm quyền và đám con ông cháu cha thì sống xa hoa và hưởng thụ. Từ phân tích thực trạng xã hội như vậy của nước Nga và tranh thủ sự bất mãn tột cùng của người dân Nga nghèo khổ, Lenin đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng cách mạng và tiến hành thành công cuộc Cách mạng 1917 lừng danh.

Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ ở Bắc Âu vào thời ấy. Giới vua chúa của những nước này đã chấp nhận chia sẻ quyền lực và tạo điều kiện cho các tầng lớp xã hội khác nhau cùng tham chính thông qua hiến pháp dân chủ và quốc hội đa thành phần. Mọi giới, không phân biệt quý tộc, địa chủ, tư sản hay thợ thuyền, thông qua các đảng phái khác nhau, đều có cơ hội đóng góp ngang bằng cho quốc gia, mà không cần dùng đến bạo lực cách mạng, vì chính quyền là của chung.

Dẫu người dân Miến Điện vừa vuột mất thêm một cơ hội lịch sử để tạo lập nền dân chủ vĩnh cửu cho mình, song ngày chiến thắng cuối cùng của họ tất phải đến.

Tất nhiên, chia sẻ quyền lực luôn là quyết định đau đớn của giai cấp thống trị, vì ở Bắc Âu vương quyền đã tồn tại hàng trăm năm, không thể chuyển giao trong phút chốc dù họ là những bậc minh quân cấp tiến chăng nữa. Đã có những cuộc tranh luận nảy lửa và thương lượng sóng gió, nhưng cuối cùng tư tuởng dân chủ của thời đại vẫn chiến thắng. Các chế độ quân chủ độc đoán nhờ vậy đã chuyển mình nhẹ nhàng sang thể chế dân chủ pháp trị, ít khốc liệt và ít trả giá hơn nếu so với nước Nga và thậm chí một số nước Tây Âu đương thời.

Bài học về chia sẻ quyền lực ấy đã được nhiều nước học hỏi, đặc biệt sau Đệ nhị thế chiến.

Nhật Bản là một ví dụ về sự thành công của việc chuyển đổi từ thể chế chính trị chuyên chế sang dân chủ. Tầm vóc và tầm nhìn của giới lãnh đạo Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn được lưu truyền và ca tụng đến tận ngày nay vì chính họ đã anh minh quyết định chia sẻ quyền lực kịp thời, giúp tạo mọi nguồn lực đưa nước Nhật đến địa vị siêu cường kinh tế từ hơn 5 thập kỷ qua.

Tiếc thay chính quyền độc đoán ở Miến Điện đã không còn đủ sáng suốt để nhận biết và học hỏi kinh nghiệm chuyển giao quyền lực trong hòa bình đáng quý nói trên ở Bắc Âu và Nhật Bản mà lại chọn giải pháp đàn áp bằng bạo lực thường thấy ở những thể chế độc đoán. Tất nhiên người dân Miến Điện rồi đây cũng sẽ được sống trong tự do dân chủ, song cái giá mà dân tộc Miến Điện phải trả sẽ khó lường và e rằng không nhỏ.

Bạo lực chỉ chuốc lấy oán hận. Oán hận chồng chất sẽ tạo nên những cơn địa chấn cách mạng không lường truớc, có thể làm sụp đổ bất kỳ vương triều nào, dù thoạt trông có vẻ vững chắc nhất. Dẫu người dân Miến Điện vừa vuột mất thêm một cơ hội lịch sử để tạo lập nền dân chủ vĩnh cửu cho mình, song ngày chiến thắng cuối cùng của họ và những người yêu chuộng tự do dân chủ trên toàn thế giới tất phải đến vì dân chủ là nhịp thở của thời đại, là mạch đập của hàng triệu trái tim nhân loại và, quan trọng hơn, đó là lòng dân. Vấn đề chỉ còn là thời gian …

-------------------------------



Каталог: groups
groups -> Báo cáo tài chính, luồng tiền và các khoản thuế (Mức độ: Dễ, Dễ/Trung bình, Trung bình/Khó, và Khó) Phần I
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 174.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương