Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012



tải về 498 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích498 Kb.
#35351
1   2   3

10.1 Phát hiện mảnh cuối tử thư Amenhotep : Huyền thoại liên quan đến thế giới tâm linh của người Ai Cập cổ đại một lần nữa trỗi dậy với sự phát hiện những mảnh cuối cùng của tử thư Amenhotep.

Theo báo Daily Mail, hiện những mẩu cuối cùng thuộc về quyển sách phép thuật của một thầy tư tế tên Amenhotep đã được tìm thấy sau hơn 100 năm tìm kiếm. Ra đời năm 1420 trước CN, những phần còn lại của tử thư Amenhotep cuối cùng đã được phát hiện tại một viện bảo tàng ở Queensland (Úc). Theo tờ Courier Mail, bản thân các chuyên gia xứ sở kangaroo cũng không biết họ đang giữ đầu mối về một trong những bí ẩn của đời sống tâm linh Ai Cập khi nhận những mẩu giấy này từ năm 1913. Chuyên gia về Ai Cập của Viện Bảo tàng Anh - tiến sĩ John Taylor chia sẻ c
Tiến sĩ John Taylor hy vọng sẽ sớm phục hồi được tử thư Amenhotep
ảm giác không thể nào diễn tả nổi khi biết được tông tích của 100 mảnh ghép, chấm dứt cuộc tìm kiếm kéo dài hơn 1 thế kỷ của các chuyên gia thế giới trong nỗ lực chắp vá cuộn giấy quan trọng trên. Đây không phải là tử thư của người thường, mà được cho là thuộc về kiến trúc sư trưởng của ngôi đền Amun. Hiện những mảnh đã được phát hiện trước đây đang được bảo quản như báu vật tại Viện Bảo tàng Anh, Viện Bảo tàng Mỹ thuật Boston và Viện Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York.

Trước đây, các nhà khảo cổ học không thể phục hồi nguyên trạng cuộn giấy dài đến 20m trên, do còn thiếu quá nhiều mảnh. Bởi vậy, nỗ lực theo dấu hành trình đằng sau cửa tử của nhân vật quan trọng như Amenhotep đành bị bỏ dở trong nhiều năm qua.



(Hạo Nhiên, báo Thanh Niên ngày 28/4/2012, tr.10B)

Theo lịch sử Israel, dân Do Thái đã phải làm nô lệ cho Ai Cập mấy thế kỷ, họ là những người thông minh, đã xây dựng thành Ramses và nhiều cơ sở khác (vào Tk.14 trước CN), không lẽ họ lại không học được chữ nghĩa của người Ai Cập và với truyền thống dân tộc cao, có thể họ đã có chữ viết riêng của họ là tiếng Hipri tối cổ, hoặc tiếng Aramaic để chép Kinh Thánh …



10.2 Cổ bản Kinh Thánh Cựu Ước mới được tìm thấy : (Trên Yahoo news ngày 30/10/2008 đã đăng bài của Ari Rabinovitch về Cổ Bản Kinh Thánh Cựu Ước mới được tìm thấy. Chúng tôi xin lược dịch sau đây) :

Các nhà khảo cổ Israel nói là hôm thứ năm, 30/10/2008, họ đã đào lên được một bản Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ, cổ nhất trong các bản đã khám phá ra được từ trước tới nay. Nơi tìm thấy bản Kinh Thánh này là một cổ Thành nhìn sang thung lũng mà theo Kinh Thánh, là nơi Đavít đã hạ sát được Gôliát (người khổng lồ). Địa điểm các nhà khảo cổ đang đào bới để tìm tòi về quá khứ là một vùng ngày xưa là một chiến trường nằm trong thung lũng Elah. Bây giờ là nơi trồng nho và nhà máy làm rượu.

Khám phá này ảnh hưởng lớn đến cuộc bàn cãi gay go hiện nay về số phận thành Giêrusalem trong tương lai. Địa điểm này cách Giêrusalem khoảng 20 cây số (12 miles).

Các nhà khảo cổ từ Đại học Do Thái nói là "cổ bản" đó gồm 5 câu Kinh Thánh viết bằng mực đen trên một mảnh vỡ của một chiếc bình sành, đào được nơi một vùng rộng 2 mẫu đất, có tên gọi là Elah Fortress hoặc Qeiyafa

Các nhà chuyên môn chưa thể giải mã được các chữ trong cổ bản đó, nhưng các nhà khảo cổ nói là nhờ phương pháp "phân tích carbon" những cổ vật chung quanh cho thấy cổ bản Kinh Thánh này đã được viết vào khoảng 3.000 năm trước đây, cổ hơn bản Dead Sea Scroll hơn 1.000 năm (Bản Dead Sea Scroll cũng được gọi là Cổ Bản Qumran, tìm thấy vào giữa những năm 1946 va 1956 trong những hang động trên bờ Biển Chết, gần địa điểm có tên là Qumran – chú thích của dịch giả).

Cho đến bây giờ, các nhà chuyên môn có thể nhận dạng được một số chữ, như : "Quan án", "Nô lệ" và "Vua". Các nhà chuyên môn cũng nói họ hy vọng việc tìm hiểu Cổ bản này có thể giúp tìm ra được chữ viết tiếng Do thái cổ đã được phát triển như thế nào

Các nhà khảo cổ nói rằng, đối với người Do Thái, cuộc khám phá này có một giá trị đặc biệt, nói lên rằng có thể đã có một vương quyền trung ương mạnh mẽ ở Giêrusalem vào thời kỳ mà các nhà học giả cho là Vua Đavít đang cai trị thành Thánh Giêrusalem và nước Do Thái. 

Người Do Thái thời nay thường dẫn chứng sự liên hệ của Vua Đavít với thành Giêrusalem để nhất quyết rằng Giêrusalem là một "Kinh Thành muôn thuở và bất khả phân ly !", dù điều này không được Quốc tế công nhận. 

Riêng ông Yosef Garfinkel, người cầm đầu đoàn khảo cổ tại nơi cổ Thành, nói rằng : Những niên đại và địa chí của  Qeiyafa tạo được một mối liên hệ thống nhất những gì được coi là huyền thoại, những gì được coi là sự kiện lịch sử, cùng với những nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ về Vua Đavít.

(Lm. Anphong Trần Đức Phương,

báo nguyệt san Dân Chúa Âu châu

số 314, tháng 12/2008, tr.13)


  • Chương trình HTV7 ngày 23/2/2010 xác nhận nguồn tin trên qua hình ảnh tường thuật sự việc các nhà khảo cổ Do Thái khai quật và khám phá một bức tường thành cổ thời vua Salômon : đó là một tháp canh và chừng 70m tường thành, vua Salômon đã xây và bị tàn phá, bị chiếm đóng gần 50 lần. Vùng khai quật có tên là Elah.

Theo nhà khảo cổ học Maza, việc khai quật này làm chứng các vua Đavít và Salômon là có thật – bằng chứng cụ thể nhất chứng minh nguồn gốc bức tường và niên đại là nhũng mảnh gốm được tìm thấy.

  • Chương trình TV ngày 9/5/2007 đưa tin và hình ảnh các nhà khảo cổ đã tìm ra mộ của vua Hêrôđê Cả, người truy đuổi Chúa Giêsu khi Ngài mới giáng trần, khiến thánh Giuse và Đức Mẹ phải bồng Ngài trốn sang Ai Cập lánh nạn, cho tới khi nhà vua băng hà, Thánh Gia mới được lệnh trở về và cư ngụ tại Nazareth.

10.4 Đoạn văn bản Kinh Thánh cổ xưa nhất mới khám phá :

MOUNT SINAI, Ai cập Một mảnh da có chép văn bản Kinh Thánh, mới được tình cờ khám phá mấy ngày trước đây tại Tu viện Thánh Catarina ở chân núi Sinai (Ai Cập). Đoạn văn này thuộc Cổ bản Sinai (Codex Sinaiticus), được coi là một trong hai thư bản cổ xưa nhất.

Người tìm ra được mảnh da này là Nikolas Sarris, một sinh viên 30 tuổi người gốc Hy lạp, tình cờ thấy được khi anh đang tiến hành cuộc nghiên cứu tại tu viện trong học trình tiến sĩ chuyên về các văn bản chép tay thuộc thế kỷ 18.

Sarris cũng là thành viên thuộc một nhóm hiện đang phụ trách xuất bản Cổ bản Sinai trên mạng lưới điện toán, mới hoàn chỉnh từ tháng 7 vừa qua do sáng kiến của Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga, với sự hợp tác của ngài Damianos, Tổng Giám mục Chính thống giáo vùng Sinai đồng thời là tu viện trưởng tu viện Thánh Catarina.

Văn bản trên mảnh da tương ứng với đoạn mở đầu trong Sách Josua. Cha Justin, quản thủ thư viện của nhà dòng đã xác nhận sự khám phá này.

Theo lời của cha Justin phát biểu với The Art Newspaper, có thể còn có nhiều phần nằm khuất dưới các lớp gáy sách khác; tuy nhiên hiện nay tu viện không có đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết để có thể tiến hành cuộc khai thác mà không gây ra hư hại. Tại thư viện nhà dòng có ít nhất 18 cuốn sách khác đóng thành tập như thế do hai tu sĩ sưu tập, dùng lại văn tự trong Cổ bản.

Theo truyền thống, người ta tin Cổ bản Sinai là một bản Kinh Thánh chép tay được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350 theo lời thỉnh cầu của Hoàng đế Constantin. Thư bản này, cùng với Cổ bản Vatican (Codex Vaticanus), được coi là bản văn Kinh Thánh cổ xưa nhất trên thế giới.

Nhà học giả người Đức Constantin Von Tischendorf đã khám phá ra Cổ bản Sinai tại Tu viện Thánh Catarina vào năm 1844 và đã lấy ra nhiều phần của thư bản này trong những thập niên kế tiếp. Hiện nay các phần trong Cổ bản đó được phân chia và lưu giữ tại Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga. Trang Anh ngữ của mạng internet trình bày Cổ bản Sinai là : www.codexsinaiticus.ort/en/.



(Phụng Nghi – báo nguyệt san Dân Chúa Âu châu số 324 tháng 10/2009, tr.14)

10.5 Bản Kinh Thánh Cổ Nhất Được Đưa Lên "Mạng lưới Toàn cầu".

Thứ hai 21/7/2008, nhân viên Thư viện Đại học Leipzig (Đức quốc), loan báo một trong hai bản Kinh Thánh (Bible) cổ nhất sẽ được đưa lên "Mạng lưới toàn cầu" lần đầu tiên. Đó là Cổ Bản Kinh Thánh Sinai (The Codex sinaiticus). Cổ Bản này đã được viết trên da thuộc, bằng tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 350 tại Ai Cập. Cổ Bản Kinh Thánh toàn thư khác là Cổ Bản Vaticanus (The Codex Vaticanus).

(Đây là cổ bản Kinh thánh Sinai, được viết trên da bằng tiếng Hy Lạp)

Cổ Bản Sinai đã được học giả Kinh Thánh Konstantin von Tischendorf (quốc tịch Đức) tìm thấy tại Tu viện Thánh Catarina (Saint Catharine’s Monastery) Núi Sinai (trong Sa mạc Sinai) vào năm 1844 và ông được phép đưa một số cuốn về Leipzig. Rồi vào năm 1859, ông trở lại Tu viện và do sự bảo trợ của Hoàng gia Nga, ông đem được hầu hết phần còn lại khoảng 350 trang viết trên da thuộc về St. Peterburg (Nga sô) và được lưu giữ ở đó . Đến năm 1933, Stalin đã bán hầu hết các Cổ Bản rất qúy giá này cho Thư Viện Anh Quốc ở Luân Đôn.

Cổ bản Sinai gồm toàn bộ Tân Ước, còn các sách Cựu Ước không còn được toàn vẹn, gần như một nửa đã thất lạc. Từng phần của Cổ Bản Sinai hiện đang được lưu giữ ở 4 nơi khác nhau : Thư viện Đại Học Leipzig (Đức quốc), Thư viện quốc gia Nga sô, Thư Viện Anh Quốc và Tu Viện Thánh Catarina (Sinai, Ai Cập).

Công trình đem toàn bộ Cổ Bản Sinai lên "Mạng lưới toàn cầu" là do nỗ lực của Đại học Leipzig và Thư viện Anh Quốc cùng với sự cộng tác của Nga sô và Tu viện Thánh Catarina. Theo ông Ulrich Johannes Schneider, Giám Đốc thư viện Đại Học Leìpzig, công trình này nhằm mục đích giúp những ai muốn nghiên cứu, học hỏi về tài liệu nền tảng quan trọng của Kitô giáo ; đồng thời cũng giúp mọi người có thể đọc được toàn bộ Cổ Bản Kinh Thánh rất quý giá này trên "Mạng lưới toàn cầu", mà trước đây ít ai có thể đọc được. Cũng theo nguồn tin của Đại Học Leipzig, cuốn Phúc Âm theo Thánh Máccô và nhiều cuốn trong Cựu Ước sẽ được đưa lên "Mạng lưới toàn cầu" vào tháng 7/2008. Một số cuốn khác sẽ được đưa lên vào tháng 11/2008 và phần còn lại sẽ đưa lên vào năm 2009.

Cổ Bản Sinai quý giá này (cùng với công trình chú giải qua nhiều thế kỷ), đang được giữ từng phần ở 4 nơi rất xa cách nhau, sẽ được chụp phiên bản điện tử rất rõ và như vậy sẽ hợp thành toàn bộ trên "Mạng lưới toàn cầu". Chúng ta có thể đọc được nguyên Cổ Bản bằng tiếng Hy lạp cùng với những hình ảnh chụp điện tử rất rõ ; đồng thời sẽ có bản dịch tiếng Anh và tiếng Đức những phần quan trọng để những ai không thông thạo cổ ngữ Hy lạp có thể nghiên cứu được.

Sau cùng, học giả Schneider nói : thật là tuyệt vời, nhờ kỹ thuật tân tiến, mà chúng ta có thể đưa lên "Mạng lưới toàn cầu" thật rõ ràng và chính xác một công trình cổ điển vô cùng quý giá mà trước đây ít ai có thể biết tới ; bây giờ thì người nào cũng có thể truy cập được. Chúng ta có thể truy cập công trình kỳ diệu này qua "Mạng lưới toàn cầu" : www.codex-sinaiticus.net.

(Lm. Anphong Trần Đức Phương,

báo nguyệt san Dân Chúa Âu châu

số 311 tháng 9/2008, tr.43)
Tân bình, ngày 01 tháng 06 năm 2012

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết



Каталог: tulieu -> nam2013
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
nam2013 -> -
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
tulieu -> TỔng giáo phận huế khai sinh và phát triển I. LỊch sử khai sinh giáo phận huế
tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

tải về 498 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương