Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012


Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT 01/06/2012



tải về 498 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích498 Kb.
#35351
1   2   3

Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT

01/06/2012


(SAÙCH BIEÁU - KHOÂNG BAÙN

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ)








Chú thích :

  1. Gutenberg (người Đức, 1400–1468) : 1436 đúc chữ để xếp và phát minh máy in đầu tiên.

  2. Năm 1450 Gutenberg (Johannes Gensfleisch) hợp tác với J. Fust, in tuyệt tác phẩm là cuốn Kinh Thánh được mệnh danh là "Kinh Thánh 42 dòng" vào năm 1455 tại Mayence (Đức).

(La Civillisation Écrite, Encyclopédie Française XVIII 1943 printed in France par Julien Cain).

  1. Theo các bản dịch Việt ngữ, Thánh Kinh hay Kinh Thánh đều đúng, đôi khi còn gọi là Sách Thánh.

CÓ MỘT CUỐN SÁCH

NHƯ THẾ ĐÓ


III. BỘ THÁNH KINH

CỦA THIÊN CHÚA GIÁO

[Thiên Chúa giáo gồm các tôn giáo : Công giáo, Do Thái giáo, Anh giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo (với hàng trăm phái riêng biệt như Cơ đốc Phục lâm, Trưởng lão, Ân điển, Nhân chứng Giêhôva, Thánh Kinh hội …). Riêng Hồi giáo cũng thờ Thiên Chúa nên cũng có thể được coi là nằm trong hệ Thiên Chúa giáo, nhưng tôn giáo này lấy kinh Koran làm Thánh Kinh của họ].



  1. Thánh Kinh là gì ? Nói một cách vắn gọn nhất, bình dị nhất : "Thánh Kinh là Lời Chúa được chép thành sách để dạy dỗ loài người".

Tên gọi Thánh Kinh dịch từ tiếng Latinh : Biblia có nghĩa là quyển sách.

Sách được làm từ giấy cói Papyrus, sản xuất từ thành phố Biblios, một hải cảng (miền Bắc nước Israel) của người Phênixi gần Beyruth (Lebanon) ngày nay.

Từ thế kỷ V Công nguyên (CN), các Hội Thánh Hy Lạp đã dùng từ Ta Biblia hoặc Biblia cho các quyển sách Thánh Kinh, nhiều người cho rằng thánh giáo phụ Jean Chrysostome, trưởng lão thành Constantinople (398-404 CN) là người đầu tiên dùng từ này, tới thế kỷ XIII thì Ta Biblia trở thành Biblio hay Biblia. Tây phương công nhận và dùng The Bible (Anh), hoặc La Bible (Pháp). Nội dung Thánh Kinh gồm 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước.


  1. Trước khi Thánh Kinh được hình thành thì đã có cái gì ? – Thưa rằng có Thánh Truyền (truyền thống Thiên Chúa giáo) được định nghĩa là ký ức của Dân riêng Chúa, ghi nhớ lời Chúa dạy tổ tiên ông bà rồi truyền khẩu cho nhau từ đời nọ tới đời kia – "Chúng tôi truyền cho anh em phải xa lánh mọi người anh em sống vô kỷ luật, không theo truyền thống anh em đã nhận được từ nơi tôi" (2Tx 3,6 – Thánh Phaolô dạy giáo đoàn Thexalônica) ; "Hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em bằng lời nói (truyền khẩu) hay bằng thư từ" (2Tx 2,15 – Thánh Phaolô dạy giáo đoàn Thexalônica). Cũng giống như hiện tượng văn học của mỗi nước vậy. Trước khi có chữ viết để ghi chép những điều hay lẽ phải thành sử sách thì đã có văn chương truyền khẩu là những câu chuyện kể, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thai đố, vè, đồng dao … là tinh hoa văn hóa, gọi chung là văn chương bình dân truyền khẩu từ đời này qua đời kia, từ khi có dân tộc, giống nòi và vẫn tồn tại song hành với văn viết khi thể văn này đã bắt đầu được sử dụng.

Chúng ta cứ lấy lịch sử Việt Nam làm thí dụ. Con dân đất Việt luôn tự hào về 4.000 năm văn hiến. Hơn 3.000 năm là thời dã sử, mọi giá trị văn học đều truyền khẩu, thế hệ này tới thế hệ kia mãi tới đời Trần (thế kỷ 13) mới có bộ chính sử đầu tiên là Đại Việt Sử Ký, gồm 30 quyển của Lê Văn Hưu (1272), nhưng cuốn này hiện nay cũng chẳng còn, chỉ được nhắc tới tên trong bài tựa bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên đời nhà Lê (1479) gồm 15 quyển chép sử từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Thái Tổ lên ngôi. Bản gốc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hiện nay cũng không còn. Bản duy nhất, xưa nhất còn lại là bản khắc gỗ in lại năm 1697 (hiện lưu trữ ở Pháp). Thời Nguyễn có một lần tái bản, hiện mang mã số A.3/1-4 có tăng cường nội dung do một số tác giả khác soạn thêm. Một chút sử liệu được nêu lên như vậy để bạn đọc có mốc so sánh và dễ nhận ra tính xác thực của Thánh Kinh là rất cao, rất đáng tin cậy.

Đối với Cựu Ước, nếu coi tổ phụ Abraham (thế kỷ 19 trước CN) là gốc gác của dân Do Thái, thì tới thế kỷ 11 trước Công nguyên những gì lưu truyền lại (thánh truyền) đã được ghi chép bằng chữ viết để từng bước hình thành bộ Thánh Kinh Cựu Ước. Còn bộ Thánh Kinh Tân Ước, chỉ 20 năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, những lời giảng dạy cũng như những biến cố của cuộc đời Chúa Giêsu đã được các môn đệ và học trò của các ông ghi chép lại đầy đủ và rõ ràng, thì tính xác thực kể như tuyệt đối. Chúng ta cần ghi nhớ một nguyên tắc sử học căn bản : "Những biến cố lịch sử được ghi chép lại càng gần nơi, gần lúc sự kiện xảy ra bao nhiêu thì tính xác thực càng cao bấy nhiêu, ngược lại, thời gian và không gian sự kiện xảy ra càng xa bao nhiêu thì tính xác thực càng thấp bấy nhiêu".

Một thí dụ khác là trường hợp tác giả Homère, nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hy Lạp được Bielinski coi là "cha đẻ của thơ Hy Lạp". Tác phẩm của ông gồm hai trường ca ILIADE và ODYSSEUS.

Về tiểu sử của Homère, chỉ có những truyền thuyết, những ý kiến phỏng đoán của các học giả với những cứ liệu mâu thuẫn nhau, thiếu chính xác. Theo ý kiến của nhiều nhà Hy Lạp học hiện nay thì Homère là một nghệ sĩ dân gian, một người đã có công sưu tầm, chỉnh đốn những bài ca dân gian ngắn về truyền thuyết cuộc chiến tranh thành Troy "để xây dựng thành hai tác phẩm hoàn chỉnh, hai bản anh hùng ca đồ sộ …". Tác phẩm của Homère trước hết là sáng tác dân gian, sáng tác tập thể truyền miệng. Việc dùng văn tự ghi lại hai bản trường ca của Homère theo các nhà nghiên cứu thuộc về thời kỳ muộn hơn. Người ta dự đoán Homère sống vào thế kỷ 9 hoặc 8 trước CN, có ý kiến cho Homère sống vào thế kỷ 7. (theo người viết, bản văn Iliade và Odysseus cổ nhất hiện còn giữ được tối đa chỉ 200 năm. Như vậy nội dung được ghi chép lại cách tác giả gần 3.000 năm).



(Nguyễn Văn Khoa – Từ điển Văn Học,

NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1983,

trang 309-310)

Ghi chú của người viết : Vấn đề tên các cuốn sách Thánh Kinh và chữ tắt của những cuốn đó, hiện nay tại Việt Nam chưa có sự thống nhất, lý do là các sách Kinh Thánh (bản gốc và những bản dịch đầu tiên) được chép bằng nhiều ngôn ngữ : các sách Cựu Ước được chép bằng tiếng Hipri, trừ một số đoạn bằng tiếng Aramaic. Thời ấy tiếng Hy Lạp phổ biến khắp đế quốc của vua Ptolemy ở bên Ai Cập. Tương truyền rằng chính nhà vua ra lệnh cho mỗi chi tộc Do Thái chọn 6 học giả tập trung ở Alêxandria – một hải cảng lớn ở Ai Cập, để dịch Ngũ Kinh ra tiếng Hy Lạp, cung cấp cho thư viện lớn nhất thế giới thời đó là thư viện Alêxandria, với khoảng 200.000 đầu sách, con số các học giả của 12 chi tộc là 72 vị, thế nhưng được gọi tròn 70 (Septuaginta) cho gọn. Thế là Thánh Kinh có bản dịch đầu tiên gọi là bản 70 bằng tiếng Hy Lạp vào khoảng thế kỷ 3 trước CN. Những thế kỷ sau thời đó, người Hy Lạp cai trị cả vùng Trung cận Đông, tiếng Hy Lạp càng phổ biến khắp nơi, tiếng Hipri không còn mấy ai nói. Trong các hội đường, khi đọc Kinh Thánh, các ký lục đọc bằng tiếng Hipri, hoặc Aramaic liền sau đó phải giải thích bằng tiếng Hy Lạp. Bản dịch 70 này được dùng thường xuyên và trở nên phổ quát trong cộng đồng Do Thái. Vào thời Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài, mỗi lần đối chiếu, trưng dẫn Kinh Thánh Cựu Ước, Chúa Giêsu và các thánh sử đều trích dẫn theo bản 70.

Ví dụ : Biến cố sứ thần đưa tin cho thánh Giuse, thánh Mátthêu viết : "Tất cả sự việc này đã xảy ra là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ : Này đây Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta" (Mt 1,22 – trưng dẫn Is 7,14 theo bản 70).

Trong khi bản văn Hy Lạp dùng từ Trinh nữ thì bản văn Hipri dùng từ Ălmah, là một người nữ ở tuổi sinh nở, văn bản có quán từ, tiên tri Isaia nhắm tới một quý bà nào đó mà những người có mặt đều biết, có lẽ là một cung phi (mẹ của Êzêkia – chú thích của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn).

Cuối thế kỷ 4, thánh Giêrônimô (340-420), tiến sĩ Hội Thánh, người gốc xứ Damaxia sang Rôma học và làm Linh mục, 35 năm cuối đời, ngài sang đất thánh, sống gần hang đá Bêlem, chuyên nghiên cứu và dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, vì vào thời điểm này, người La Mã hầu như làm bá chủ, tiếng Latinh trở thành phổ biến, tiếng Hy Lạp chỉ những nhà trí thức mới biết. Bản dịch tiếng Latinh toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên đã ra đời mệnh danh là bản Vulgata, hoàn tất vào năm 405 CN, được Đức Giáo hoàng Damasus I chấp nhận, mãi đến thế kỷ 16 trở đi mới có những bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Đức, tiếng Pháp, tiến Anh … cho tới nay Kinh Thánh đã được dịch ra 2.454 thứ tiếng. Tại Việt Nam, các dịch giả Kinh Thánh, người thì căn cứ trên bản Hipri, người thì căn cứ trên bản Hy Lạp (70), hoặc bản Latinh (Vulgata), có dịch giả chỉ biết tiếng Pháp, tiếng Anh, thì lại chỉ căn cứ vào các bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp – do đó có hiện tượng không đồng nhất tên gọi các cuốn sách Kinh Thánh cũng như chữ tắt của những cuốn này.

Ví dụ :


  • Sách tiên tri Abđya – viết tắt Ab theo Linh mục Nguyễn Thế Thuấn.

  • Nhóm Phụng vụ Giờ kinh viết là Ovađia (chữ tắt Ov).

  • Bản dịch của Tin lành viết là Apđia (chữ tắt Ap).

  • Tin Mừng theo thánh Yoan (viết tắt Yn) theo Linh mục Nguyễn Thế Thuấn.

  • Nhóm Phụng vụ Giờ kinh viết là Gioan (chữ tắt Ga).

  • Bản dịch của Tin lành viết là Giăng (chữ tắt Gg).

Chưa thống nhất được tên gọi và chữ tắt của các sách Kinh Thánh là một điều đáng tiếc, nhưng chúng ta thông cảm cho nỗi khó khăn mà các dịch giả gặp phải khi đụng tới vấn đề phiên âm.

Hiện nay cả nước đang theo dõi những ý kiến nêu lên trong vấn đề phiên âm các từ nước ngoài, nhất là các tên riêng qua loạt bài "Loạn Phiên Âm", đăng nhiều kỳ trên nhật báo Thanh Niên. Báo chí cho biết hiện tượng "loạn" phiên âm trong các sách giáo khoa và yêu cầu Bộ GD và ĐT phải có biện pháp nhất quán, kể cả việc phải soạn một bộ từ điển phiên âm. Trên báo Thanh Niên ngày 03/05/2012, các tác giả : T. Nguyên, L. Giang, M. Luân, H. Ánh có bài :



Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, yêu cầu sửa phiên âm tên gọi luật sư Francis Henry Loseby, người đã bảo vệ thành công cho Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc) tại tòa án Hồng Kông năm 1931 – Sách giáo khoa nhà XB Giáo dục, phiên âm tên vị luật sư này là Lôdơbai, trong khi cách đọc chính xác là Lôdơbi (Francis Henry Loseby).

  1. Bộ Kinh Thánh gồm những sách nào ?

Bộ Kinh Thánh gồm có 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước.

  1. Cựu Ước là những sách Kinh Thánh của đạo Do Thái viết bằng tiếng Hipri, trừ một số đoạn bằng tiếng Aramaic trước thời Chúa Giêsu (từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 1 trước CN), với nội dung tổng quát thể hiện Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái qua trung gian nhà lãnh đạo Môsê.

Giao Ước đó như sau : Nếu dân một lòng thờ Chúa và tuân giữ các huấn lệnh của Ngài, thì Ngài sẽ nhận họ làm dân riêng và sẽ ra tay che chở, phù trì – (Giao Ước Sinai) : Chúa phán : "Vậy giờ đây nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ Giao Ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh" (Xh 19,5-7). Ông Môsê lấy cuốn sách Giao Ước đọc cho dân nghe, họ thưa : "Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo", bấy giờ ông Môsê lấy máu (hy lễ bò) rảy trên dân và nói : "Đây là máu Giao Ước Đức Chúa đã lập với anh em dựa trên những lời này" (Xh 24,7-8).

Chúa thì luôn luôn trung tín giữ lời hứa, còn dân thì luôn bội ước, việc đó diễn ra liên tục qua dòng lịch sử của dân Do Thái.



Cựu Ước gồm 46 cuốn, có những cuốn viết bằng văn xuôi, kể lại lịch sử, những tích truyện hoặc ghi chép những luật lệ. Có những cuốn viết theo thể thơ với những lời tiên tri, những lời cầu nguyện, những câu châm ngôn, tục ngữ. Người ta thường chia các sách Cựu Ước thành 4 loại sau đây :

  1. Ngũ Kinh hoặc Ngũ Thư là 5 sách luật của ông Môsê, những cuốn này được cho là do Môsê soạn vào thế kỷ 14 trước CN :

  • Sáng thế (St)

  • Xuất hành (Xh)

  • Lêvi (Lv)

  • Dân số (Ds)

  • Đệ nhị luật (Đnl)

  1. 16 cuốn Lịch sử :

  • Giôsuê (Gs), khoảng cuối thế kỷ (Tk.) 14 trước CN

  • Thủ lãnh (Tl), khoảng Tk.11 trước CN

  • Rút (R), khoảng cuối Tk.11 trước CN

  • Samuel 1+2 (1Sm ; 2Sm), khoảng Tk.10 trước CN

  • Vua 1+2 (1V ; 2V)

  • Sử biên niên 1+2 (1Sbn ; 2Sbn), Tk.5 trước CN

  • Étra (Er), Tk.5 trước CN

  • Nơkhemia (Nkm), Tk.5 trước CN

  • Tôbia (Tb), Tk.3-2 trước CN

  • Giuđitha (Gđt), Tk.3-2 trước CN

  • Étte (Et), Tk.3-2 trước CN

  • Macabê 1+2 (1Mcb ; 2Mcb), năm 100 trước CN

  1. 7 cuốn Giáo huấn :

  • Gióp (G), khoảng Tk.6-4 trước CN

  • Thánh vịnh (Tv), khoảng Tk.11 trước CN

  • Châm ngôn (Cn), khoảng Tk.10-7 trước CN

  • Giảng viên (Gv), khoảng Tk.10-7 trước CN

  • Diễm ca (Dc), Tk.3-2 trước CN

  • Khôn ngoan (Kn), khoảng Tk.10-7 trước CN

  • Huấn ca (Hc), khoảng Tk.2 trước CN

  1. 18 cuốn Tiên tri :

  • Isaia (Is), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Giêrêmia (Gr), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Ai ca (Ac), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Barúc (Br), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Êdêkiel (Ed), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Đaniel (Đn), Tk.2 trước CN

  • Hôsê (Hs), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Giôel (Ge), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Amos (Am), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Ôvađia (Ov), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Giôna (Gn), Tk.6-3 trước CN

  • Mikha (Mk), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Nakhum (Nk), khoảng Tk.8-6 trước CN

  • Khabacúc (Kb), Tk.7 trước CN

  • Xôphônia (Xp), Tk.7 trước CN

  • Khácgai (Kg), Tk.6 trước CN

  • Dacaria (Dcr), Tk.6 trước CN

  • Malakhi (Ml), Tk.5 trước CN

  1. Tân Ước là những sách Kinh Thánh của Kitô giáo, những sách này được chép bằng tiếng Hy Lạp và đã hình thành trong hậu bán thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 2 sau CN, với nội dung tổng quát thể hiện Giao Ước mới giữa Thiên Chúa và toàn thể nhân loại qua trung gian Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã hóa thân làm người, thực hiện công trình cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn, cái chết trên thập giá và sự Phục Sinh vinh hiển vào ngày thứ ba sau khi đã được an táng.

"Đây là chén máu Thầy, máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội" (Mt 26,28)

"Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,18)

Tân Ước gồm 27 cuốn được xếp thành 3 loại sau :


  1. 5 cuốn Lịch sử :

  • Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mt)

  • Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc)

  • Tin Mừng theo thánh Luca (Lc)

  • Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga)

  • Sách Công vụ Tông Đồ (Cv)

  1. 21 cuốn Giáo huấn gồm :

    • 14 thư của thánh Phaolô :

  • Thư gửi tín hữu Rôma (Rm)

  • Thư gửi tín hữu Côrintô 1+2 (1Cr ; 2 Cr)

  • Thư gửi tín hữu Galat (Gl)

  • Thư gửi tín hữu Êphêsô (Ep)

  • Thư gửi tín hữu Philípphê (Pl)

  • Thư gửi tín hữu Côlôssê (Cl)

  • Thư gửi tín hữu Thêxalônica 1+2 (1Tx ; 2Tx)

  • Thư gửi ông Timôthê 1+2 (1Tm ; 2Tm)

  • Thư gửi ông Titô (Tt)

  • Thư gửi ông Philiêmon (Plm)

  • Thư gửi tín hữu Do Thái (Dt)

    • 7 thư chung gồm :

  • Thư của thánh Giacôbê (Gc)

  • Thư của thánh Phêrô 1+2 (1Pr ; 2Pr)

  • Thư của thánh Gioan 1+2+3 (1Ga ; 2Ga ; 3Ga)

  • Thư của thánh Giuđa (Gđ)

  1. 1 cuốn tiên tri : sách Khải huyền của thánh Gioan (Kh).

(Tên sách và chữ tắt theo Kinh Thánh trọn bộ của NPD Các Giờ kinh Phụng vụ)

Ghi chú : Riêng 4 cuốn đầu của bộ Thánh Kinh Tân Ước còn được gọi là Tin Mừng (bởi vì ai đón nhận thì được hạnh phúc đời đời, còn gì mừng hơn). Các Tông Đồ rao giảng Đức Giêsu như là một Tin Mừng cả thể :

"(Có) Những kẻ không vâng theo Tin Mừng của Chúa" (2Tx 1,8)

"Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng này : Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài …" (Cv 13,32-34)

"Người đã dùng Tin Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em"

(2Tx 2,14)


  1. Ngôn ngữ Thánh Kinh.

    1. Cựu Ước : chỉ có vài đoạn viết bằng tiếng Aramaic, còn toàn thể viết bằng tiếng Hipri. Tiếng Hipri viết và đọc từ phải sang trái (tương tự Hán Nôm), chỉ có 22 phụ âm mà thôi, không có nguyên âm. Nhiều học giả Do Thái thuộc phái Masoretes (do từ Masore, Masorah – có nghĩa là truyền thống, cổ truyền) thêm vào các dấu chấm (.), gạch (-) ở trên, dưới hay bên cạnh 22 phụ âm để chỉ dẫn cách phát âm (từ Tk.2 trước CN đến Tk.8 CN).

Bản văn Thánh Kinh cổ theo lối Masoretes là bản văn Qumran (được phát hiện hiện năm 1947), ở bờ tây bắc Biển chết (Dead sea Scolls), được viết từ khoảng 200 năm trước CN đến năm 68 CN. Những bản Qumran rất quan trọng vì nó xác nhận sự chính xác của bản Thánh Kinh ngày nay.

    1. Tân Ước : viết bằng tiếng Hy Lạp gọi là Koine. Có hai loại Koine : loại văn chương và loại phổ thông. Bốn cuốn Tin Mừng của Tân Ước viết bằng tiếng Hy Lạp phổ thông với ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương ; sau đó các giáo phụ chuyển sang ngôn ngữ Hy Lạp văn chương (bác học).

    2. Các bản dịch đầu tiên : cả Cựu Ước lẫn Tân Ước là những bản dịch từ nguyên ngữ sang các ngôn ngữ phổ biến thời đó : Từ Aramaic, Hipri ra tiếng Hy Lạp, rồi từ Hy Lạp ra tiếng Latinh.

Nổi tiếng nhất là bản dịch 70 : toàn bộ Cựu Ước dịch sang tiếng Hy Lạp hai thế kỷ trước CN. Tân Ước thì một phần đã được dịch ra tiếng Latinh rất sớm (Tk.2-3 CN), đặc biệt có bản Vulgata đầu Tk.5 CN, từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh trọn bộ. Từ đó đến nay Kinh Thánh toàn bộ hoặc từng phần đã được dịch ra 2.454 thứ ngôn ngữ trên thế giới.

  1. Niên biểu các sách Thánh Kinh.

  1. Ngũ Kinh : đa số học giả cho rằng Môsê bắt đầu soạn vào thế kỷ XIV trước CN, trước khi ông mất. Đoạn cuối nói về cái chết của Môsê có thể do Giosuê, người kế vị ông đã viết.

  2. Các sách Lịch sử, Giáo huấn và Tiên tri : … (xem tr.22-24)

  3. Các sách Tân Ước :

  • Bốn Tin Mừng và Công vụ Tông Đồ : từ năm 45-80 CN

  • Các thư : từ năm 50-60 CN

  • Khải huyền : từ năm 80-96 CN

  1. Tại sao Thánh Kinh có 73 cuốn ? (46 cuốn Cựu Ước và 27 cuốn Tân Ước).

Đối với hơn 3 tỉ người Thiên Chúa giáo hiện nay, bộ Kinh Thánh này được gọi là "Thánh", nghĩa là sách của Đức Chúa Trời, sách chứa đựng Lời Đức Chúa Trời chứ không phải như các sách khác ở trần gian hoàn toàn do con người sáng tác.

Trong bức thư của Đức Hồng Y J. Villot, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, đại diện Đức Giáo hoàng Phaolô VI, gửi cho Linh mục dịch giả Trần Đức Huân, có đoạn viết : "Đức Thánh Cha rất hài lòng về tặng phẩm này và ủy tôi gửi đến cha lời tri ân nồng nhiệt … Ngài mong ước đồng bào của cha hưởng ứng tìm hiểu cách dễ dàng ánh sáng cùng sự ủy lạo tiềm tàng trong Lời Chúa rất cần thiết cho họ trong cơn thử thách này" – Vatican ngày 16/6/1970, Hồng Y J. Villot.

Chính Chúa Giêsu và các Tông Đồ khi rao giảng những chân lý trong Thánh Kinh thì cũng tuyên xưng đó là Lời Thiên Chúa :

Thánh Phaolô nói với người Do Thái : "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố Lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh Lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy" (Cv 13,46-49)

"Trong khi ấy Lời Chúa vẫn lan tràn và phát triển" (Cv 12,24)

"Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn phải nhờ Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4)

"Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ : hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ, vậy phàm ai nghe và đón nhận Lời Giáo Huấn của Chúa Cha thì sẽ đến với tôi" (Ga 6,45)

"Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống" (Ga 6,63)

"Ông Phêrô thưa : Lạy Thầy ! Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời" (Ga 6,68)

"Xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi để Lời Chúa được phổ biến mau chóng" (2Tx 3,1)

"Kinh Thánh nói gì ? Thưa : Lời Thiên Chúa gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Lời đó chính là Lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin" (Rm 10,8 – thánh Phaolô nói với giáo đoàn Rôma)

"Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy" (Ga 14,24)

"Thiên sứ của Đức Chúa mở cửa ngục đưa các ông ra mà nói : Các ông hãy đi, vào đứng trong đền thờ mà nói cho dân những Lời ban sự sống" (Cv 5,20)

Lời của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu : "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta"

(Ga 1,14)

Kinh Thánh dùng cụm từ Ngôi Lời Nhập Thể để chỉ Chúa Giêsu, điều này có nghĩa là Chúa Giêsu là phát ngôn viên chính thức của Thiên Chúa Cha. Tất cả những ý nghĩ, lời nói, việc làm của Chúa Giêsu đều là lời giáo huấn của Chúa Cha :

"Đây là Con Chí Ái của Ta, hãy vâng nghe Lời Người" (Lc 9,35)

"Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử (Chúa Giêsu)" (Dt 1,1-2)

"Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống : Chúa Giêsu" (1Ga 1,1)

Hàng ngàn, hàng vạn lần cụm từ Lời Chúa hay Lời Thiên Chúa được nhắc đi nhắc lại trong toàn bộ Kinh Thánh.

Truyền thống phụng vụ của Giáo Hội, mỗi khi công bố xong một đoạn Thánh Kinh trong nghi lễ, dù là Cựu Ước hay Tân Ước, thừa tác viên đều xướng lên : Đó là Lời Chúa và toàn thể cộng đoàn đáp lại : Tạ ơn Chúa cho các bài sách Thánh hoặc Thánh thư, và Lạy Đức Kitô ! Ngợi khen Chúa cho các bài Tin Mừng.

Theo Hiến chế về Mặc khải (Dei Verbum) của Công đồng Vaticanô II, Lời Chúa phải được tôn thờ, cung kính ngang với Mình Máu Thánh Chúa, và mỗi khi cộng đoàn phụng vụ nghe công bố Lời Chúa, tức là họ đã được nghe chính Chúa phán dạy qua những lời Thánh Kinh vừa được nghe.

Trong truyền thống tôn giáo của đạo Do Thái và đạo Kitô, chỉ những sách nào tự bản thân có chất "Lời Chúa" mới được thẩm quyền giáo huấn tối cao của Giáo Hội nhận là Thánh Kinh. Những sách được công nhận, thì xếp vào danh sách gọi là Kinh bộ hay Quy điển (Bộ kinh hay từ điển các quy luật, nguyên tắc tối thượng của đức tin và luân lý).

Hiện nay Kinh bộ Công giáo có 46 cuốn Cựu Ước và 27 cuốn Tân Ước, cộng chung là 73 cuốn (thực ra Kinh bộ có thể hơn 73 cuốn vì cho tới nay ít nhất có 1 cuốn còn bị thất lạc, đó là thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Laođikia. Trong phần cuối bức thư gửi giáo đoàn Galata, thánh Phaolô Tông Đồ căn dặn : "Xin cho tôi gửi lời chào các anh em ở Laođikia … sau khi anh em đọc thư này, xin liệu sao cho Hội Thánh Laođikia cũng được đọc nữa. Xin anh em cũng đọc thư của tôi gửi cho Hội Thánh Laođikia".

Làm thế nào nhận ra được chất "Lời Chúa" trong mỗi cuốn Thánh Kinh ?

Khám phá ra chất "Lời Chúa" trong một cuốn sách cũng có nghĩa là khám phá ra Chúa là tác giả chính của cuốn sách. Chúa dùng các thánh ký (tác giả phụ) như những cây viết sống động để viết ra những gì Chúa muốn dạy bảo bằng ngôn ngữ của loài người, với lối suy luận, diễn tả và những hiểu biết của cá nhân tác giả đó, nhưng những chân lý mà họ trình bày thì do chính Chúa tỏ ra cho họ bằng cách này hay cách khác. Sự tỏ ra như vậy, tiếng chuyên môn của Thánh Kinh gọi là sự mặc khải (việc ngầm tỏ ra cho biết). Mặc khải trong trường hợp chép Kinh Thánh thì tiếng chuyên môn gọi là ơn Linh hứng do Chúa ban tặng.

Không có cây viết (hay máy móc) thì nhà văn không thể nào làm nên tác phẩm, nhưng cây viết không thể là tác giả của tác phẩm, nó chỉ là công cụ để thực hiện tác phẩm mà thôi, chính người (cầm bút) sáng tác ra tác phẩm mới là tác giả đích thực. Đối với Thánh Kinh cũng vậy, Chúa là tác giả chính của Thánh Kinh, người viết Thánh Kinh chỉ là công cụ có tự do trong bàn tay Chúa. Thánh Kinh xác định như sau :

"Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và có ích cho việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính" (2Tm 3,16)

"Nhất là anh em phải biết điều này : Không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa" (2P 1,20-21)

Linh mục Đaminh Trần Đức Huân trong phần dẫn nhập Kinh Thánh nơi bản dịch của mình, đã giải thích về ơn Linh hứng như sau :



Tác giả Kinh Thánh : Thiên Chúa là Tác giả chính. Tất cả Kinh Thánh đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Truyền thống Do Thái vẫn tin như vậy. Họ tin chính Thiên Chúa đã trao Luật cho ông Môsê, đã đọc Luật cho ông viết. Các sách Cựu Ước khác cũng vậy. Chính Chúa Giêsu cũng dẫn chứng Kinh Thánh Cựu Ước được coi là dựa trên uy tín Thiên Chúa mặc khải :

Mt 4,4-10 : "Ngài đáp : Có lời chép : Không phải người ta chỉ nhờ bánh mà sống ; còn nhờ mọi lời bởi miệng Thiên Chúa phán dạy".

Rồi quỷ đem Ngài vào thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói với Ngài : Nếu Ngài là Con Thiên Chúa, xin cứ gieo mình xuống. Vì có lời (Kinh Thánh) chép : Chúa đã truyền thiên thần gìn giữ Ngài. Các đấng ấy sẽ nâng đỡ Ngài trong tay ; e chân Ngài vấp phải đá. Chúa Giêsu đáp : Cũng đã có lời chép : Đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.

Quỷ lại đem Ngài lên núi thật cao và chỉ cho Ngài xem các nước thiên hạ cùng sự vinh hiển các nước ấy. Rồi bảo Ngài : Nếu Ngài sấp mình thờ lạy tôi, tôi sẽ tặng Ngài tất cả. Chúa Giêsu liền phán : Hỡi Satan, xéo đi ! Vì có lời chép : Phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi : và phụng sự một mình Ngài thôi !".

Cv 2,23-37 : "Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi. Quả vậy, vua Đavít đã nói về Người rằng : Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.

Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đavít rằng : người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn sứ và biết rằng Thiên Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên ngai vàng của người, nên người đã thấy trước và loan báo sự phục sinh của Đức Kitô khi nói : Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát. Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại ; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống : đó là điều anh em đang thấy đang nghe. Thật vậy, vua Đavít đã chẳng lên trời, thế mà lại nói : Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi : Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân Con. Vậy toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này : Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô.

Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác : Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì ?".

Cv 3,18-19 : "Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là : Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em".

Cv 3,21-24 : "Thiên Chúa đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ của Người mà loan báo tự ngàn xưa. Thật vậy, ông Môsê đã nói : Từ giữa đồng bào của anh em, Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em sẽ cho trỗi dậy một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ; tất cả những gì vị ấy nói với anh em, anh em hãy nghe. Kẻ nào mà không nghe ngôn sứ ấy, thì sẽ bị diệt trừ khỏi dân. Sau đó, mọi ngôn sứ, kể từ ông Samuel đến các vị kế tiếp, khi lên tiếng thì cũng đã loan báo những ngày chúng ta đang sống".

Cv 4,25-29 : "Ngài là Đấng đã nhờ Thánh Thần, dùng miệng tổ phụ chúng con là Đavít, tôi trung của Ngài, mà phán : Sao chư dân lại ồn ào náo động, sao vạn quốc dám bày kế viển vông ? Vua chúa trần gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu đồ, chống lại Đức Chúa, chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.



Đúng vậy, Hêrôđê, Phongxiô Philatô, cùng với chư dân và dân Israel đã toa rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu, Đấng Ngài đã xức dầu. Như thế họ đã thực hiện tất cả những gì quyền năng và ý muốn của Ngài đã định trước. Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn".

Cv 7,42-43 : "Thiên Chúa liền xa lìa chúng để mặc chúng thờ kính các tinh tú như lời đã ghi chép trong sách các tiên tri : Hỡi nhà Israel, trong 40 năm trên rừng, có phải các ngươi đã dâng sinh tế và của lễ cho Ta chăng ? Các ngươi đã khiêng nhà xếp Môlóc


và vị sao Rempha, thần các ngươi là những hình tượng các ngươi làm ra để lễ bái ; nên Ta sẽ lưu đày các ngươi sang Babylon
".

Cv 10,43 : "Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội".

Lc 24,44-47 : "Rồi Người bảo : Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói : Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại ; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội".


  1. Tính chất Kinh Thánh hay chất "Lời Chúa", ơn "Mặc khải", ơn "Linh hứng" hoặc nguồn gốc từ Thiên Chúa của bộ sách Thánh Kinh còn được chứng minh bằng sự thánh thiện và tính nhất quán của từng cuốn sách trong tổng thể Thánh Kinh.

7.1 Sự thánh thiện : từng câu, từng lời, từng đoạn trong mỗi cuốn Thánh Kinh không được sai sự thật (về đức tin và luân lý), không bao giờ có chủ trương dạy người ta làm điều xấu xa, sai quấy. Trái lại, lúc nào cũng "có ích cho việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục (loài người) để trở nên công chính" (2Tm 3,16).

Theo Linh mục Đaminh Trần Đức Huân : "Vì được linh hứng, nên Kinh Thánh không thể nào sai lầm. Điều này không có nghĩa rằng mọi điều ghi trong Kinh Thánh phải được hiểu theo nghĩa đen của chữ đã được ghi lại. Thiên Chúa mặc khải qua thân thế và sự nghiệp của ký giả. Do đó, nhiều quan niệm của các ngài không giống quan niệm ta ngày nay. Vì thế, qua ngôn ngữ, cần phải hiểu ý các ngài nữa.

"Trong phạm vi đạo đức, nhiều lời nói và cử chỉ trái với lương tâm hiện giờ. Nhưng ký giả đã chỉ ghi lại, chứ không phê chuẩn và không bảo rằng nên làm thế. Thí dụ : Giacóp nói dối, những cuộc đàn áp dã man, chinh phục đẫm máu, thù oán nghiêm khắc, dâm đãng, loạn luân … Ghi lại những sự kiện vô luân lý đó, tác giả còn muốn làm nổi bật sự nhẫn nại của Thiên chúa trong việc giáo dục nhân loại tội lỗi, Ngài hướng dẫn lịch sử, nhưng không cưỡng bách, con người vẫn còn tự do.

[Đường lối giáo dục của Chúa là tiệm tiến, từng bước hoàn chỉnh, dân riêng của Chúa ban đầu như một đứa trẻ thơ, nó muốn ăn, ngủ lúc nào, ở đâu, cha mẹ cũng chiều, thậm chí muốn "tè" ở đâu, lúc nào cũng mặc. Nhưng càng ngày kỷ cương càng được thực hiện, "tè" có nơi, ăn có chốn … cho tới mức hoàn chỉnh, đó là thời Chúa Giêsu "một chấm, một phảy" cũng không thay đổi nữa. Khi đọc những đoạn Kinh Thánh mô tả cảnh bạo lực, dâm đãng … chúng ta cần phải biết tiêu chí để kết luận một cuốn sách hay một bộ phim, vở kịch … là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực.

Một tác phẩm trình bày bạo lực, đàng điếm mà kết cục người đọc, người xem nhận thấy có sự lạm tả và chủ ý khuyến khích người ta làm theo thì đó là tác phẩm bạo lực, khiêu dâm cần phải loại trừ, xử lý. Trái lại, sau khi xem, đọc mà người ta cảm thấy căm ghét, ghê tởm những điều đó và cần phải lên án, trừng phạt người có hành động đó, thì đấy là một tác phẩm tích cực, có tính giáo dục cao.


  • Thánh Kinh thuộc loại thứ hai này. Những câu chuyện loạn luân, bạo lực chúng ta đọc trong Kinh Thánh đều lên án tính gian giảo, mưu mô, xảo quyệt, tính chơi bời phóng túng của những người không giữ luật Chúa và đã có sự trừng phạt đích đáng : Tổ phụ Giuđa bị lật mặt nạ, phải bẽ bàng xấu hổ mà thú nhận "nó công chính hơn tôi, quả thật tôi đã không cho nó làm vợ Sêla, con trai tôi (theo luật nối dây của Môsê), rồi ông không ăn ở với nàng nữa (đã dốc lòng chừa cải)" (St 38,1-30). Vua Đavít thì cúi đầu nhận tội và sám hối ăn năn (2Sm 11,2 – 12,5). Còn hai ông già "chăn dê" thì bị phanh thây (Đn 13,1-64). Từ cổ chí kim loài người phạm tội như Giuđa và Đavít thì vô kể, nhưng có mấy người can đảm thú nhận và sám hối, khắc phục hậu quả như các ngài ?

  • Những người phạm lỗi toàn là những nhân vật lớn cả, sao lại vấp ngã như vậy ?

Tục ngữ Latinh có câu "Errare humanum est" (bản tính loài người là sai lỗi). Các cụ cũng là người bằng xương bằng thịt, có những đòi hỏi không hợp lý mà chẳng kềm chế nổi. Từ khi ông bà tổ tông phạm tội, ý chí con người trở nên yếu đuối, dễ hướng về điều dữ hơn điều lành. Phải có ơn Chúa phù trợ mới giữ được như lời Chúa Giêsu quả quyết : "Không có thầy các con không thể làm gì được" (Ga 15,5). Ở một tầng cao hơn, những lỗi phạm của các ông cũng nói lên lòng nhân hậu và sự công bằng tuyệt đối của Chúa.

Bài học cực lớn cho các thế hệ mai sau là luôn phải đề phòng, cảnh giác nhất là trước những cám dỗ về tình dục, tiền bạc và danh lợi. Không ai có thể nói mạnh được, không ai có thể tự sức mình mà đứng vững được mãi. Hãy nhớ thân phận cát bụi, yếu hèn, hãy nhớ "Errare humanum est" ; cây lim, cây sến vẫn có thể đổ - mạnh như Samson mà cuối cùng cũng thua nàng Đalila (Tl 16,1-31).

Thiên Chúa là Đấng trung tín và nhân hậu, bất chấp những yếu đuối, sai phạm của loài người, lời Chúa hứa vẫn được thực thi, Đấng Cứu Thế vẫn ra đời cứu độ nhân loại.]

"Trong phạm vi khoa học, có nhiều quan niệm không hợp với sự thực như ta biết ngày nay. Tác giả đã không phán đoán thực hư như thế nào, mà cũng chỉ ghi lại quan niệm của mình như bất cứ người đồng thời nào. Mục đích tác giả có tính cách tôn giáo. Thí dụ, việc dựng nên trời đất và con người, tác giả ghi lại sự kiện chứ không lưu ý tới cách thế sáng tạo, mặc dầu tác giả cảm hứng theo những quan niệm người đồng thời về vấn đề đó.

"Trong phạm vi văn học, mỗi sách có một lối văn riêng. Tác giả Thánh Vịnh là một thi sĩ, nên nhìn sự vật với nhiều hình ảnh. Tác giả các sách lịch sử, lại nhìn chính những sự kiện, những biến cố, những chi tiết tự chúng không quan trọng, mà phải được hiểu xem chúng giúp diễn tả một bài học tôn giáo như thế nào. Cả trong Tân Ước, các thánh trước hay thánh ký nhấn mạnh về thân thế, về ngôi vị sống động của Chúa Cứu Thế, mà ít lưu tâm đến tiểu sử của Ngài. Do đó, đã không trưng nguyên văn từng chữ những câu nói của Chúa, mà chỉ cố gắng nói lên tư tưởng sâu xa của Ngài".

7.2 Tính nhất quán : Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước có chừng 40 tác giả phụ là các Thánh ký hay những người Chúa dùng để chép Kinh Thánh. Những người này sống trong các thời đại khác nhau, có khi cách nhau cả 1.000 năm, sống ở những nơi khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau với học vấn khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, trong các môi trường văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, cách suy nghĩ, nói năng khác nhau … nghĩa là không có gì giống nhau cả, cũng không hề có một kịch bản hay khuôn mẫu sẵn, thế mà khi viết Kinh Thánh lại có cùng mục tiêu giống nhau và cùng viết về một chủ đề giống nhau. Đó là một phép màu !

Người ta ví Thánh Kinh như một bức tượng tôn giáo có 40 mảnh, 40 ông thợ không hề biết nhau, không hề bàn luận với nhau, không hề có kích thước, mẫu mực, bản vẽ của bức tượng, cũng không ai cho biết chất liệu làm bức tượng, ông làm mảnh thứ nhất rồi để đó, có khi chôn vùi đi, tới ông làm mảnh cuối cùng hơn 1000 năm sau … thế nhưng khi gom lại 40 mảnh và ghép với nhau thì vừa khít, không thừa, không thiếu 1 ly, bức tượng cùng 1 chất liệu thật hoàn chỉnh, trở thành tuyệt tác phẩm – Câu chuyện của Thánh Kinh cũng giống như vậy.

Điểm này chứng tỏ đã có một ông thợ tối cao (Đức Chúa Trời) điều hành mọi việc "từ khởi sự cho đến hoàn thành", mà tài tình ở chỗ không có áp đặt, bắt rập khuôn, vẫn để con người các Thánh ký hoàn toàn tự do, theo trình độ, suy nghĩ riêng của mình.

Tiến sĩ vật lý nguyên tử học Phan Như Ngọc khi trở lại đạo Chúa, đã hiểu ra điều này, ông viết : "Dần dà tôi cũng tin Kinh Thánh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải qua khoảng thời gian 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu chí cuối Kinh Thánh nói về một chủ đề duy nhất, đó là kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Thực ra đây cũng là vấn đề của đức tin, là tiền đề thứ hai cho mọi người theo Chúa". (Tiến sĩ Phan Như

Ngọc – pnngoc@gmx.net, trong

Bài Giảng Chúa Nhật số 4/2007, tr.74)

Kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời được thực hiện qua Chúa Giêsu là Ngôi Hai nhập thể ở với loài người, rao giảng Tin Mừng cho mọi người, làm nhiều phép lạ để chứng tỏ Ngài là Đấng Chúa Trời sai đến, và cuối cùng chịu chết trên thập giá, được mai táng và sau ba ngày thì sống lại, lên trời vinh hiển, đồng thời thiết lập Hội Thánh để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài ở trần gian cho đến ngày tận thế.

Chính Chúa Giêsu và các Tông Đồ làm chứng về điều này :

"Họ đã làm ứng nghiệm những lời ngôn sứ đọc mỗi ngày Sabat, tuy không thấy Người có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi Philatô xử tử, sau khi thực hiện tất cả những điều Kinh Thánh chép về Người họ đã hạ Người từ trên cây gỗ xuống và mai táng trong mồ" (Cv 13,28-30)

Chúa Giêsu nói : "Các ông nghiên cứu Thánh Kinh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Thánh Kinh lại làm chứng về tôi" (Ga 5,39)

"Các ngôn sứ đã nghiên cứu tìm hiểu ơn cứu độ này, và đã tuyên sấm về ân sủng dành cho anh em. Thần Khí Đức Kitô ở nơi các ngài, đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Kitô, và vinh quang đến sau những đau khổ đó, nên các ngài đã tìm hiểu xem Thần Khí muốn cho thấy việc đó xảy ra vào thời nào, trong hoàn cảnh nào"

(1Pr 1,10-11)

"Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh" (Lc 24,27)

"Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh và Người nói : Có lời Thánh Kinh chép rằng : Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại ; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này"

(Lc 24,45-48)

Các Sách Thánh quy về Chúa Giêsu như trung tâm :

"Thế ông là ai để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến, ông nói ông là ai ? Ông Gioan Tẩy Giả nói : Tôi là tiếng hô trong hoang địa – Hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi như ngôn sứ Isaia đã nói" (Ga 1,22-23 xem Is 40,3)

"Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người" (Ga 1,32 xem Is 11,2 ; 61,1)

"Người lại nói : Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở và các thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người"

(Ga 1,51 xem St 28,12)

"Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán" (Ga 2,16 xem Dcr 14,21)

"Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh : vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Ga 2,17 xem Tv 69,10)

"Vậy khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói" (Ga 2,22)

"Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời" (Ga 3,14-15 xem Ds 21,9)

"Người đến một thành xứ Samari tên là Xykha, gần thửa đất ông Giacóp đã cho con là ông Giuse, ở đấy có giếng của ông Giacóp"

(Ga 4,5-6 xem St 33,19 ; Gs 24,32)

Chỉ có 4 đoạn trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta đã thấy trưng dẫn Cựu Ước tới 8 lần. Còn Tin Mừng theo thánh Mátthêu trong 4 đoạn đầu đã trưng dẫn 38 lần với công thức chung : "Để ứng nghiệm lời Kinh Thánh" hay "Lời các ngôn sứ rằng …".

Cũng trong vỏn vẹn 4 đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, tác giả đã trưng dẫn Cựu Ước tới 60 lần.

"Anh em hãy tiến lại gần Đức Kitô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá" (1Pr 2,4)

Đối chiếu với câu :

"Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ



Lại trở nên đá tảng góc tường

Đó chính là công trình của Chúa

Công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta" (Tv 117,22)

Có những hình ảnh trong Cựu Ước tiên báo về Chúa Giêsu, nhân vật trung tâm của Kinh Thánh :



  • Ađam, tổ tông loài người, đã làm cho loài người phải chết vì phạm tội dưới gốc cây. Thánh Phaolô đã gọi ông là Ađam "cũ" để so sánh với Ađam "mới", là Chúa Giêsu đã dùng một cây là cây thập giá, để làm cho những ai tin, được sống đời đời.

  • St 3,1-24 xem Rm 5,12-15 : "Ađam là hình ảnh Đấng sẽ tới" (Chúa Giêsu).

  • Aben, người công chính bị anh ruột là Cain giết chết (St 4,1-8 xem Dt 12,24 : "Anh em đã tới cùng vị Trung Gian Giao Ước mới là Đức Giêsu và được máu Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben".

  • Isaác, con trai duy nhất của tổ phụ Abraham, được lệnh phải chịu sát tế trên núi (nhưng Chúa thử lòng ông mà thôi, Ngài đã cứu Isaác và nhận lễ tế cừu đực thay thế) – St 22,1-15 xem Rm 8,22 : "Đến như Con Một Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta".

  • Giuse bị anh em bán sang Ai Cập, chịu nhiều cay đắng nhưng sau đã nên tể tướng, cứu cả dân Ai Cập lẫn anh em mình khỏi chết đói – St 37,1-29 xem Cv 7,9-54 : "Có ngôn sứ nào mà cha ông các ông không bắt bớ ? Họ đã giết những vị tiên báo Đấng Công Chính sẽ đến".

  • Giuse bị anh em bán 20 đồng bạc là sự kiện tiên báo Chúa Giêsu cũng bị Giuđa bán 30 đồng bạc (Mt 26,15), biến cố này còn được ngôn sứ Dacaria tiên báo chính xác hơn : "Họ tính công cho tôi là 30 đồng bạc" (Dcr 11,12). Một sự kiện trùng khớp nữa là việc Giuđa sau khi bán Thầy thì hối hận đem trả lại số bạc : "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội khiến người phải chết oan", họ đáp : "Can gì đến chúng tôi, mặc kệ anh", Giuđa ném số bạc vào đền thờ rồi ra đi thắt cổ (Mt 27,3-6). Ngôn sứ Dacaria cũng "đem 30 đồng bạc ném vào kho bạc nhà Đức Chúa" (Dcr 11,13).

  • Nhà lãnh đạo Môsê bị chết hụt lúc vừa chào đời, bị rượt đuổi phải vượt biên sang nước Madian, khi trở về Ai Cập và được Chúa dùng làm nhà lãnh đạo dân Israel, đã bị Pharaô chống đối, khi dẫn dân xuất Ai Cập thì bị chính dân mình kêu trách, phản bội … Môsê chính là hình ảnh báo trước Chúa Giêsu cũng bị săn đuổi khi mới sinh ra, bị dân Do Thái kết án … Nhưng Người đã giải thoát cả nhân loại … "Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy" (Đnl 18,18 : lời Chúa phán với Môsê).

  • Con Chiên của lễ Vượt Qua là hình ảnh chính xác nhất tiên báo Chúa Giêsu chịu chết để giải cứu nhân loại. Sách Xuất hành chương 17 tường thuật chỉ thị của Đức Chúa truyền cho dân Do Thái qua nhà lãnh đạo Môsê như sau :

  • Mỗi nhà sắm một con chiên đực 1 tuổi, lành lặn (không bị gãy xương, què quặt …)

  • Xế chiều thì thọc huyết, lấy máu bôi trên mi cửa.

  • Mọi người chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng, vào chập tối ăn thịt chiên vội vàng và đợi lệnh lên đường ra khỏi nước Ai Cập (thoát cảnh nô lệ) về Đất hứa.

  • Xem Tin Mừng theo thánh Gioan, chương 1, câu 36 : "Thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông Gioan (Tẩy Giả) tuyên bố : Đây là Chiên Thiên Chúa".

  • Chiên Vượt Qua bị sát tế khoảng 3 giờ chiều, ứng với giờ tắt thở của Chúa Giêsu trên thập giá.

  • Chiên Vượt Qua phải còn nguyên, không bị què quặt … Chúa Giêsu cũng được bảo toàn như vậy : "Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác : Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu" (Ga 19,31-37). Điều này ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà Gioan nhắc tới là sách Xuất hành chương 12 đã nêu trên. Còn việc Con Chiên bị thọc huyết ứng nghiệm sự kiện Chúa bị đâm ở cạnh sườn, biến cố này còn được ngôn sứ Dacaria báo trước bằng câu : "Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta, chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu" (Dcr 12,10).

Tin Mừng theo thánh Mátthêu còn cho chúng ta những chi tiết chính xác lạ lùng trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu :

  • Trong vườn Cây Dầu, trước khi nộp mình chịu chết, Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được" (Mt 26,38), điều này đã được vua Đavít báo trước 1.000 năm trong Thánh Vịnh 42,6 : "Hồn tôi hỡi cớ sao phiền muộn, xót xa phận mình mãi làm chi !".

  • Chúa Giêsu cầu xin : "Lạy Cha ! Nếu có thể được xin cho con khỏi phải uống chén (đắng) này. Tuy vậy xin đừng theo ý Con mà theo ý Cha" (Mt 26,39) – Chén đắng đã được ngôn sứ Isaia báo trước 800 năm : "Từ tay Đức Chúa, ngươi đã nhận, đã uống chén lôi đình, ngươi đã cạn chén nồng choáng váng"

(Is 51,17)

  • Giuđa – một trong Mười Hai Tông Đồ, kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng : "Tôi hôn ai thì chính là người đó, các anh bắt lấy !". Ngay lúc đó Giuđa tiến lại gần Đức Giêsu và nói : "Rapbi ! Xin chào Thầy", rồi hôn Người. Điều này đã được báo trước 1.000 năm trong Thánh vịnh 41, câu 10 của vua Đavít : "Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con" ; và Thánh vịnh 55, câu 18 :

"Giả như tên địch thù phỉ báng, thì tôi cũng cam lòng, hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể lánh đi.

Nhưng đây lại là bạn, người đồng vai đồng vế, chỗ thân tình tâm phúc với tôi, đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi,
trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước
"

Chúa Giêsu nói với những kẻ đến bắt Người : "Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt ? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ"

(Mt 26,55-56).

Chúa Giêsu muốn nhắc tới lời ngôn sứ Dacaria đã báo trước hàng thế kỷ : "Hãy đánh mục tử thì đàn chiên sẽ tan tác" (Dcr 13,7).



  • Bị cáo gian nhiều điều "nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh" (Mt 26,63). Thái độ này ứng với lời tiên báo của ngôn sứ Isaia : "Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca ; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng" (Is 53,7). Vị Thượng tế phải nhân danh Thiên Chúa, buộc Đức Giêsu trả lời, Người mới nói : "Từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến" (Mt 26,64), so với Thánh vịnh 110, câu 1 : "Sấm ngôn của Đức Chúa, ngỏ cùng Chúa Thượng tôi, bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con". Họ xé áo mình ra … "Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người" (Mt 26,67) – Sự việc này ngôn sứ Isaia đã nói tới : "Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu, tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ" (Is 50,6).

  • Chuyện tổng trấn Philatô thấy phiền toái, muốn trao Chúa Giêsu cho dân tự xử nên lấy nước rửa tay và tuyên bố : "Ta vô can trong vụ đổ máu người này, mặc các ngươi liệu lấy" (Mt 26,24), thì Thánh vịnh 26, câu 6 đã viết trước : "Con rửa tay nói lên lòng vô tội".

  • Việc "quân lính bện vòng gai đặt lên đầu Đức Giêsu rồi quỳ xuống nhạo Người" (Mt 27,29), đã được báo trước trong Thánh vịnh 22, câu 8 : "Thấy con ai cũng chê cười, lắc đầu bỉu mỏ chúng thời mỉa mai".

  • Việc "chúng cho Người uống rượu pha với mật đắng" (Mt 27,29 – cho tê, bớt đau, đó là một tí nhân đạo của luật La Mã, nhưng Chúa Giêsu không uống), vua Đavít đã báo trước qua Thánh vịnh 69, câu 22 : "Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước chúng lại cho uống giấm chua".

  • Việc "quân lính đóng đinh Người xong, chúng đem áo Người chia làm 4 phần, còn áo trong thì để nguyên và bắt thăm ai trúng thì được" (Mt 27,35), đã được báo trước trong Thánh vịnh 22, câu 19 : "Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn".

  • "Cùng đóng đinh với Người có hai tên trộm cướp, một tên bên phải, một tên bên trái" (Mt 27,38), sự việc này đã ứng với lời ngôn sứ Isaia : "bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân" (Is 53,12).

  • Ngôi mộ của ông Gioseph, một người giàu có, đục vào sườn đá, chưa chôn cất ai nay dùng cho Chúa Giêsu, nói lên lòng tôn kính của những người tin theo Chúa, đồng thời cũng làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo về Người Tôi Trung của Thiên Chúa (ám chỉ Chúa Giêsu) : "Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới ? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh,
    vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt. Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn, (nhưng)
    được mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa" (Is 53,8-9).

Sau cùng sự kiện lớn lao nhất, phép mầu lớn nhất của Chúa Giêsu, đó là việc Ngài từ cõi chết sống lại sau 3 ngày an táng (các sách Tân Ước Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan và sách Công vụ Tông Đồ cũng như các thư Thánh Phaolô và các thư chung đã tường thuật và nói tới). Sự kiện đó đã được báo trước nhiều lần, nhiều cách, qua nhiều ngôn sứ, cụ thể nhất là dấu chỉ của ngôn sứ Giôna, chính Chúa Giêsu đã áp dụng vào bản thân Ngài, trước khi Ngài chịu chết. Dấu lạ ngôn sứ Giôna (sách ngôn sứ Giôna) so với Tân Ước theo thánh Mátthêu : "Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng : Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ. Người đáp : Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy. Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng ; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa" (Mt 12,38-42).



Chúng ta cần lưu ý đến một điểm quan trọng nữa là khi rao giảng, làm chứng về Đức Giêsu, các Tông Đồ luôn đối chiếu từng biến cố trong đời sống của Chúa Giêsu (từ khi sinh ra cho tới khi sống lại lên trời), với toàn bộ Cựu Ước bằng công thức chung : "Để ứng nghiệm Lời Chúa trong Sách Các Ngôn sứ", "Có lời Kinh Thánh chép rằng", "Như Lời Chúa phán qua các ngôn sứ" … Quả thật đúng như Lời Chúa Giêsu đã nói với người Do Thái : "Kinh Thánh làm chứng về tôi" (Ga 5,39). Chúa Giêsu đúng là trung tâm của Kinh Thánh.

7.3 Quá trình hình thành quy điển (thư mục) Tân Ước : Những tiêu chuẩn để chọn lựa và những ngụy thư (sách có hình thức Thánh Kinh mà không được Giáo Hội công nhận) :

Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ, đã xuất hiện nhiều tác phẩm của các Kitô hữu. Vấn đề được đặt ra rõ nét từ thế kỷ 2 là vấn đề xác định xem đâu là danh sách những tác phẩm cần được bảo tồn và coi như Sách Thánh, nói cách khác, đó là xác định quy điển (cũng gọi là thư quy) của Tân Ước. Có một vài tiêu chuẩn hướng dẫn công việc này :

  1. Tác phẩm phải bắt nguồn từ các Tông Đồ thì mới được nhận vào quy điển. Thư gửi tín hữu Hipri và sách Khải huyền mãi đến thế kỷ 3 vẫn còn trong vòng tranh luận, bởi lẽ có nơi không tin thánh Phaolô và thánh Gioan là tác giả của chúng. Ngày nay, người ta hiểu "tác giả" ở đây không nhất thiết phải là người đã cầm bút để viết nên tác phẩm, nhưng có thể chỉ là người đã có liên hệ và ảnh hưởng trên tác phẩm. Dù sao, đối với Giáo Hội các thế kỷ đầu, tông đồ tính của tác phẩm là điều quan trọng. Như các ngôn sứ xưa đã loan báo Đức Kitô nhờ ơn linh hứng (x. 2Pr 1,20-21), thì Nhóm Mười Hai (và Phaolô) giờ đây cũng làm chứng về sự hoàn tất viên mãn, nhờ cùng một ơn linh hứng đó (x. Cv 2,17-18).

  2. Phần lớn các sách Tân Ước đều được viết cho những cộng đoàn Kitô hữu nhất định, nên lịch sử và tầm quan trọng của một cộng đoàn cũng giúp cho việc bảo tồn một tác phẩm và thậm chí cho việc nhận tác phẩm đó vào quy điển. Dường như Tin Mừng Mátthêu được gửi cho các cộng đoàn ở Xyri, và họ đã làm tốt nhiệm vụ này. Các Giáo Hội ở Hy Lạp và Tiểu Á có lẽ đã bảo trì các tác phẩm của thánh Phaolô và thánh Gioan. Giáo Hội ở Rôma đã bảo trì Tin Mừng Máccô và thư gửi tín hữu Rôma.

  3. Tác phẩm phải phù hợp với quy luật đức tin. Chẳng hạn như Tin Mừng của thánh Phêrô không được đưa vào quy điển, vì có thể dẫn đến lạc giáo.

Sau đây là một vài thời điểm đặc biệt trong lịch sử hình thành quy điển:

  • Đầu tiên, rất có thể là tập thư của thánh Phaolô đã được gom lại và sử dụng trong Giáo Hội. Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Kitô giáo cho thấy : họ đã biết đến một số lớn các thư của thánh Phaolô, có lẽ là nhờ các thư này được thu thập và phổ biến dựa trên uy tín lẫy lừng của ngài. Trước đầu thế kỷ 2, thư này được coi là sách Thánh như các sách Cựu Ước. Dần dần toàn bộ thư của thánh Phaolô được các Giáo Hội ở thế kỷ 2 công nhận, vì có tông đồ tính.

  • Ở thế kỷ 1, các Tin Mừng chiếm chỗ đứng mờ nhạt so với các thư của thánh Phaolô. Trước năm 140, không thấy có tài liệu nào nói đến tập sách Tin Mừng, nhưng từ nửa sau thế kỷ 2 có nhiều bằng chứng hơn. Thánh Giúttinô nói đến sự kiện các Tin Mừng được đọc vào Chúa nhật, được coi như tác phẩm của các Tông Đồ (hay những đồ đệ của các ngài) và được dùng như Kinh Thánh. Càng lúc bốn Tin Mừng càng tỏ ra trổi vượt hơn các sách khác vì tính chân thực trong những lời chứng về Đức Giêsu. Có lẽ khoảng năm 170, bốn Tin Mừng đã được nhận vào quy điển.

  • Một thời điểm quan trọng trong lịch sử quy điển là chọn lựa của ông Máckiôn (144). Ông này gạt bỏ toàn bộ Cựu Ước, chỉ chấp nhận một Tin Mừng duy nhất (bản ngắn của thánh Luca) và những thư của một Tông Đồ duy nhất (10 thư của thánh Phaolô). Thái độ của Máckiôn rõ ràng là ngược với Giáo Hội xưa nay, nên nó đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ, nhất là từ thánh Giúttinô và thánh Irênê. Các Giáo Hội địa phương bắt đầu đưa ra quy điển riêng của mình.

  • Vào đầu thế kỷ 3, khắp nơi đều nhìn nhận bốn sách Tin Mừng, 13 thư của thánh Phaolô (trong đó không có thư Hipri), Công vụ, thư thứ nhất của thánh Phêrô và phần nào thư thứ nhất của thánh Gioan nữa. Các sách còn lại chưa đạt được sự nhất trí trọn vẹn. Các cuộc tranh luận còn kéo dài.

  • Dần dần có một sự nhất trí. Ở Đông Phương, năm 367, thánh Athanaxiô, giám mục Alêxandria chấp nhận quy điển gồm 27 cuốn như ta ngày nay. Ở Tây phương, "Sắc lệnh của đức Đamaxô" do công nghị Rôma công bố (năm 382) cũng chấp nhận như vậy. Quy điển coi như đã được ấn định vào cuối thế kỷ 4. Năm 1546, công đồng Trentô đã tái khẳng định quy điển của toàn bộ Kinh Thánh.

Ta thấy một tác phẩm được nhận vào quy điển vì nó là văn bản được linh hứng, nhưng ta chỉ biết chắc chắn là nó được linh hứng khi nó được nhận vào quy điển. Giáo Hội trước khi nhận vào đã phải suy nghĩ về truyền thống được coi là bắt nguồn từ các Tông Đồ, đó là tiêu chuẩn để chọn lựa.

Khi quy điển được xác định, một số lớn tác phẩm không được kể vào quy điển này. Trong đó có cả những tác phẩm nổi tiếng, thậm chí đã từng được một số vị có thẩm quyền công nhận là Sách Thánh như sách Giáo huấn của mười hai Tông Đồ (cuối thế kỷ 1 hay bắt đầu thế kỷ 2 tại Rôma), Người Mục Tử của Hécmát (đầu thế kỷ 2 tại Rôma), thư của Banaba, hai thư của Clêmentê. Các tác phẩm này được bảo tồn cẩn thận và ngày nay vẫn được xếp vào loại các tác phẩm có giá trị của Giáo Hội buổi đầu.

Nhưng cũng có những tác phẩm khác bị loại bỏ, không được Giáo Hội dùng làm nền tảng cho giáo lý của mình, và vì thế không được dùng trong phụng vụ, ta quen gọi là ngụy thư. Ngụy thư có hình thức và nội dung khá gần với các sách Tân Ước. Tuy nhiên, cũng phải nhận là một số ngụy thư có chứa đựng những sai lầm về giáo lý, thí dụ nghiêng về thuyết ảo thân (docétisme, thuyết này không nhìn nhận nhân tính của Đức Kitô) hay bài bác hôn nhân. Phần nhiều các ngụy thư đều ẩn dưới danh nghĩa các vị Tông Đồ.

Ta có thể chia các ngụy thư thành 4 loại như các sách trong Tân Ước :

  • Các sách Tin Mừng : Tin Mừng của thánh Phêrô (tìm thấy một mảnh ở Ai Cập vào năm 1886). Tin Mừng của thánh Tôma, nay được chia làm 114 câu trong đó có 79 câu gần giống với Tin Mừng Nhất Lãm … Các Tin Mừng này ít nhiều mang dấu vết của thuyết ngộ đạo (gnosticisme) ; thuyết này cho rằng chỉ có việc giác ngộ mới đưa con người đến ơn cứu độ. Ngoài ra, còn có Tin Mừng thời thơ ấu của thánh Tôma Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê, hai tác phẩm này mang nhiều yếu tố huyền hoặc, lạ lùng.

  • Các sách Công vụ : Công vụ của thánh Anrê chịu ảnh hưởng của thuyết ngộ đạo qua việc lên án hôn nhân và nhấn mạnh đến bản tính thiêng liêng của con người. Công vụ của thánh Gioan, Công vụ của thánh Phaolô, Công vụ của thánh Phêrô, Công vụ của thánh Tôma. Nói chung, tác giả các sách Công vụ thích khai thác những yếu tố kỳ diệu, lạ lùng trong cuộc đời vị Tông Đồ mà họ muốn ca ngợi.

  • Các thư : Thư thứ ba gửi tín hữu Côrintô, Thư gửi tín hữu Laođikia, Thư của các Tông Đồ. Nội dung của các thư này không có gì đặc sắc (trừ Thư của các Tông Đồ) và giống với những bài về thần học hơn là những lá thư.

  • Các sách Khải huyền : sách Khải huyền của thánh Phêrô kể lại việc Đức Giêsu chỉ cho các môn đệ thấy những miền ở thế giới bên kia, chỗ ở của kẻ dữ và hình phạt họ phải chịu. Còn sách Khải huyền của thánh Phaolô lại xoay quanh thị kiến của thánh nhân được nói đến ở 2Cr 12,2.

Tóm lại có 3 tiêu chuẩn để chọn lựa và ấn định quy điển (thư mục Thánh Kinh Tân Ước) :

    • Tác phẩm phải có nguồn gốc từ các Tông Đồ (do đó cũng giới hạn thời gian viết sách từ giữa thế kỷ 1 sang đầu thế kỷ 2).

    • Tác phẩm phải phù hợp với quy luật đức tin.

    • Tác phẩm phải được thẩm quyền tối cao của Giáo Hội lựa chọn và xác nhận.

(Trích phần dẫn nhập vào Tân Ước của NPD Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong Thánh Kinh ấn bản 2011, tr. 2098-2100)

  1. Văn bản Tân Ước và khoa phê bình văn bản.

Hiện nay chúng ta không còn giữ được một văn bản Kinh Thánh nào do chính tay tác giả viết, hay nói cách khác, văn bản gốc không còn nữa. Tuy nhiên, chúng ta lại có rất nhiều bản chép Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp và những bản dịch Tân Ước cổ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Đây là những bản chép tay thuộc nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện kỹ thuật in. Các bản chép này hiện đang nằm rải rác ở các thư viện trên thế giới.

Các bản chép tay Tân Ước được viết trên giấy cói hay giấy da.

  • Giấy cói làm từ cây papyrus, một loại cây cói hay sậy mọc ở các vùng đầm lầy bên Ai Cập, cao từ 2 đến 3m. Trong hai thế kỷ đầu, Tân Ước thường được chép trên loại giấy này. Tuy không bền bằng giấy da, nhưng nhờ khí hậu khô nóng ở Ai Cập, loại giấy này vẫn còn tồn tại. Hiện nay, còn chừng 90 bản giấy cói, đa số gốc Ai Cập, chép trong khoảng giữa thế kỷ 2 và thế kỷ 8. Đây chỉ là những mảnh của Tân Ước, nhưng lại có giá trị cao, vì có những bản giấy cói cổ hơn những bản giấy da lâu đời nhất. Các bản giấy cói được đánh số và mang ký hiệu P. Sau đây là một vài bản quan trọng :

  • Bản P52 (Papyrus Rylands) chỉ gồm Ga 18,31-33,37-38. Đây là bản chép Tân Ước cổ nhất hiện có. Nó được chép khoảng năm 135, nay được lưu trữ tại thư viện John Rylands (Anh).

  • Bản P46, khoảng năm 200, gồm có các thư của thánh Phaolô, trừ những thư mục vụ. Bản này gồm 86 tờ giấy cói được đóng lại thành tập (codex).

  • Giấy da làm bằng da, được sử dụng nhiều từ thế kỷ 2 CN. Văn bản Tân Ước được chép trên giấy da dưới dạng chữ hoa (majuscules) hay chữ thảo (minuscules). Như giấy cói, các tờ giấy da có thể được đóng thành tập (codex) hay nối lại với nhau thành một miếng dài rồi cuộn lại (volumen). Sau đây là một vài tập chữ hoa quan trọng :

  • Bản Vaticanô (Codex Vaticanus) mang ký hiệu là B, được chép vào thế kỷ 4. Bản này bằng tiếng Hy Lạp gồm cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, nhưng Tân Ước bị thất lạc phần cuối. Hiện bản này được lưu trữ tại thư viện Vaticanô.

  • Bản Sinai (Codex Sinaiticus), thế kỷ 4, tìm thấy tại Tu viện thánh Catarina ở núi Sinai vào năm 1844. Bản này cũng bằng tiếng Hy Lạp gồm một phần Cựu Ước và toàn bộ Tân Ước, thậm chí còn thêm Thư của Banaba và một phần tác phẩm Người Mục Tử của Hécmát. Bản này mang ký hiệu là S, hiện để tại Luân Đôn.

Đây là hai bản nổi tiếng hơn cả trong số khoảng 250 bản chữ hoa chép trên giấy da, trong khoảng từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 10.

Như đã nói ở trên, các bản chép tay hiện có là những bản sao hay bản dịch từ bản gốc ; chúng cũng có thể chỉ là những bản chép lại từ các bản sao. Khi đối chiếu những bản chép tay Tân Ước hiện có với nhau, ta thấy chúng có khá nhiều điểm dị biệt, cũng gọi là dị bản. Phần lớn là những điểm dị biệt nhỏ liên quan đến các chi tiết ngữ pháp, từ vựng hay trật tự các từ trong câu. Tuy nhiên, cũng có những điểm dị biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả đoạn.

Các điểm dị biệt trên đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, văn bản gốc của Tân Ước đã được các ký lục sao đi chép lại nhiều lần trong bao thế kỷ. Khi sao chép, khó tránh khỏi những sai sót vì bất cẩn hay vì thiếu khả năng. Thêm vào đó, có những ký lục, do ý hướng tốt, đã đôi khi sửa đổi văn bản mẫu mà họ cho là viết sai, viết không hay, hoặc thiếu rõ ràng về mặt thần học. Ngoài ra, khi dùng các trích đoạn Tân Ước trong phụng vụ, người ta cũng thường làm cho chúng trở nên dễ đọc hơn, hay dung hòa chúng với văn bản song song của một tác giả khác trong Tân Ước.

Như thế, Lời Chúa trong bộ sách Tân Ước cũng chịu một số phận như những tài liệu cổ khác, đó là bị biến đổi ít nhiều qua dòng thời gian. Nhiệm vụ của khoa phê bình văn bản là phục chế, tái tạo lại hình thức nguyên thủy của văn bản gốc bằng cách dựa vào những bản chép tay hiện có.

8.1 Trước hết là thu thập mọi bản Tân Ước chép tay, cả những bản Hy Lạp lẫn những bản dịch cổ bằng tiếng Latinh, Xyri, hay Ai Cập … Đôi khi, có những bản dịch lại sát với bản gốc hơn cả bản Sinai hay bản Vaticanô, bởi lẽ chúng được dịch từ các bản Hy Lạp còn cổ hơn hai bản này.

Các giáo phụ thường trích dẫn Tân Ước trong các tác phẩm của mình. Những trích dẫn này cũng có thể giúp khoa phê bình tìm lại được văn bản Tân Ước ở tình trạng rất gần với bản gốc.

Tuy nhiên, dựa vào các bản dịch cổ hay các trích dẫn của các giáo phụ để mong tìm lại văn bản gốc là một việc tế nhị. Đọc một từ trong bản dịch, chúng ta không dễ biết chắc được từ tương ứng bằng tiếng Hy Lạp trong bản gốc. Còn những trích dẫn thì quá ngắn và nhất là các giáo phụ lại thường trích dẫn dựa theo trí nhớ, chứ không trích nguyên văn.

8.2 Sau khi đã thu thập các tài liệu trên đây, khoa phê bình văn bản sẽ cố gắng sắp xếp lại để tiện dụng cho việc tiếp cận với nguyên bản. Các nhà chuyên môn nhận thấy rằng các bản chép tay hiện có tuy nhiều, nhưng có thể chia thành một số nhóm chính. Mỗi nhóm tượng trưng cho một loại văn bản mà ta có thể xác định được nguồn gốc của nó một cách tương đối chắc chắn. Sau đây là ba loại văn bản chính yếu :

  • Văn bản "Ai Cập" hay còn gọi là văn bản Alêxandria, vì nó bắt nguồn từ vùng Alêxandria bên Ai Cập, vào trước năm 300. Các bản chữ hoa quan trọng nhất như bản Sinai (S) và bản Vaticanô (B) đều thuộc loại văn bản này. Từ nửa sau thế kỷ 19, ở Tây phương, các ấn bản Tân Ước thường dựa theo loại văn bản này. Dù có những khiếm khuyết, nó được các nhà chuyên môn nhìn nhận là loại văn bản có giá trị cao, ngắn gọn và ít có những biến đổi hay điểm dung hòa.

  • Văn bản "Xyri", còn gọi là bản Antiôkhia hay bản Phổ Thông. Người ta thường cho rằng nó bắt nguồn từ vùng Antiôkhia vào khoảng năm 300. Nhiều bản chữ hoa thuộc thế kỷ 9 và thế kỷ 10, cũng như phần lớn các bản chữ thảo thuộc loại văn bản này. Ở Đông phương ngày nay, văn bản này vẫn được sử dụng. Còn ở Tây Phương, các ấn bản đầu tiên của Tân Ước đều đã dựa trên văn bản này, nó được coi như văn bản được công nhận (textus receptus). Mãi đến thế kỷ 19, nó mới nhường chỗ cho văn bản Alêxandria nói trên. Đặc tính của loại văn bản này là trau chuốt và sáng sủa, có những thay đổi vừa phải, có lẽ để thích nghi với việc dùng trong phụng vụ. Loại văn bản này không có giá trị phê bình cao như loại trên.

  • Văn bản "Tây Phương". Văn bản này được gọi như vậy từ thế kỷ 18, vì thoạt tiên người ta biết đến nó qua những bản dịch Latinh cổ (nửa sau thế kỷ 2) hay những bản song ngữ Hy Lạp – Latinh (như bản Bêda, ký hiệu là D, khoảng thế kỷ 4). Nhưng giờ đây người ta khám phá thấy nó cũng đã có mặt ở Đông phương từ lâu. Văn bản này thiên về việc giải thích dài dòng để làm rõ nghĩa, và hay sửa đổi văn bản gốc cho có sự tương hợp giữa các đoạn song song.

Vậy vấn đề là phải phân loại và lượng giá các văn bản, cũng như xác định vị trí của chúng trong không gian và thời gian. Nhờ đó, ta có thể nhận ra đâu là những hình thức cổ nhất của văn bản, nghĩa là những hình thức dễ gần với bản gốc hơn.

8.3 Công việc trên đây là nhiệm vụ của khoa phê bình ngoại tại (critique externe). Khoa này còn cần sự trợ giúp của khoa phê bình nội tại nữa (critique interne). Trước những dị bản, tức là những chỗ mà các bản chép không đồng nhất với nhau, khoa này sẽ giúp ta chọn dị bản nào có khả năng gần với bản gốc hơn, nhờ một số quy tắc. Sau đây là một vài quy tắc tiêu biểu :

  • Chọn dị bản nào khó hiểu hơn, miễn là nó không mâu thuẫn với văn cảnh, vì người chép thường có khuynh hướng làm cho văn bản trở nên dễ hiểu hơn.

  • Chọn dị bản nào ngắn hơn, vì người chép có khuynh hướng giải thích dài dòng.

  • Chọn dị bản phù hợp với ngôn ngữ và tư tưởng của tác giả hơn.

  • Trong các văn bản song song, chọn dị bản nào còn giữ lại được nét riêng, hơn là dị bản đã bị dung hòa.

Những quy tắc trên đây không có tính tuyệt đối, nên cần áp dụng cách uyển chuyển và thận trọng, nhất là khi quy tắc này dẫn đến một kết luận trái với quy tắc kia. Để tránh rơi vào thái độ chủ quan, ta chỉ nên dùng khoa này như một bổ túc cho khoa phê bình ngoại tại. Dù sao, nhờ những kết quả lớn lao mà khoa phê bình đạt được trong khoảng 150 qua, hiện nay văn bản của Tân Ước có thể coi như đã được xác định.

(Trích phần dẫn nhập vào Tân Ước của NPD Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong Thánh Kinh ấn bản 2011, tr. 2100-2103)

  1. Kinh Thánh được ghi bằng văn tự từ khi nào ?

Theo truyền thống của dân Do Thái, dâng riêng của Chúa, thì chính Chúa đã viết Thập giới trên bia đá tại núi Sinai, ban cho ông Môsê (thế kỷ 14 trước CN), để ông xuống núi dạy dỗ dân chúng. Có thể những lời dạy của Chúa qua ông Môsê đã từng bước được ghi lại bằng văn tự Do Thái cổ, nhưng do chiến tranh liên miên nên không thể nào lưu giữ được các bản văn.

Theo lịch sử Do Thái sau thời Salômon (Tk.10 trước CN) : Các bộ lạc phía bắc ly khai với Giêrusalem. Phía bắc cũng lại mưu toan củng cố độc lập bằng cách ly khai tôn giáo. Đương nhiên trong tình trạng này, các truyền thống lại phát triển trong cuộc sống của dân ở hai vương quốc. Nhưng ở phía bắc, vì triều đình xa rời Thiên Chúa của Giao Ước, nên có một trào lưu tôn giáo tách khỏi chính trị, do các ngôn sứ khởi xướng. Trào lưu này trở về với Giao Ước Sinai, kêu gọi người ta trung thành với Thiên Chúa của Giao Ước.



Sản phẩm của trào lưu này là một sách Luật Giao Ước được đem xuống phía nam (hay biên soạn tại phía nam ?), sau khi vương quốc phía bắc bị tiêu diệt năm 722 trước CN. Một thế kỷ sau, khi vua Giôsigia trùng tu Đền Thờ, người ta phát hiện ra cuốn sách này ở trong đền thờ (năm 622) và vua dùng làm cơ sở cho việc phục hưng tôn giáo. Hiện nay cuốn sách này là một phần trong sách Đệ nhị luật (các chương 5-26 và 28). Gọi là Đệ nhị luật vì trong bộ Ngũ Thư các Luật của Giao Ước đã được ghi ở ba cuốn trước (Xuất hành, Lêvi, Dân số).

Trong thời kỳ lưu đày ở Babylon, Dân Chúa không còn gì để nương tựa ngoài Lời Chúa đã phán dạy qua ông Môsê và các ngôn sứ, nên họ mới tìm lại các truyền thống xưa. Đây là lúc các môn đệ của của các ngôn sứ và các tư tế ra công sưu tập và biên soạn. Hoạt động này tiếp tục cả sau khi đã hồi hương.

Người ta nhận ra bàn tay của các tư tế trong việc biên soạn bốn cuốn đầu, bàn tay của trào lưu đệ nhị luật hoàn chỉnh cuốn Đệ nhị luật.

(Trích phần dẫn nhập Cựu Ước của NPD Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh trọn bộ 1998, tr. 21)

  1. Thánh Kinh được chép thành văn bản hơn 1.000 năm trước Công nguyên, liệu có cơ sở để tin điều này không ?

Đây là điều khả tín vì khoa khảo cổ học đã cho chúng ta những bằng chứng cụ thể về chữ viết thời tối cổ :

Каталог: tulieu -> nam2013
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
nam2013 -> -
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
tulieu -> TỔng giáo phận huế khai sinh và phát triển I. LỊch sử khai sinh giáo phận huế
tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

tải về 498 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương