Lời nói đầu tcvn 5687: 2010 thay thế tcvn 5687: 1992. tcvn 5687: 2010


E.2 Các yêu cầu an toàn khi làm việc với các chất độc hại



tải về 2.7 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.7 Mb.
#26416
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

E.2 Các yêu cầu an toàn khi làm việc với các chất độc hại

E.2.1 Các nhà máy, xí nghiệp và các hoạt động sản xuất có liên quan đến các chất độc hại cần phải:

- Có văn bản tiêu chuẩn - kỹ thuật quy định các biện pháp an toàn lao động khi sản xuất, sử dụng hoặc bảo quản các chất độc hại;

- Có biện pháp tổng hợp về tổ chức - kỹ thuật, vệ sinh lao động và y tế - sinh hóa.

E.2.2 Các biện pháp an toàn lao động khi tiếp xúc với các chất độc hại cần phải tính đến:

- Khả năng thay thế các chất độc hại bằng các chất ít độc hại hơn; thay thế phương pháp gia công khô các vật liệu tỏa bụi bằng phương pháp ướt;

- Dùng nhiên liệu khí thay thế cho nhiên liệu rắn, lỏng hoặc điện trong quá trình đốt nóng vật liệu.

- Hạn chế thành phần hỗn hợp các chất độc hại trong nguyên liệu đầu vào và trong thành phẩm cuối cùng;

- Áp dụng các quá trình công nghệ tiên tiến (chu trình kín, cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa, dây chuyền sản xuất liên tục, kiểm tra các quá trình và thao tác công nghệ bằng tự động hóa) để cách ly người công nhân với các chất độc hại;

- Chọn lựa các thiết bị công nghệ và thiết bị vận chuyển phù hợp để ngăn ngừa sự phát thải các chất độc hại vào không khí vùng làm việc làm cho nồng độ của chúng vượt quá giới hạn cho phép khi tiến hành các quá trình công nghệ thông thường, cũng như khai thác đúng và hiệu quả các hệ thống và thiết bị kỹ thuật vệ sinh (thông gió, cấp thoát nước);

- Quy hoạch hợp lý các cụm công nghiệp, các nhà xưởng và phòng sản xuất;

- Áp dụng các hệ thống thu gom và tái sử dụng các các chất độc hại và lọc sạch khí thải; trung hòa các phê liệu sản xuất, nước rửa thiết bị và nước thải;

- Thường xuyên kiểm tra nồng độ các chất độc hại trong không khí vùng làm việc theo E.3.1;

- Sử dụng các dụng cụ và trang bị phòng hộ cá nhân;

- Tập huấn phổ biến kiến thức về an toàn phòng chống độc hại cho cán bộ công nhân viên;

- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với nhân viên và công nhân có tiếp xúc với các chất độc hại;

- Soạn thảo các biện pháp y tế đề phòng khi làm việc với từng chất độc hại cụ thể; hướng dẫn cách can thiệp y tế kịp thời tại chỗ đối với nạn nhân bị nhiễm độc.

E.3 Các yêu cầu cơ bản về kiểm tra nồng độ các chất độc hại trong không khí vùng làm việc

E.3.1 Việc đo đạc kiểm tra nồng độ các chất độc hại trong không khí vùng làm việc phải được tiến hành:

- thường xuyên liên tục đối với các chất độc hại loại 1;

- định kỳ đối với các chất độc hại loại 2; 3 và 4.

E.3.2 Kiểm tra liên tục nồng độ các chất độc hại trong không khí vùng làm việc cần được tiến hành bằng thiết bị hoặc dụng cụ tự ghi có tín hiệu báo động khi vượt giới hạn cho phép.

E.3.3 Phương pháp kiểm tra cần phải bao gồm:

- Các chỉ dẫn về cách lấy mẫu và tiến hành phân tích mẫu đảm bảo kết quả chuẩn xác, tin cậy;

- Nghiên cứu việc tiến hành lấy mẫu trong những điều kiện sản xuất đặc biệt có kể đến các quá trình công nghệ chủ yếu, các nguồn tỏa chất độc hại, các thiết bị công nghệ hoạt động và các hệ thống kỹ thuật vệ sinh.

E.3.4 Độ nhạy của các phương pháp và dụng cụ đo không được thấp hơn 0,5 mức giới hạn nồng độ cho phép; sai số không được vượt quá 25% của đại lượng cần đo.
Phụ lục F

(Quy định)



Tiêu chuẩn không khí ngoài (gió tươi) theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng được ĐHKK tiện nghi

TT

Tên phòng

Diện tích, m2/người

Lượng không khí ngoài yêu cầu

Ghi chú

m3/h. người

m3/h.m2

1

2

3

4

5

6

1

Khách sạn, nhà nghỉ




Phòng ngủ

10

35




Không phụ thuộc diện tích phòng.




Phòng khách

5

35










Hành lang

3

25










Phòng hội thảo

2

30










Hội trường

1

25










Phòng làm việc

12-14

30










Sảnh đón tiếp

1,5

25










Phòng ngủ tập thể

5

25










Phòng tắm

-

-

40

Dùng khi cần, không thường xuyên.

2

Cửa hàng giặt khô

3

40







3

Nhà hàng ăn uống
















Phòng ăn

1,4

30










Phòng cà phê, thức ăn nhanh

1

30










Quầy ba, cốc-tai

1

35




Cần lắp đặt thêm hệ thống hút khói.




Nhà bếp (nấu nướng)

5

25




Phải có hệ thống hút mùi. Tổng lượng không khí ngoài và gió thâm nhập từ các phòng kề bên phải đủ đảm bảo lưu lượng hút thải không dưới 27 m3/h.m2.

4

Nhà hát, rạp chiếu bóng




Phòng khán giả

0,7

25




Cần có thông gió đặc biệt để loại bỏ các ảnh hưởng của quá trình dàn dựng, ví dụ như khâu lửa khói, sương mù v..v…




Hành lang

0,7

20










Studio

1,5

25










Phòng bán vé

1,6

30







5

Cơ sở đào tạo, trường học




Phòng học

2

25










Phòng thí nghiệm (PTN)

3,3

35




Xem thêm quy định tại tài liệu của phòng thử nghiệm.




Phòng hội thảo, tập huấn

3,3

30










Thư viện

5

25










Hội trường

0,7

25










Phòng học nhạc, học hát

2

25










Hành lang

-

-

2







Phòng kho

-

-

9

Chỉ hoạt động khi cần.

6

Bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng




Phòng bệnh nhân

10

40










Phòng khám bệnh

5

25










Phòng phẫu thuật

5

50










Phòng khám nghiệm tử thi

-

-

9

Không được lấy không khí tuần hoàn từ đây cấp vào các phòng khác.




Phòng vật lý trị liệu

5

25










Phòng ăn

1

25










Phòng bảo vệ

2,5

25







7

Nhà thi đấu thể dục thể thao và giải trí




Khán đài thi đấu

0,7

25










Phòng thi đấu

1,4

35










Sân trượt băng trong nhà

-

-

9







Bể bơi trong nhà có khán giả

-

-

9

Có thể đòi hỏi lưu lượng không khí lớn hơn để khống chế độ ẩm.




Sàn khiêu vũ

1

40










Phòng bowling

1,4

40







8

Các không gian công cộng




Hành lang và phòng chứa đồ gia dụng

-

-

1







Dãy cửa hiệu buôn bán

5

-

4







Cửa hàng

20

-

1







Phòng nghỉ

1,5

25










Phòng hút thuốc

1,5

30




Phải hút thải khí, không tuần hoàn khí thải.

9

Các loại cửa hàng đặc biệt




Cửa hàng cắt tóc

4

25










Cửa hàng chăm sóc sắc đẹp

4

40










Cửa hàng quần áo, đồ gỗ

-

-

5







Cửa hàng bán hoa

12

25










Siêu thị

12

25







10

Bến xe, Nhà ga
















Phòng đợi tàu, xe

1

25










Sân ga (trong nhà)

1

25







11

Nhà hành chính - Công sở




Phòng làm việc

8-10

25










Phòng hội thảo, Phòng hội đồng, Phòng họp ban GĐ

1

30










Phòng chờ

2

25







12

Nhà ở
















Phòng ngủ

8-10

35










Phòng khách

8-10

30







CHÚ THÍCH: Diện tích m2/người ghi ở cột 3 là diện tích thực tế dành cho vị trí chiếm chỗ của người trong phòng.


Phụ lục G

(Quy định)



Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí

Loại phòng, công trình

S lần (bội số) trao đổi không khí, lần/h

Công sở

6

Nhà ở, phòng ngủ

2-3

Phòng ăn khách sạn, căng tin

10

Cửa hàng, siêu thị

6

Xí nghiệp, nhà công nghiệp

6

Phòng học

8

Phòng thí nghiệm

10-12

Thư viện

5-6

Bệnh viện

6-8

Nhà hát, rạp chiếu bóng

8

Sảnh, hành lang, cầu thang, lối ra**

4

Phòng tắm, phòng vệ sinh

10

Phòng bếp (thương nghiệp, ký túc xá, xí nghiệp)

20

Ga ra ô tô

6*

Trung tâm cứu hỏa

6

Phòng máy bơm cấp thoát nước

8

* Áp dụng đối với chiều cao phòng 2,5 m. Khi chiều cao phòng trên 2,5 m, phải tính theo tỷ lệ tăng của chiều cao;

** Sảnh có diện tích dưới 10 m2 không đòi hỏi phải có thông gió cơ khí.

Đối với phòng trong tầng hầm, bội số trao đổi không khí có thể tăng thêm từ 20 % đến 50 %.



Phụ lục H

(Quy định)



Xác định lưu lượng và nhiệt độ không khí cấp vào phòng

H.1 Lưu lượng không khí cấp vào L, m3/h cho hệ thống TG và ĐHKK phải được xác định trên cơ sở tính toán và chọn giá trị lưu lượng lớn nhất để đảm bảo:

a) Tiêu chuẩn vệ sinh theo H.2 dưới đây;

b) Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ theo yêu cầu nêu trong H.3.



tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương