LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang27/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   72

Nguyên nhân

Nhiều bố mẹ cho rằng chất phụ gia trong thực phẩm hoặc ăn quá nhiều đường làm cho con họ trở nên "quá mức". Thực ra, ngoại trừ một vài đứa trẻ dị ứng với phẩm màu trong thực phẩm hoặc nhạy cảm quá mức đối với đường, thì nghiên cứu không đưa ra bằng chứng có sự liên quan giữa chế độ ăn uống của trẻ con và ADHD (Wolraich và người khác, 1994). Nhiều người khác cho rằng bị ADHD do nhiễm độc chì. Mặc dù nhiễm độc chì làm cho trẻ con có phần nào bị ADHD nhiều hơn, nhưng hầu hết trẻ con bị nhiễm độc chì đều không có ADHD và hầu hết trẻ con bị ADHD đều không nhiễm độc chì (Barkley, 1996).

Nguyên nhân chính của ADHD là ở chỗ khác. Di truyền cũng góp phần, cả hai đứa trẻ song sinh đơn hợp tử thường bị ADHD hơn trẻ song sinh lưỡng hợp tử (Edelbrock và người khác, 1995). Ngoài ra, hành vi hoạt động quá mức, không chú ý, bốc đồng vốn là đặc điểm ở trẻ con bị ADHD buộc một số bố mẹ phải nhờ đến các kỹ thuật nuôi dạy trẻ kém hiệu quả hơn. Nghĩa là trẻ bị ADHD thường bất chấp hơn và ít nghe lời hơn, qua thời gian, bố mẹ của đứa trẻ (nhất là mẹ) ra lệnh nhiều hơn, ít đáp ứng hơn và ít thưởng hơn (Danforth và người khác, 1991; Gomez & Sanson, 1994).

Phần Tác động hiện hành cho thấy nên xét đến tất cả những yếu tố này trong điều trị ADHD ra sao.



TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: ĐIỀU TRỊ ADHD

ADHD có nguồn gốc trong các tác động sinh học, tâm lý và xã hội của khuôn khổ tâm sinh học xã hội. Một số đứa trẻ dường như kế thừa một tố chất rối loạn (tác động sinh học). Kiểu suy nghĩ không chú ý và bốc đồng của trẻ con (yếu tố tâm lý) làm cho bố mẹ và giáo viên đối xử với trẻ bị ADHD theo những cách khác nhau (tóc động văn hóa xã hội).

Đối phó với nguồn gốc sinh học, nhiều thầy thuốc kê toa thuốc kích thích như Ritalin để điều trị trẻ bị ADHD. Bạn có ngạc nhiên khi cho trẻ có hoạt động quá mức uống thuốc kích thích hay không? Thật nghịch lý, thuốc kích thích thực ra làm cho phần lớn số trẻ con này trầm tĩnh lại, giúp chúng tập trung chú ý (Rapport, 1995).

Bản thân thuốc không thể cải thiện việc học của đứa trẻ trong trường học, vì thuốc không tác động đến ảnh hưởng tâm lý và xã hội. Do đó, đứa trẻ bị ADHD cần học cách điều tiết hành vi của mình và chú ý hiệu quả hơn, sao cho trẻ con có thể hoàn tất việc học. Và nhiều người trong mạng lưới giúp đỡ trẻ con - bố mẹ và thầy cô - cần học những kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tập quen những hành vi này. Thầy cô thưởng cho đứa trẻ tập trung "trong công việc" và không có hành vi bốc đồng (Rapport, 1995), và bố mẹ có thể khuyến khích hành vi định hướng mục tiêu và chú ý ở nhà (Anastopoulos và người khác, 1993). Khi bố mẹ củng cố hành vi tập trung chú ý của con trẻ và phạt con trẻ có hành vi không chú ý thì nó biểu hiện triệu chứng ADHD ít hơn.

Vì thế, cách điều trị ADHD là phải giải quyết các tác động sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội. Sự điều trị toàn diện như thế giúp đứa trẻ bị ADHD chú ý nhiều hơn và việc học của nó được cải thiện (Carlson và người khác, 1992).

TỰ KIỂM TRA

1. Vấn đề trong việc xác định sự có năng khiếu hoàn toàn dựa vào điểm số IQ là …

2. Tính sáng tạo đi kèm với suy nghĩ …, trong đó mục tiêu là phải suy nghĩ theo hướng mới lạ và đặc biệt.

3. Các trường hợp giảm thiểu trí năng … có thể liên kết với các rối loạn Sinh học hoặc cơ thể cụ thể.

4. Cá nhân bị giảm thiểu trí năng … cũng đi học được, có việc làm và lập gia đình.

5. Hình thức bất lực tập quen phổ biến nhất là …

6. Triệu chứng chính của rối loạn hoạt động quá mức thiếu chú ý là hoạt động quá mức, …, và tính bốc đồng.

7. ADHD có thể điều trị hiệu quả bằng cách cho uống thuốc kích thích, hướng dẫn trẻ con cách điều tiết sự chú ý và …

8. Jean Piaget giải thích những khác nhau giữa hoạt động chức năng trí năng của trẻ giảm thiểu trí năng và không giảm thiểu trí năng ra sao? Nhà tâm lý học xử lý thông tin giải thích những khác biệt này ra sao?

Trả lời: (1) loại trừ tài năng trong các lĩnh vực chẳng hạn như âm nhạc, nghệ thuật và khiêu vũ, (2) phân kỳ, (3) hữu cơ, (4) nhẹ hoặc có thể giáo dục được, (5) bất lực liên quan tập đọc và ngôn ngữ khác, (6) sự không chú ý, (7) hướng dẫn bố mẹ cách khuyến khích con trẻ.




IV. HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN à Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG
Mục tiêu nghiên cứu

- Trường học Mỹ giáo dục học sinh hiệu quả đến mức nào?

- Đặc điểm xác nhận tiêu chuẩn nào để nhận biết trường học hiệu quả và giáo viên hiệu quả?

Học trong nhà trường

- Phân loại các trường học ở Mỹ

- Trường học hiệu quả, giáo viên hiệu quả.

NALLY cầm lấy tờ báo buổi sáng nhìn thấy tiêu đề ngay trang nhất, "Học sinh Mỹ kém nhất thế giới công nghiệp trong môn toán". Wally đã nhìn thấy nhiều tiêu đề tương tự và anh tự hỏi liệu tình huống có thực sự bi đát như tờ báo đăng hay không. Con trai 10 tuổi của anh đọc cũng được, biết làm tính cộng và trừ, thế có vấn đề gì? Trong những lúc bi quan nhất, Wally hoài nghi đây có phải là một sự cường điệu mà các nhà giáo dục đưa ra để được tăng lương trong trường học hay không?

Bạn có lẽ đã đọc thấy tiêu đề làm cho Wally phải chú ý. Hầu như không thể quên được vì hầu như tuần nào cũng thấy báo đăng. Và có lẽ câu trả lời của bạn cũng giống như của Wally - hoài nghi về tình hình trường học Mỹ và học sinh Mỹ thực sự bi đát như thế.

Trong tiết này, chúng ta đánh giá trường học Mỹ, và học sinh học trong các trường ấy. Cũng như chúng tôi, bạn sẽ tìm hiểu liệu trường học Mỹ kém hiệu quả như tiêu đề bài báo ngụ ý hay không. Kế đến, chúng ta khảo sát một số đặc điểm làm cho một số trường học và giáo viên này hiệu quả hơn trường học và giáo viên khác.



PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỌC Ở MỸ

Làm cách nào bạn xác định được trường học ở Mỹ dạy hiệu quả hoặc kém hiệu quả? Một tiếp cận là so sánh học sinh ở Mỹ với học sinh ở các nước khác. Nhiều nghiên cứu loại này được tiến hành trong những năm gần đây, một trong những nghiên cứu toàn diện nhất là Nghiên cứu khoa học và toán học quốc tế lần thứ 3 (1997), so sánh thành tựu toán học và khoa học của học sinh ở 41 nước khác nhau. Kết quả môn toán, thể hiện bằng biểu đồ, cho thấy điểm số học sinh lớp 4 và lớp 8 ở Mỹ về cơ bản thấp hơn học sinh ở các nước tiên tiến. Nói cách khác, học sinh giỏi nhất Mỹ chỉ bằng học sinh trung bình ở các nước châu Á như Singapore và Hàn Quốc.

Nhiều người không tin kết quả này. Họ cho rằng trường học Mỹ giáo dục học sinh với một dải khả năng rộng, không chỉ thu nhận phần tử ưu tú như ở một số nước khác. Do đó, các nhà phê bình cho rằng điểm số ở Mỹ trông có vẻ thấp hơn vì dựa vào toàn bộ học sinh chứ không phải dựa vào học sinh giỏi nhất.

Nếu ý kiến này có giá trị thì sự khác biệt không đáng kể ở cấp tiểu học vì những trường học này không mang tính tuyển chọn (ở các nước công nghiệp hóa, gần như tất cả trẻ nhỏ đều học tiểu học). Tuy nhiên, kết quả vẫn như nhau: học sinh Mỹ thua kém học sinh các nước khác ngay từ đầu năm lớp 1 (Geary, 1996; Stevenson & Lee, 1990).

Nhưng, sự so sánh quốc tế không phải là cách duy nhất để đánh giá học sinh Mỹ. Tiếp cận khác là phải hỏi, "sản phẩm của trường học Mỹ được giáo dục tốt đến mức nào?" nghĩa là, học sinh tốt nghiệp phổ thông ngày nay biết chữ đến mức nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải định nghĩa lại từ "biết chữ". Trong thế kỷ 19, chỉ cần viết được tên mình nghĩa là bạn đã biết chữ. Vào Thế chiến II, chỉ cần học lớp 4 là bạn đã biết chữ. Ngày nay, "biết chữ" là "sử dụng thông tin dạng in và viết tay để hoạt động chức năng trong xã hội, đạt được mục tiêu của mình và phát triển kiến thức và tiềm năng của mình" (Kirsch và người khác, 1993, trang 2). Biết chữ bao gồm đọc hiểu báo chí cũng như hiểu được tài liệu như bảng biểu, thời biểu và các ứng dụng, tài liệu về lượng như số dư tiền gởi ở ngân hàng và sổ phát lương.

Sử dụng định nghĩa hiện đại này, học sinh Bắc Mỹ như thế nào? Lời đáp tốt nhất là từ Khảo sát sự "biết chữ" ở người lớn trên toàn quốc (Kirsch và người khác, 1993), bao gồm một mẫu đại diện trên cả nước với 13.000 người lớn Mỹ. Mỗi người được phát cho một loạt vấn đề yêu cầu đánh giá sự biết chữ qua văn xuôi, tài liệu và tài liệu về lượng. Thực hiện được cho điểm theo thang độ từ 0 đến 500, điểm càng cao biểu thị khả năng biết chữ càng nhiều.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨĐịnh nghĩa biết chữ Khác nhau ra sao nếu dựa trên thuyết Đa trí năng của Howard Gardner?Dựa trên thuyết của Jean Piaget? Biểu đồ (trang 269) cho thấy trình độ biết chữ trung bình đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Âu. Người Mỹ gốc Âu thường có điểm số cao hơn người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha 15%, tất cả các nhóm có điểm trung bình ở khoảng giữa 200. Để hiểu trình độ kỹ năng tương đối được tượng trưng qua con số này, chúng ta hãy khảo sát các hạng mục cụ thể từ thang độ khác nhau.

- Về văn xuôi, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung bình có thể gạch dưới một câu giải thích hành động trong một bài viết ngắn nhưng không thể viết một lá thư ngắn giải thích một cách phù hợp một sai sót trong báo cáo thẻ tín dụng.

- Về tài liệu, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung bình có thể định vị một giao lộ trên bản đồ nhưng không thể tìm trên biểu đồ thanh để xác định lượng tương quan.

- Về số lượng, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung bình có thể hoàn chỉnh báo cáo số dư tiền gởi ở ngân hàng nhưng không thể sử dụng lịch trình của xe buýt để tính thời gian đi từ trạm dừng này đến trạm dừng khác.

Theo tiêu chuẩn truyền thông, đại đa số ba nhóm này đều biết chữ. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cho rằng xét theo tiêu chuẩn hiện đại, mặc dù học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Mỹ không phải là mù chữ nhưng họ cần biết chữ nhiều hơn nữa. Nhân viên văn phòng như phụ nữ trong ảnh (trang 269) phải biết nhiều hơn ngoài việc đánh máy ra: họ phải làm việc với nhiều phần mềm khác nhau - như xử lý văn bản và bảng tính chẳng hạn - ngày càng trở nên phức tạp hơn. Ngày nay nhân viên thường kém năng lực. Chẳng hạn, doanh nghiệp Mỹ báo cáo mỗi năm phải chi hơn 25 tỉ USD để đào tạo bổ sung cho nhân viên mới (Kearns, 1989). Chứng cứ trực tiếp hơn từ các phân tích yêu cầu biết chữ trong công việc cụ thể. Một số phân tích cho thấy điểm số biết chữ 300 trở lên là điều cần thiết cho các vị trí chuyên môn, kỹ năng, quản lý, thư ký và bán hàng (Barton & Kirsch, 1990). Công việc thuộc loại này là điều sống còn đối với nền kinh tế - và có lẽ còn nhiều hơn thế nữa — nhưng chỉ có khoảng 1/3 học sinh tốt nghiệp phổ thông Mỹ đạt được trình độ biết chữ này (Kirsch và người khác, 1993).

Khi các nghiên cứu quốc tế được kết hợp với nghiên cứu biết chữ ở học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Mỹ thì thông tin thật rõ ràng: trường học Mỹ không thành công như họ nghĩ. Trái với sự hoài nghi của Wally, có những lý lẽ xác đáng liên quan đến vấn đề này.

Học sinh Mỹ đạt được trình độ biết chữ nhiều hơn như thế nào? Nghiên cứu trường học hiệu quả và giáo viên hiệu quả đưa ra nhiều lời đáp, bạn sẽ thấy trong phần sau.

TRƯỜNG HỌC HIỆU QUẢ, GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ

Vì giáo dục ở Mỹ do địa phương điều hành nên giáo dục Mỹ là một bữa ăn. Trường học khác nhau về nhiều khía cạnh, bao gồm sự chú trọng các mục tiêu học thuật và sự tham gia của bố mẹ. Giáo viên cũng khác nhau theo nhiều cách chẳng hạn như cách quản lý lớp học cũng như cách dạy. Những biến số này và biến số khác thực sự ảnh hưởng đến thành tựu của học sinh, bạn sẽ thấy trong vài trang nữa. Chúng ta hãy bắt đầu bằng ảnh hưởng trên cơ sở trường học.



Ảnh hưởng của trường học đối với thành tựu của học sinh

Trường trung học Roosevelt, nằm ngay trung tâm thành phố Detroit, có đến 3.500 học sinh theo học từ lớp 9 - 12. Khánh thành vào năm 1936, ngôi trường cho biết tuổi tác của chính mình. Phòng học màu trắng đã ngã màu, bàn viết được trang trí với nhiều thế hệ chữ viết grafito, và công nghệ mới là máy phóng. Tuy nhiên, sự phục vụ ở Roosevelt rất tốt. Hầu hết học sinh tốt nghiệp đều đủ sức theo học ở các trường cao đẳng cộng đồng và đại học tiểu bang. Trường trung học Southport ở Netark, cũng có số lượng học sinh theo học như trường trung học Roosevelt và ngôi trường cũng thành lập lâu như thế. Tuy nhiên, tình trạng trốn học ở Southport xảy ra thường hơn, chưa đến một nửa học sinh đậu tốt nghiệp và hầu như không có em nào đậu đại học.

Mặc dù những trường này chỉ là giả thuyết nhưng mô tả chính xác một kết quả chung ở Mỹ. Một số trường học này thành công hơn một số trường học khác, liệu thành công được định nghĩa theo nghĩa tỉ lệ phần trăm học sinh biết chữ, tốt nghiệp hoặc đậu đại học hay không. Tại sao? Các nhà nghiên cứu (Good & Brophy, 1994; Stevenson & Stigler, 1992; Walberg, 1995) nhận dạng nhiều đặc điểm trường học nơi học sinh thường thi đậu hơn là thi rớt:

- Nhân viên trong trường và học sinh hiểu rằng sự xuất sắc trong học tập là mục tiêu chính của trường học và của mỗi học sinh trong nhà trường. Ngày học chú trọng hướng dẫn (không phải lấp kín thời gian từ 8:30 sáng cho đến 3:30 chiều với các hoạt động không phải học thuật), và học sinh được xã hội công nhận thành tựu học tập của mình.

- Bầu không khí trong trường học phải an toàn và dưỡng dục. Học sinh hiểu rằng họ dành hết tâm sức vào việc học (thay vì lo ngại bị tổn hại khi học trong trường), nhân viên trong trường phải hết lòng chăm sóc học sinh.

- Bố mẹ tham gia. Trong một số trường hợp, sự tham gia này thông qua các buổi họp chính thức chẳng hạn như hội phụ huynh - giáo viên. Hoặc theo hình thức thân mật. Mỗi tuần phụ huynh bỏ ra một số thời gian quan sát học sinh làm bài thi phân loại như ông bố trong ảnh bên dưới hoặc dạy kèm cho con. Sự tham gia như thế là dấu hiệu cho giáo viên và học sinh biết rằng phụ huynh hết lòng để con mình thành công.

- Tiến bộ của học sinh, giáo viên và chương trình được giám sát. Cách duy nhất để biết trường học có thành công hay không là bằng cách đánh giá hoạt động. Học sinh, giáo viên và chương trình cần phải được đánh giá thường xuyên, sử dụng các biện pháp khách quan phản ánh mục tiêu học tập.

Trong trường học áp dụng thường xuyên những hướng dẫn này thì học sinh thường thành công. Trong trường học xem thường những hướng dẫn này thì học sinh thường thi rớt.

Một số nhà giáo dục cho rằng trường học nên tận dụng công nghệ nhiều hơn – nhất là máy vi tính - để cải thiện giáo dục. Những người phản đối cho rằng máy tính tước bỏ yếu tố con người rất quan trọng trong việc học. Phần "Tranh luận hiện nay" khảo sát vấn đề này.

TRANH LUẬN HIỆN NAY: MÁY VI TÍNH TRONG LỚP HỌC

Công nghệ mới - cho dù là TV, băng video hoặc máy tính bỏ túi đi nữa - sớm muộn gì cũng được đưa vào lớp học. Máy vi tính cá nhân không phải là ngoại lệ, hầu như các trường công ở Mỹ hiện nay đều sử dụng máy vi tính cá nhân để hỗ trợ giảng dạy. Một chức năng chính của máy tính cá nhân trong trường học là người thầy dạy kèm (Lepper & Gurtner, 1989). Trẻ con sử dụng máy tính để tập đọc, viết chính tả, làm toán số học, khoa học và các môn học xã hội. Máy tính giúp cho việc giảng dạy đặc trưng hóa và mang tính tương tác. Học sinh học theo tiến độ của riêng mình, nhận thông tin phản hồi và giúp đỡ khi cần thiết.

Máy tính cũng đáng giá như một phưong tiện tập quen thực nghiệm (Lepper & Gurtner, 1989). Chương trình mô phỏng giúp hoặc tìm hiểu thế giới theo cách không thể tiến hành trong thực tế hoặc nguy hiểm. Học sinh có thể thay đổi luật hấp dẫn để xem điều gì xảy ra cho một thành phố khi không được đánh thuế.

Sau cùng, máy tính là công cụ đa mục đích có thể giúp học sinh đạt được mục tiêu học thuật truyền thống (Steelman, 1994). Một chương trình đồ họa giúp học sinh không có khiếu nghệ thuật có thể tạo ra các hình vẽ minh họa sinh động, chương trình xử lý văn bản giảm bớt rất nhiều phiền phức khi phải rà soát lại, do đó khuyến khích viết tốt hơn.

Không phải bố mẹ và giáo viên nào cũng ủng hộ sử dụng máy tính trong lớp học. Một số nhà phê bình sợ rằng máy tính loại trừ yếu tố con người quan trọng trong học tập. Đối với một số người, "... lớp học học sinh suốt ngày chăm chú nhìn vào máy tính cá nhân trông có vẻ là một cảnh tượng rùng mình" (Lepper & Gurtner, 1989, trang 172). Nhiều người ngại rằng máy tính làm cho học sinh cô lập lẫn nhau, cô lập với giáo viên, và làm cho việc học trở thành một hoạt động đơn độc. Thật ra, học sinh tương tác với nhau nhiều hơn khi đưa máy tính vào lớp học, chứ không phải ít hơn (Pozzi, Healy,& Hoyles, 1993). Như trong ảnh phía trên, học sinh thường bu quanh một học sinh khác khi em này đang sử dụng máy tính và học sinh thường hỏi "người giỏi nhất" trong lớp về một chương trình cụ thể. Giáo viên đỡ mất thì giờ trong nhiều công việc loại bài tập lúc này có thể tập trung vào các khía cạnh giảng dạy khác.

Dĩ nhiên, mỗi ngày giáo viên đều có khả năng tác động nhiều nhất. Chúng ta hãy khảo sát giáo viên ảnh hưởng đến thành tựu của học sinh như thế nào.



Ảnh hưởng của giáo viên

Bạn nên dành ít phút nhớ lại giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của mình. Có lẽ bạn rất mến một số thầy cô nào đó vì họ nhiệt tình và nhiều sáng kiến, làm cho giờ học rất sinh động. Bạn cũng nhớ thầy cô khác với cảm giác cay đắng. Dường như họ không thích đi dạy và học trò, khiến cho lớp học giống như địa ngục. Kinh nghiệm cho bạn biết thầy cô này dạy giỏi hơn thầy cô kia, nhưng điều gì tạo thành một giáo viên dạy giỏi? Nhân cách và nhiệt tình không phải là yếu tố chính. Mặc dù bạn thích giáo viên nhiệt tình, nhưng nghiên cứu (Good & Brophy, 1994; Stevenson & Stigler, 1992; Walberg, 1995) cho thấy một số yếu tố khác mang tính quyết định đối với kết quả học tập của học sinh. Học sinh thường tiếp thu được nhiều nhất khi giáo viên:

- Quản lý lớp học hiệu quả đến mức có thể dành trọn hầu hết thời gian cho việc giảng dạy. Giáo viên như giáo viên trong ảnh chụp dành phần lớn thời gian để kỷ luật học sinh hoặc khi học sinh không chuyển trôi chảy từ một hoạt động trong lớp này sang một hoạt động trong lớp khác, thời gian giảng dạy bị lãng phí và học sinh tiếp thu bài ít, nhất.

- Cho rằng mình có trách nhiệm đối với việc học của học sinh và học sinh của mình sẽ tiếp thu được khi mình dạy tốt. Khi học sinh không hiểu một chủ đề mới, những giáo viên này sẽ lặp lại (trong trường hợp học sinh bỏ sót hoặc quên một điều gì đó) hoặc đưa ra lời giảng mới (trong trường hợp học sinh nghe tất cả nhưng "chưa hiểu"). Những giáo viên này luôn cảm thấy mình có lỗi nếu học sinh không tiếp thu được.

- Chú trọng sự nắm vững chủ đề. Giáo viên nên giới thiệu một chủ đề, sau đó cho học sinh có nhiều cơ hội để hiểu, thực hành và áp dụng chủ đề cũng như bạn cảm thấy khó khi đi trực tiếp từ lái xe thông thường chuyển sang lái xe đua, học sinh thường đạt được nhiều hơn khi họ nắm bắt một chủ đề mới thấu đáo, rồi sau đó chuyển sang một chủ đề khác cao cấp hơn.

- Giảng dạy tích cực. Họ không chỉ nói hoặc cho học sinh một chuỗi dài bảng tính vô tận. Thay vào đó, họ mô tả chủ đề thật cụ thể và minh họa trực tiếp cho học sinh. Họ cũng yêu cầu học sinh tham gia các hoạt động trong lớp học, khuyến khích học sinh tương tác, phát biểu ý kiến và cùng nhau giải quyết vấn đề.

- Chú ý tiến độ. Họ trình bày nội dung thật chậm sao cho hoặc có thể hiểu được một khái niệm mới, nhưng không chậm đến mức làm học sinh buồn chán.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCó phải một số trong những cách này giáo viên khuyến khích việc học của học sinh thích hợp hơn đối với học sinh trong giai đoạn hoạt động cụ thể của Piaget hay không? Có phải một số hiệu quả hơn đối với học sinh trong giai đoạn hoạt động chính thức hay không?  - Xem trọng việc dạy kèm. Họ làm việc với từng học sinh hoặc trong từng nhóm nhỏ, sao cho có thể giảng dạy theo trình độ của từng em và kiểm tra hiểu biết của mỗi em. Họ cũng khuyến khích bạn đồng tuổi dạy kèm, như trong ảnh chụp, học sinh có khả năng hơn dạy kèm cho học sinh kém khả năng. Trẻ được bạn đồng tuổi dạy kèm học được rất nhiều, và người bạn dạy kèm cũng thế, rõ ràng là vì giảng dạy giúp người dạy kèm sắp xếp kiến thức của mình.

- Dạy học sinh kỹ thuật giám sát và quản lý việc học của mình. Học sinh có nhiều khả năng thành tựu hơn khi được hướng dẫn cách nhận biết mục đích của công việc trường học và hiểu các chiến lược hiệu quả để đạt được những mục đích ấy (như mục đích được mô tả ở trang 248 - 249).

Khi giáo viên luôn dựa vào hầu hết những lời hướng dẫn cách giảng dạy hiệu quả thì học sinh thường tiếp thu rất tốt và rất thích thú. Khi giáo viên chỉ dựa vào một vài hướng dẫn thì học sinh thường thi rớt hoặc ở mức độ ít nhất cũng nhận thấy việc học quá khó và trường học tẻ nhạt (Good & Brophy, 1994; Stevenson & Stigler, 1992; Walberg, 1995).

Dĩ nhiên, luôn áp dụng nhất quán từng hướng dẫn trong số này hoàn toàn có thể là một thử thách trong lớp học hiện nay, bạn sẽ hiểu được qua phần Tự tìm hiểu.



TỰ TÌM HIỂU: NHẬN BIẾT CÁCH GIẢNG DẠY TỐT

Cách tốt nhất để tìm hiểu sự khác nhau giữa giảng dạy tốt và tồi là tham quan một số lớp học thực tế. Hãy tham quan 3 hoặc 4 lớp trong ít nhất hai trường học khác nhau. (Bạn có thể sắp xếp điều này bằng cách nói với hiệu trưởng). Kết hợp các nguyên tắc dạy tốt được liệt kê ở trang 271 - 273. Hãy bắt đầu bằng cách quan sát giáo viên và học sinh tương tác với nhau ra sao. Sau đó, xác định xem giáo viên dựa vào từng nguyên tắc trong bao lâu. Nếu có thể, hãy hỏi giáo viên về triết lý và thông lệ giảng dạy, kể cả ý kiến của giáo viên về nguyên tắc giảng dạy. Có lẽ bạn sẽ hiểu rằng hầu hết giáo viên sử dụng một số chứ không phải tất cả những nguyên tắc này. Và bạn cũng hiểu rằng trong lớp học ngày nay, áp dụng nhất quán tất cả nguyên tắc mang tính thử thách rất cao. Bạn hãy tự tìm hiểu!



TỰ KIỂM TRA

1. So với học sinh ở các nước khác, học sinh Mỹ có điểm ... trong môn toán và khoa học.

2. Ngày nay, biết chữ được định nghĩa là …

3. Khoảng … học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Mỹ có kỹ năng cần thiết cho các vị trí quản lý, thư ký và bán hàng.

4. Trong trường học nơi học sinh thường thành công, sự xuất sắc trong học tập là ưu tiên hàng đầu, trường học an toàn và dưỡng dục, sự tiến bộ của giáo viên và học sinh được giám sát, và …

5. Giáo viên hiệu quả quản lý lớp học tốt, nghĩ rằng mình có trách nhiệm đối với việc học của học sinh, …, giảng dạy tích cực, chú ý đến tiến độ, đánh giá cao dạy kèm, và cho học sinh biết cách giám sát việc học của chính mình.

6. Nhiều trường học sử dụng máy vi tính để giúp học sinh tập đọc và học toán. Đặc điểm "giáo viên hiệu quả" nào áp dụng cho máy vi tính?

Trả lời: (1) thấp hơn, (2) có khả năng sử dụng thông tin dạng in và về lượng một cách hiệu quả, (3) 1/3, (4) bố mẹ tham gia, (5) chú trọng sự nắm vững chủ đề.



KẾT HỢP TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU

Chúng ta bắt đầu chương bằng cách khảo sát sự phát triển nhận thức của trẻ con. Cùng lúc với việc đứa trẻ đến trường, đứa trẻ bước vào giai đoạn hoạt động cụ thể của Piaget. Khi lớn lên, suy nghĩ của nó thay đổi từ cụ thể sang trừu tượng. Như Adrian, trẻ con dần dần chọn các chiến lược học tập cần thiết cho việc thành tựu ở trường học.

Kế đến chúng ta tìm hiểu nguồn gốc ra đời của trắc nghiệm trí năng và tìm hiểu ngày nay sử dụng trắc nghiệm ra sao. Điểm số trắc nghiệm dự đoán thành tựu trong trường học vì chúng kiểm tra kiến thức và kỹ năng vốn là điều kiện tiên quyết cho sự thành công ở trường học. Điểm số trắc nghiệm thấp giống như điểm số của Charlene, biểu thị rằng học sinh có thể thiếu kỹ năng cần thiết cho sự thành công ở trường học.

Chúng ta cũng khảo sát một trong những lý do giải thích tại sao việc giáo dục học sinh Mỹ là một thử thách như thế: trường học đương đại phục vụ một dải rộng trẻ con, bao gồm trẻ con có khiếu, trẻ con giảm thiểu trí năng, và trẻ con bất lực tập quen như Sanjit. Mục đích đối với tất cả trẻ con là phải được giáo dục với tiềm năng đầy đủ nhất của trẻ con nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách nào phù hợp nhất với tất cả học sinh trong trường học hiện nay.

Chúng ta kết thúc chương bằng một khảo sát trường học ở Mỹ. Theo tiêu chuẩn lịch sử, học sinh ngày nay có năng lực phi thường. Tuy nhiên, vì nhu cầu của một xã hội tinh vi về công nghệ và logic, học sinh Mỹ được giáo dục chưa đúng mức. Trái với thái độ hoài nghi của Wally, học sinh Mỹ thực sự tụt hậu so với học sinh ở các nước công nghiệp khác. Tuy nhiên, vẫn còn lý do để lạc quan. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan trường học và giáo viên thúc đẩy thành tựu của học sinh.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương