LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang30/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   72

Bố mẹ ngược đãi là ai?

Bố mẹ ngược đãi con có lúc được cho là bị rối loạn hoặc mất trí nặng. Ngày nay, chúng ta biết rằng đa số bố mẹ ngược đãi con cái không thể phân biệt với bố mẹ khác theo tiêu chuẩn tâm thần (Wolfe, 1985). Thật ra, giải thích ngược đãi trẻ con thời hiện đại không còn xét đến một nguyên nhân duy nhất hoặc thậm chí một số lượng nhỏ nguyên nhân. Thay vào đó, kết hợp nhiều yếu tố đặt một số đứa trẻ có nguy cơ bị ngược đãi và bảo vệ số đứa trẻ khác, số lượng và sự kết hợp các yếu tố xác định liệu đứa trẻ có khả năng là mục tiêu bị ngược đãi hay không? (Rogosch và người khác, 1995). Chúng ta hãy xét 3 yếu tố quan trọng nhất: những yếu tố kết hợp với bối cảnh văn hóa, yếu tố kết hợp với bố mẹ, và yếu tố kết hợp với chính bản thân đứa trẻ.

Nhóm các yếu tố góp phần chung chung nhất là nhóm liên quan giá trị văn hóa và điều kiện xã hội mà bố mẹ nuôi dưỡng con mình. Chẳng hạn, quan điểm hình phạt cơ thể trong một nền văn hóa góp phần vào sự ngược đãi trẻ con. Như trong ảnh (trang 294 bên trên cùng), một ông bố đang đánh đít con, là điều thường gặp ở Mỹ. Trái lại, nhiều nước ở châu Âu và châu Á ngăn cấm hình phạt cơ thể kể cả đánh đít. Hoàn toàn không được có hành động này và nên được xem xét theo cách chúng ta xem xét một bố mẹ Mỹ trừng phạt con bằng cách bỏ đói con trong một vài ngày. Các nước bỏ qua hình phạt cơ thể thường có khuynh hướng có tỷ lệ ngược đãi trẻ thấp hơn nước Mỹ (Zigler & Hall, 1989). 

Điều kiện xã hội nào dung dưỡng sự ngược đãi? Nghèo đói là một: ngược đãi là điều thường gặp ở trẻ con sống trong cảnh đói nghèo, một phần vì tiền bạc thiếu thốn khiến cho đời sống hằng ngày rất nhiều căng thẳng (Coulton và người khác, 1995). Khi bố mẹ lo lắng không biết có đủ tiền mua thức ăn hoặc trả tiền thuê nhà hay không, thì bố mẹ có nhiều khả năng đánh đập con cái thay vì cố gắng tranh luận với con nhiều hơn.

Cô lập xã hội là một tác động thứ hai. Ngược đãi có nhiều khả năng xảy ra khi gia đình cô lập không chơi với hàng xóm hoặc cô lập với những người thân khác. Khi một gia đình như gia đình trong ảnh chụp (bên phải) sống trong sự cô lập tương đối thì sẽ tước bỏ sự bảo vệ của người lớn đối với trẻ con và tước đi sự hỗ trợ xã hội của bố mẹ giúp trẻ con giải quyết căng thẳng trong đời sống tốt hơn (Garbarino & Kostelny, 1992).

Các yếu tố văn hóa rõ ràng góp phần vào sự ngược đãi trẻ con nhưng chúng chỉ là một phần trong vấn đề. Mặc dù ngược đãi phổ biến ở các gia đình sống trong cảnh đói nghèo hơn, nhưng thường xảy ra trong các gia đình thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu. Do đó, chúng ta cần khảo sát các yếu tố bổ sung để giải thích tại sao ngược đãi xảy ra trong một số gia đình này nhưng không xảy ra trong các gia đình khác.

Ngày nay, chúng ta hiểu rằng bố mẹ ngược đãi con

- Đôi khi, khi còn nhỏ chính họ cũng bị bố mẹ ngược đãi (Simons và người khác, 1991)

- Có kỳ vọng cao đối với con mình nhưng ít giúp đỡ con đạt được những mục tiêu này (Trickett và người khác, 1991)

- Dựa vào đánh đập để kiểm soát con (Trickett & Kuczynski, 1986)

Nói chung, bố mẹ ngược đãi điển hình thường có thời thơ ấu bất hạnh và hiểu biết hạn chế về những kỹ thuật làm bố mẹ hiệu quả.

Để ghép một vài ô cuối cùng vào tranh ghép hình, chúng ta phải khảo sát chính bản thân đứa trẻ bị ngược đãi. Phần thảo luận trang 285 - 287 về ảnh hưởng tương hỗ giữa bố mẹ và con cái nhắc bạn nhớ rằng trẻ con có thể vô tình, qua hành vi của chúng, góp phần khiến cho chúng bị ngược đãi. Thực ra, trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con trước tuổi đến trường thường bị ngược đãi hơn trẻ lớn, có lẽ vì trẻ nhỏ ít có khả năng điều chỉnh hành vi có hại, gợi ra ngược đãi (Belsky, 1993). Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện kể một bậc bố mẹ nhấc con lên rung mạnh tay cho đến khi con chết vì con không chịu nín khóc. Vì trẻ nhỏ cứ luôn khóc dai quá mức - hành vi sớm muộn gì cũng làm bố mẹ bực mình - có nhiều khả năng trở thành mục tiêu bị ngược đãi hơn.

Cũng cùng lý do như thế trẻ con thường xuyên ốm đau cũng bị ngược đãi thường xuyên hơn. Khi đứa trẻ ốm sẽ khóc dai hơn, làm bố mẹ bực mình hơn. Cũng khi đứa trẻ ốm, trẻ con cần chăm sóc y tế thuốc men (nghĩa là phải tốn tiền), phải nghỉ học ở nhà (nghĩa là bố mẹ phải sắp xếp để chăm sóc). Vì trẻ con ốm làm tăng mức độ căng thẳng trong gia đình, nên vô tình trẻ con trở thành mục tiêu bị ngược đãi. Bằng hành vi non nớt hoặc khi ốm, trẻ con vô tình đặt mình vào nguy cơ bị ngược đãi (Rogosch và người khác, 1995).

Vì thế, các yếu tố văn hóa, bố mẹ và trẻ con đều góp phần vào sự ngược đãi trẻ con. Một yếu tố duy nhất bất kỳ thường không dẫn đến sự ngược đãi. Chẳng hạn, một đứa trẻ ốm cứ khóc hoài sẽ không bị ngược đãi ở các nước không chấp nhận việc đánh đập con. Ngược đãi trở thành một khả năng có thể chỉ khi nào nền văn hóa tha thứ cho hành vi đánh đập, bố mẹ thiếu kỹ năng hiệu quả trong việc đối xử với con cái, và hành vi của trẻ con thường xuyên có hại.



Ảnh hưởng của sự ngược đãi đối với trẻ con

Có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng sự dự đoán đối với trẻ con như Max không phải là dự đoán tốt. Dĩ nhiên, một số bị thương tổn cơ thể vĩnh viễn. Thậm chí khi không có thương tổn cơ thể vĩnh viễn đi nữa thì sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ con thường bị xáo trộn. Trẻ con thường có mối quan hệ không tốt với bạn đồng tuổi, thường vì đứa trẻ quá gây hấn (Parker & Herrera, 1996). Sự phát triển nhận thức và kết quả học tập cũng bị xáo trộn. Trẻ con bị ngược đãi thường có điểm số thấp hơn trong trường học, có điểm thấp hơn trong các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, và thường ở lại lớp hơn là lên lớp. Cũng thường thấy các rối loạn hành vi liên quan đến trường học chẳng hạn như đập vỡ đồ vật trong lớp (Trickett & McBrideChang, 1995). Người lớn bị ngược đãi khi còn nhỏ thường có các rối loạn cảm xúc chẳng hạn trầm cảm hoặc lo âu, và thường có ý định nghĩ đến chuyện tự tử hoặc toan tự tử, có nhiều khả năng dùng bạo lực đối với chồng vợ, và con cái hơn (Malinosky-Rummell & Hansen, 1993). Tóm lại, khi trẻ con bị ngược đãi, nhiều khía cạnh phát triển của trẻ con bị ảnh hưởng và những tác động này không biến mất theo thời gian (Goodman và người khác, 1998).



Loại trừ sự ngược đãi trẻ con

Thay đổi nhiều tác động văn hóa xã hội góp phần vào sự ngược đãi là một công việc gây nản chí. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào một số yếu tố có thể kiểm soát hơn, có thể giảm bớt nguy cơ bị ngược đãi, nếu không nói là loại trừ hoàn toàn. Chẳng hạn, gia đình được hướng dẫn nhiều phương pháp giải quyết tình huống hiệu quả hơn nếu không sẽ gợi ra sự ngược đãi (Wicks-Nelson & Israel, 1991). Bố mẹ có thể học được lợi ích của việc làm bố mẹ quyền uy và các phương pháp hiệu quả trong sử dụng thông tin phản hồi và làm mẫu để điều tiết hành vi của trẻ con. Trong các buổi họp đóng vai trò trong đó tái hiện các vấn đề trong gia đình, các nhà chuyên môn phát triển trẻ con có thể mô tả nhiều phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn và bố mẹ có thể thực hành.

Sự giúp đỡ của xã hội cũng rất quan trọng. Khi bố mẹ biết rằng mình có thể nhờ người lớn khác cho lời khuyên và giúp mình thêm yên tâm thì bố mẹ dễ kiểm soát căng thẳng trong việc nuôi dạy con hơn, nếu không căng thẳng sẽ dẫn đến sự ngược đãi. Sau cùng, chúng ta cần nhớ rằng hầu hết bố mẹ ngược đãi con mà lẽ ra con cái được chăm sóc và thương mến, chứ không phải khiển trách. Trong hầu hết gia đình diễn ra sự ngược đãi, bố mẹ và con cái quyến luyến lẫn nhau, sự ngược đãi là hậu quả của sự bỏ bê và gánh nặng, chứ không phải ác ý.

TỰ KIỂM TRA

1. Kiểu bố mẹ … kết hợp kiểm soát chặt chẽ với sự quan tâm thấp.

2. Trẻ con có thái độ tự trọng thấp và có tính bốc đồng, gây hấn và ủ rũ thường có bố mẹ chỉ dựa vào kiểu …

3. Thông thường, việc bố mẹ sinh thêm em ít đau buồn hơn khi trẻ con lớn tuổi hơn và khi bố mẹ …

4. Với các con sinh sau này, bố mẹ thường có những kỳ vọng thực tế hơn và …

5. Trong số những ảnh hưởng của ly hôn đối với trẻ con là sự giám sát con không thích hợp, mâu thuẫn giữa bố mẹ và …

6. Khi mẹ lấy chồng khác, con gái không thích nghi bằng con trai vì …

7. Ngược đãi trẻ con phổ biến hơn ở các nước …

8. Trẻ con có nhiều khả năng bị ngược đãi khi nhỏ tuổi hơn và khi …

- Sự ngược đãi trẻ con có thể giải thích theo nghĩa tác động Sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội trong khuôn khổ Tâm sinh học xã hội ra sao?

Trả lời: (1) độc đoán, (2) dửng dưng – không quan tâm, (3) vẫn quan tâm nhu cầu của con lớn, (4) thả lỏng kỉ luật hơn, (5) sự túng quẩn kinh tế, (6) tái hôn phá vỡ mối quan hệ mẹ - con gái thân thiết, (7) dung dưỡng hành vi đánh đập, (8) không có lợi.


II. BẠN ĐỒNG TUỔI NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN à Chương 7. MỞ RỘNG CHÂN TRỜI XÃ HỘI
Mục tiêu nghiên cứu

- Tình bạn có lợi ích gì?

- Đặc điểm quan trọng của các nhóm trẻ con và thanh niên là gì? Các nhóm này ảnh hưởng đến cá nhân ra sao?

- Tại sao một số trẻ em được ưa thích hơn số trẻ con khác? Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bị hất hủi?



Bạn đồng tuổi

- Tình bạn

- Nhóm

- Được ưa thích và bị hất hủi



Chỉ 36 tiếng trôi qua từ khi số học sinh đến Trại hè Crab Orchard. Tuy nhiên, các nhóm được hình thành một cách tự phát, dựa trên sự thích thú chính của học sinh dự trại: nghệ thuật và thủ công, đi bộ đường dài, và bơi lội. Trong mỗi nhóm, trưởng nhóm và nhóm viên đều nổi bật. Điều này diễn ra hằng năm nhưng đội ngũ nhân viên luôn ngạc nhiên trước sự xuất hiện nhanh chóng "mạng lưới xã hội" ở trại hè.

Các nhóm hình thành ở trại hè - cũng như trong trường học và trong xóm - tượng trưng cho một trong những hình thức phức tạp hơn trong mối quan hệ bạn đồng tuổi: nhiều đứa trẻ tham gia và có nhiều mối quan hệ. Chúng ta sẽ khảo sát những loại tương tác này ở cuối phần này. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách khảo sát một mối quan hệ xã hội đơn giản hơn, đó là tình bạn.



TÌNH BẠN

Như bạn thấy trong chương 4, tương tác bạn đồng tuổi bắt đầu vào cuối tuổi ẵm ngửa và trở nên thường xuyên hơn và có nhiều ảnh hưởng hơn khi đứa trẻ trưởng thành. Tương tác bạn đồng tuổi dẫn đến tình bạn ra sao? Theo một thuyết đầu tiên có nhiều ảnh hưởng do Harry Stack Sullivan (1953) đưa ra, sự phát triển mối quan hệ giữa cá nhân với nhau tiếp theo sau một chuỗi giống như giai đoạn. Từ 4 - 8 tuổi, trẻ con chọn ra bạn đồng tuổi cụ thể để làm bạn chơi chung. Tuy nhiên, mối quan hệ thường không lâu và tương tác thường chỉ giả tạo. Khoảng 8 hoặc 9 tuổi, theo Sullivan, sự phát triển nhận thức tiến bộ hơn có nghĩa là đứa trẻ bắt đầu có tình bạn thật sự đầu tiên của mình, mang đặc điểm thân mật và có qua có lại. Bạn bè quan tâm lẫn nhau, và mối quan hệ là sự có qua có lại.

Nghiên cứu trong thời gian gần đây ủng hộ một số quan điểm của Sullivan. Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, nhiều đứa trẻ khẳng định mình có "bạn thân". Nếu bạn yêu cầu đứa trẻ cho mình biết bản thân là bạn như thế nào thì nhận xét của đứa trẻ có lẽ giống với nhận xét của bé Kara 5 tuổi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao Heidi là bạn thân nhất của con?

KARA: Vì bạn ấy chơi với con. Bạn ấy tốt với con.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Còn lý do nào nữa hay không?

KARA: Bạn ấy cho con chơi búp bê của bạn ấy.

Dĩ nhiên, trẻ con lớn và thanh niên cũng có bạn thân, nhưng mô tả khác nhau. Nhận xét của Shauna 12 tuổi như sau:

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao Leah là bạn thân nhất của em?

SHAUNA: Bạn ấy giúp em. Hai đứa em suy nghĩ như nhau. Mẹ em bảo rằng bọn em giống như trẻ sinh đôi!

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Còn lý do nào khác nữa không?

SHAUNA: Vì em kể cho bạn ấy nghe mọi chuyện - chuyện đặc biệt, giống như bí mật - và em biết bạn ấy không kể cho bất kỳ bạn nào khác nghe.

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Còn gì nữa?

SHAUNA: Nếu bọn em đánh nhau, sau này bọn em nói lời xin lỗi với nhau.

Theo Sullivan, mô tả tình bạn của Kara nhấn mạnh vai trò của Heidi như người bạn chơi chung. Trái lại, giải thích tình bạn của Shauna với Leah nhấn mạnh sự tin cậy và thân mật.

Trẻ con lớn và thanh niên cũng nhấn mạnh sự trung thành trong tình bạn. Họ cho rằng bạn bè phải bênh vực cho nhau và bạn bè không nên lừa dối hoặc bỏ rơi nhau (Newcomb & Bagwell, 1995). Nhấn mạnh sự trung thành trong tình bạn của thanh niên rõ ràng đi cùng với sự chú trọng tính thân mật: nếu một người bạn không trung thành thì thanh niên sợ rằng mình có thể bị bẽ mặt vì suy nghĩ và cảm xúc thân mật của mình sẽ bị kể cho nhiều người khác nghe (Berndt & Perry, 1990).

Thân mật trong tình bạn thường gặp ở bé gái hơn, vốn có nhiều khả năng có một người "bạn thân" riêng biệt hơn bé trai. Vì thân mật là trọng tâm trong tình bạn của mình nên bé gái cũng quan tâm đến sự thành thật của bạn mình nhiều hơn và sợ bị bạn mình hất hủi nhiều hơn (Buhrmester & Furman, 1987).

Sự xuất hiện tính thân mật trong tình bạn tuổi thanh niên có nghĩa là bạn cũng được xem là nguồn giúp đỡ xã hội và cảm xúc. Levitt cùng đồng nghiệp (1993) hỏi trẻ Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Âu và Mỹ gốc Tây Ban Nha 7, 10 và 14 tuổi, sẽ tìm gặp ai khi cần được giúp đỡ hoặc bị bực mình vì một chuyện gì đó. Đối với tất cả các nhóm dân tộc thiểu số, trẻ con 7 và 10 tuổi dựa vào thành viên thân mật trong gia đình – bố mẹ, anh chị em ruột và ông bà - xem đó là nguồn giúp đỡ chính chứ không phải bạn bè. Tuy nhiên, đứa trẻ 14 tuổi ít dựa vào thành viên thân mật trong gia đình và cho rằng mình sẽ gặp bạn để nhờ giúp đỡ. Vì bạn tuổi thanh niên chia sẻ tâm tư tình cảm nên có thể giúp đỡ trong giai đoạn cảm xúc hoặc căng thẳng (Denton & Zarbatany, 1996).



Bạn bè là ai?

Như đứa trẻ trong ảnh chụp, hầu hết trẻ con đều giống nhau về độ tuổi, giới tính và chủng tộc (Hartup, 1992b). Vì trẻ con được cho là phải đối xử với nhau như những người ngang hàng, tình bạn hiếm khi xảy ra giữa trẻ lớn tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và trẻ nhỏ tuổi hơn, ít kinh nghiệm hơn. Vì trẻ con thường chơi chung với bạn đồng tuổi cùng phái, nên hiếm khi con trai làm bạn với con gái. Thật ra, tỷ lệ phần trăm tương đối nhỏ của trẻ con có bạn bè thân là thành viên thuộc khác phái thường có kỹ năng xã hội kém hơn (Kovacs, Parker, & Hoffman, 1996).

Tình bạn giữa các đứa trẻ trong cùng một nhóm chủng tộc hoặc dân tộc phổ biến hơn giữa các đứa trẻ thuộc các nhóm khác nhau. Điều này phản ánh sự đối xử phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ. Tình bạn ở trẻ con thuộc các nhóm khác nhau phổ biến hơn trong trường học trong đó lớp học ít trẻ con hơn (Hallinan & Teixeira, 1987). Rõ ràng, khi lớp học nhiều trẻ con hơn thì chúng chọn bạn từ số bạn đồng tuổi cùng phái hiện có trong lớp. Trái lại, bạn đồng tuổi cùng chủng tộc ít hơn ở các lớp học ít học sinh hơn, vì thế trẻ con thường kết bạn với trẻ con thuộc chủng tộc khác. Tình bạn giữa các chủng tộc thường giới hạn trong trường học, trừ phi đứa trẻ xuất thân từ khu xóm kết hợp. Nghĩa là, khi đứa trẻ sống trong các khu xóm khác nhau, phân biệt chủng tộc thì tình bạn của nó không vượt khỏi bối cảnh bên ngoài trường học (DuBois & Hirsch, 1990).

Dĩ nhiên, bạn bè không chỉ giống nhau về độ tuổi, giới tính và chủng tộc. Trẻ con và thanh niên thường kết bạn vì có thái độ tương tự nhau về trường học, tiêu khiển và tương lai (Hartup, 1992b; Tolson & Urberg, 1993). Tom, thích đi học, thích đọc sách và dự định học đại học Harvard, có lẽ không làm bạn với Barry, vì bạn này cho rằng trường học là ngu ngốc, cậu thường nghe đĩa CD, và dự định bỏ học trung học để trở thành một ngôi sao nhạc rock. Khi thời gian trôi qua, bạn bè trở nên giống nhau về thái độ và giá trị nhiều hơn (Kandel, 1978).



Kết quả của tình bạn

Bạn bè rất có lợi cho bạn. Các nhà nghiên cứu luôn nhận thấy trẻ con hưởng lợi khi có bạn (Hartup & Stevens, 1997). Chẳng hạn, trẻ con có bạn thường hành động ủng hộ xã hội nhiều hơn - chia sẻ và cộng tác với người khác (Hartup, 1996). Trẻ con có bạn thường điều chỉnh thích nghi tốt hơn. Chẳng hạn, trẻ con tuổi mẫu giáo có tình bạn tốt sẽ hòa thuận với bạn đồng tuổi tốt hơn và có thái độ tích cực hơn đối với bạn đồng tuổi (Lađd, Kochenderfer, & Coleman, 1997). Tương tự, thanh niên có tình bạn chất lượng cao dễ thích nghi với trường học mới hơn và quan tâm đến trường học nhiều hơn (Berndt & Keefe, 1995). Ngoài ra, tình bạn làm tăng lòng tự trọng ở trẻ con không được giúp đỡ gia đình nhiều (Gauze và người khác, 1996).

Vì thế, bạn bè không phải là những người bạn chơi chung đặc biệt, thay vào đó, bạn bè là tài nguyên quan trọng. Trẻ con học hỏi ở bạn bè và nhờ bạn bè giúp đỡ trong những lúc căng thẳng. Tình bạn quan trọng vì trong đó bạn đồng tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Bạn đồng tuổi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thông qua tập thể, nhóm, chủ đề trong phần kế tiếp.

NHÓM

Trong trại hè trong phần minh họa, học sinh dự trại mới luôn lập ra các nhóm theo quan tâm chung. Nhóm nổi bật trong trường học Mỹ. "Jocks", "preps", "burnouts", "druggies", "nerds", và "brains" - bạn có thể nhớ những từ này và những từ tương tự ám chỉ các nhóm trẻ con lớn và thanh niên. Trong cuối thời thơ ấu và đầu tuổi thanh niên, nhóm bạn đồng tuổi trở thành tiêu điểm của mối quan hệ xã hội đối với thanh niên (Rubin, Bukowski, & Parker, 1998). Xuất phát điểm thường là bọn - một nhóm nhỏ trẻ con hoặc thanh niên là bạn bè và thường giống nhau về độ tuổi, giới tính, chủng tộc và thái độ. Thành viên trong bọn thường chơi chung nhau và thường ăn mặc, cách nói chuyện và hành động giống nhau. Một số bọn có giá trị và thái độ giống nhau đôi khi trở thành một bộ phận của một nhóm đông hơn gọi là đám đông được biết bằng tên gọi như "jocks" hoặc "nerds".

Một số đám đông có thân thế nhiều hơn đám đông khác. Chẳng hạn, học sinh trong nhiều trường trung học cho rằng "jocks" là đám đông uy tín nhất trong khi "burnouts" thuộc số đám đông ít uy tín nhất. Thái độ tự trọng ở trẻ con lớn và thanh niên thường phản ánh thân thế của đám đông. Trong những năm đi học, thanh niên xuất phát từ đám đông thân thế cao thường có thái độ tự trọng nhiều hơn thanh niên xuất phát từ đám đông thân thế thấp (Brown & Lohr, 1987).

TỰ TÌM HIỂU: NHẬN BIẾT ĐÁM ĐÔNG TRONG TRƯỜNG HỌC

Hầu hết học sinh trung học đều nhận biết các đám đông khác nhau trong trường học của mình và thân thế của mỗi đám đông. Số lượng đám đông thay đổi khác nhau cũng như tên gọi nhưng sự tồn tại của đám đông trông có vẻ là vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội vào cuối thời thơ ấu và đầu tuổi thanh niên.

Để tìm hiểu nhiều hơn về đám đông, hãy cố trò chuyện với 4 hoặc 5 học sinh trong cùng trường trung học. Bạn có thể bắt đầu bằng cách mô tả một trong những đám đông từ chính trường trung học của mình. Sau đó yêu cầu từng học sinh gọi tên các đám đông khác nhau trong trường học của anh ta. Yêu cầu từng học sinh mô tả đặc điểm của những người trong từng đám đông. Sau cùng, hỏi từng học sinh đám đông có thân thế cao nhất trong trường học và đám đông nào có thân thế thấp nhất.

Khi bạn phỏng vấn tất cả học sinh, hãy so sánh câu trả lời của họ. Học sinh có đồng ý về số lưọng và loại đám đông trong trường học của mình hay không? 

Họ có đồng ý về thân thế của từng đám đông hay không? Kế đến, so sánh kết quả của bạn với kết quả của các học sinh khác trong lớp. Kết quả có giống nhau ở các trường học khác nhau hay không? Bạn có tìm thấy quan hệ nào giữa các loại đám đông và đặc điểm của trường học (chẳng hạn nông thôn so với thành thị) hay không? Hãy tự tìm hiểu!

Tại sao một số học sinh trở thành nerds nhưng số khác lại tham gia vào burnouts? Kiểu làm bố mẹ là một phần của câu trả lời. Một nghiên cứu của Brown cùng đồng nghiệp (1993) khảo sát tác động của ba thông lệ làm bố mẹ đối với tư cách thành viên của học sinh trong đám đông cụ thể. Các nhà điều tra đánh giá mức độ chú trọng kết quả học tập, giám sát hoạt động ngoài trường học của trẻ con và quan tâm đến trẻ con trong việc ra quyết định chung của bố mẹ. Khi bố mẹ chú trọng kết quả học tập thì trẻ con có nhiều khả năng tham gia đám đông được ưa thích, bình thường, ít có khả năng tham gia đám đông nghiện ngập. Khi bố mẹ giám sát hành vi ngoài trường học của con mình thì trẻ con có nhiều khả năng tham gia đám đông động não hơn là đám đông nghiện ngập. Sau cùng, khi bố mẹ tạo điều kiện cho con trẻ cùng ra quyết định thì chúng có nhiều khả năng tham gia đám đông động não và thông thường hơn, ít có khả năng tham gia đám đông nghiện ngập. Những quan hệ này xảy ra đối với trẻ con và bố mẹ người Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Á, Mỹ gốc Âu và Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Điều gì trông có vẻ xảy ra khi bố mẹ áp dụng các thông lệ đi kèm với kiểu bố mẹ quyền uy - kiểm soát kết hợp với đối xử tình cảm - trẻ sẽ tham gia đám đông tán thành tiêu chuẩn hành vi của người lớn (như thông thường, cưỡi ngựa, động não). Tuy nhiên, khi kiểu của bố mẹ không quan tâm hoặc dửng dưng thì trẻ ít có khả năng đồng nhất với tiêu chuẩn hành vi của người lớn. Thật ra, trẻ sẽ tham gia đám đông như nghiện ngập, vốn từ chối những tiêu chuẩn này.

Cấu trúc nhóm

Nhóm - có thể là trong trường học, trong trại hè như trong phần minh họa hoặc nơi khác - thường có một cấu trúc xác định rõ. Nhóm thường có hệ thống thứ bậc vượt trội, do trưởng nhóm đứng đầu mà các thành viên khác trong nhóm phải nghe theo. Các thành viên khác biết vị trí của mình trong hệ thống thứ bậc. Họ phải nhường thành viên cao hơn mình trong hệ thống thứ bậc và tự khẳng định mình cao hơn thành viên thấp hơn trong hệ thống. Hệ thống thứ bậc vượt trội rất có ích trong việc giảm bớt mâu thuẫn giữa các nhóm vì mỗi thành viên đều biết rõ vị trí của mình.

Điều gì xác định thành viên có vị trí nào trong hệ thống thứ bậc? Ở trẻ con, nhất là con trai, sức mạnh cơ thể thường là cơ sở xác định hệ thống thứ bậc vượt trội. Trưởng nhóm thường là thành viên có sức khỏe đáng gờm nhất (Pettit và người khác, 1990). Ở con gái và con trai lớn tuổi hơn, hệ thống thứ bậc vượt trội thường dựa trên nét cá nhân liên quan với chức năng chính của nhóm. Chẳng hạn ở Trại hè Crab Orchard, trưởng nhóm thường là đứa trẻ có nhiều kinh nghiệm dự trại nhất. Trong số nữ hướng đạo sinh như trong ảnh chụp (trang 301 bên trên), con gái được chọn làm trưởng nhóm tuần tra thường thông minh, định hướng mục tiêu và có ý kiến mới (Edwards, 1994). Những đặc điểm này đều thích hợp, vì chức năng chính của tuần tra là phải giúp lên kế hoạch hoạt động cho cả đoàn quân nữ hướng đạo sinh. Vì thế, loại cấu trúc nhóm này rất hiệu quả, người nào có kỹ năng hữu dụng nhất sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất (Rubin và người khác, 1998).

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨChương 5 mô tả những khác nhau quan trọng trong sự tương tác với bạn đồng tuổi cùng phái của bé trai và bé gái. Những khác biệt này giúp giải thích tại sao hệ thống thứ bậc vượt trội của bé trai và bé gái thường khác nhau như thế nào? Áp lực của bạn đồng tuổi

Nhóm xác lập chuẩn mực - tiêu chuẩn hành vi áp dụng cho mọi thành viên trong nhóm. Nhóm có thể gây áp lực cho thành viên buộc phải tuân thủ những chuẩn mực này. "Áp lực của bạn đồng tuổi" như thế thường mang đặc điểm tác động có hại, không thể cưỡng lại. Suy nghĩ rập khuôn cho rằng trẻ vị thành niên sử dụng áp lực quá mức đối với nhau dẫn đến hành vi phản xã hội. Thực ra, áp lực của bạn đồng tuổi buộc không quá mạnh cũng như có hại. Chẳng hạn, hầu hết học sinh trung học phản đối áp lực của bạn đồng tuổi phải hành xử theo cách chắc chắn phản xã hội, chẳng hạn như trộm cắp (Brown, Lohr, & McClenahan, 1986). Áp lực của bạn đồng tuổi cũng mang tính tích cực như thúc giục bạn đồng tuổi tham gia các hoạt động trong trường học như thực hiện niên giám hoặc tham gia trò chơi, hoặc quan tâm đến dự án hành động cho cộng đồng như Habitat for Humanity.

Áp lực của bạn đồng tuổi mạnh nhất khi tiêu chuẩn hành vi thích hợp không được rõ ràng. Chẳng hạn, sở thích âm nhạc và trang phục hoàn toàn mang tính chủ quan, do đó, thanh niên phải tuân thủ hướng dẫn của nhóm bạn đồng tuổi, như bạn thấy cảnh tượng quá quen thuộc của trẻ ăn mặc giống nhau như trong ảnh chụp bên dưới cùng.

Tương tự, tiêu chuẩn về hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện thường không rõ ràng, uống rượu là một minh họa điển hình. Bố mẹ và các nhóm như SADD (học sinh phản đối lái xe sau khi uống rượu) có thể làm cho trẻ vị thành niên uống rượu sẽ bỏ rượu, nhưng văn hóa Mỹ đầy ắp các người mẫu thanh niên uống rượu, trông có vẻ rất thích thú với rượu và không bị bệnh hoạn gì trước mắt. Trái lại, trông có vẻ họ yêu đời nhiều hơn nữa. Với những thông tin mâu thuẫn như thế, không có gì phải ngạc nhiên khi thanh niên tìm lời đáp ở bạn đồng tuổi (Urberg, Degirmencioglu, & Pilgrim, 1997). Do đó, một số thanh niên sẽ uống rượu (hoặc uống thuốc, dùng chất gây nghiện, quan hệ tình dục) để phù hợp với chuẩn mực trong nhóm của mình, số khác sẽ cai rượu, phản ánh thêm chuẩn mực trong nhóm của mình.

Thậm chí khi tiêu chuẩn chưa rõ ràng thì không phải trẻ vị thành niên nào cũng bị ảnh hưởng của bạn đồng tuổi tác động như nhau (Vitaro và người khác, 1997). Thanh niên ít có khả năng bị ảnh hưởng của áp lực bạn đồng tuổi khi bố mẹ sử dụng kiểu bố mẹ quyền uy và nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn khi bố mẹ không phải kiểu bố mẹ quyền uy (Mounts & Steinberg, 1995).


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương