LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


Sự đóng góp của trẻ con: ảnh hưởng tương hỗ



trang29/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   72

Sự đóng góp của trẻ con: ảnh hưởng tương hỗ

Từ những gì chúng ta vừa bàn, trông có vẻ quan hệ bố mẹ - con cái là con đường một chiều: bố mẹ ảnh hưởng đến hành vi của con cái nhưng không có chuyện ngược lại. Thực ra không có gì hơn là sự thật. Bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến suốt cuộc đời, trẻ con tác động đến các cách mà bố mẹ đối xử với mình. Gia đình thực sự là một hệ thống gia đình năng động, tương tác trong đó bố mẹ và con trẻ ảnh hưởng lẫn nhau (Parke & Buriel, 1998).

Một cách hiểu được ảnh hưởng của con trẻ đối với bố mẹ là khảo sát sự thay đổi hành vi của bố mẹ khi con trưởng thành. Kiểu bố mẹ tương tự cực kỳ hiệu quả ở trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con biết đi chập chững không thích hợp đối với thanh niên. Chúng ta hãy khảo sát hai khía cạnh trong hành vi bố mẹ - tình cảm nhiệt tình và kiểm soát. Tình cảm nhiệt tình có lợi trong suốt sự phát triển - trẻ con biết đi chập chững và trẻ vị thành niên rất thích thú khi biết có người khác quan tâm đến mình. Nhưng sự thể hiện tình cảm bố mẹ thay đổi, kiềm chế hơn khi con trưởng thành (McNally, Eisenberg, & Harris, 1991). Ôm ghì lấy và hôn làm con trẻ biết đi chập chững rất thích thú nhưng gây khó chịu đối với thanh niên.

Sự kiểm soát của bố mẹ cũng thay đổi dần khi con trẻ lớn lên (McNally và người khác, 1991). Khi trẻ con phát triển nhận thức và có thể tự quyết định tốt hơn thì bố mẹ dần dần lơi lỏng kiểm soát và mong đợi con mình tự chịu trách nhiệm đối với bản thân. Chẳng hạn, bố mẹ có con độ tuổi đến trường thường theo dõi sự tiến bộ của con qua sự phân công của trường học nhưng bố mẹ của thanh niên thì không, họ nghĩ con mình tự làm. Dĩ nhiên, trong suốt thời thơ ấu và tuổi thanh niên, bố mẹ độc đoán kiểm soát nhiều hơn bố mẹ quyền uy. Tuy nhiên, cả hai loại bố mẹ đối với trẻ con lớn và thanh niên thường kiểm soát ít hơn trẻ con còn nhỏ.

Không những bố mẹ thay đổi cách thể hiện tình cảm nhiệt tình và kiểm soát khi trẻ con trưởng thành, mà còn hành xử khác nhau tùy theo hành vi cụ thể của con. Để minh họa ảnh hưởng tương hỗ giữa bố mẹ và con cái, hãy tưởng tượng hai đứa trẻ phản ứng với kiểu độc đoán của bố mẹ. Cả hai bố mẹ đều tình cảm nhiệt tình và cố sử dụng kiểm soát vừa phải, chú trọng mong đợi nhất quán và truyền đạt tốt. Đứa trẻ thứ nhất sẵn sàng nghe theo yêu cầu của bố mẹ và trả lời tốt trong thảo luận của gia đình về mong đợi của bố mẹ. Những quan hệ bố mẹ - con cái này là minh họa sách giáo khoa của kiểu bố mẹ độc đoán thành công. Trái lại, đứa trẻ thứ hai, như bé gái trong ảnh chụp, thường lưỡng lự không chịu nghe lời và đôi khi mặc kệ lời bố mẹ yêu cầu. Bố mẹ này kiểm soát nhiều hơn, ít tình cảm hơn. Điều này dẫn đến việc con trẻ thậm chí sau này ít vâng lời hơn, thậm chí tạo ra hành vi bố mẹ độc đoán hơn. Trường hợp này tượng trưng cho một ngoại lệ trong qui tắc chung cho rằng kiểu bố mẹ là ổn định: hành vi của con trẻ làm cho bố mẹ phải từ bỏ kiểu quyền uy để chọn kiểu độc đoán hơn.

Hai ví dụ này minh họa rằng hành vi bố mẹ thường phát triển do hành vi của con nói chung. Ở trẻ con còn nhỏ thích làm vui lòng người lớn và kém hành vi hơn, bố mẹ có thể nhận thấy lượng kiểm soát khiêm tốn nhất là thích hợp. Nhưng đối với một đứa trẻ không thân thiện và hoạt động nhiều hơn thì bố mẹ cần ra lệnh và kiểm soát nhiều hơn (Dumas, LaFreniere, & Serketich, 1995). Vì thế, ảnh hưởng mang tính tương hỗ. Hành vi của con trẻ giúp xác định cách bố mẹ đối xử với con trẻ và hành vi của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ, đến lượt ảnh hưởng này làm cho bố mẹ thay đổi hành vi của mình thêm lần nữa (Stice & Barrea, 1995).

Mối quan hệ bố mẹ - con cái tương hỗ là tâm điểm trong sự phát triển con người, nhưng các mối quan hệ khác trong gia đình cũng có nhiều ảnh hưởng. Đối với nhiều đứa trẻ, mối quan hệ với anh chị em ruột cũng rất quan trọng, chúng ta sẽ thấy trong các trang sau.

ANH CHỊ EM RUỘT

Mỗi đứa con đầu lòng bắt đầu đời sống như con một. Một số vẫn còn là "con một" mãi mãi nhưng hầu hết đều có thêm em trai và em gái. Một số con đầu lòng có thêm em chỉ trong vài năm. Số khác chỉ có thêm một em trai hoặc một em gái. Khi gia đình có thêm thành viên mới thì mối quan hệ bố mẹ - con cái trở nên phức tạp hơn. Bố mẹ không còn tập trung vào một đứa con duy nhất nữa mà phải điều chỉnh để thích nghi với nhu cầu của nhiều đứa. Cũng rất quan trọng, anh chị em ruột cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lẫn nhau. Vào những năm trước tuổi đến trường, anh chị em ruột thường dành nhiều thời gian với nhau hơn là với bố mẹ, cho thấy mối quan hệ của anh chị em ruột có nhiều ảnh hưởng (Dunn, 1993; Larson & Richards, 1994). Ngoài ra, sự tương tác giữa anh chị em ruột thường nhiều cảm xúc hơn sự tương tác trong các mối quan hệ khác (Katz, Kramer, & Gottman, 1992).

Sự ra đời của một đứa em ruột thường khiến anh chị của mình lo lắng. Anh chị sẽ lãnh đạm hoặc trở về hành vi trẻ con hơn. Lo lắng thuộc loại này thường gặp ở trẻ đầu lòng nhỏ hơn 3 tuổi khi mẹ sinh em bé. Lo lắng của đứa trẻ có thể liên kết với nhiều thay đổi diễn ra trong cuộc sống của nó với sự ra đời của đứa em, nhất là nhu cầu chia sẻ tình cảm và sự chú ý của bố mẹ (Gottlieb & Mendelson, 1990). Tuy nhiên, lo lắng có thể tránh được nếu bố mẹ vẫn còn quan tâm nhu cầu của đứa con đầu (Howe & Ross, 1990). Thật ra, một lợi ích của việc sinh em là bố quan tâm đến trẻ con lớn nhiều hơn (Stewart và người khác, 1987).

Với em mới sinh, nhiều anh chị lớn giống như trẻ trong ảnh chụp sẽ đảm nhận công việc của bố mẹ chẳng hạn như cho em bú bình hoặc thay tã (Wagner, Schubert, & Schubert, 1985). Khi em lớn, sự tương tác giữa anh chị em ruột trở nên phổ biến hơn và phức tạp hơn. Chẳng hạn, trẻ con biết đi chập chững thường nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn anh chị ruột. Tuy nhiên, vào lúc đứa trẻ trước tuổi đến trường 4 tuổi, tình thế thay đổi hoàn toàn: lúc này em nhỏ nói chuyện với anh chị lớn nhiều hơn nói với mẹ (Brown & Dunn, 1992). Anh chị lớn cũng trở thành một nguồn quan tâm và an ủi em nhỏ khi lo lắng, buồn rầu hoặc khó chịu (Garner, Jones, & Palmer, 1994).

Khi thời gian trôi qua, một số anh chị em ruột gắn bó hơn, trở thành người bạn thân nhất theo cách mà những trẻ con không phải anh chị em ruột không thể có được. Các anh chị em ruột khác thường tranh luận, ganh đua và nói chung hoàn toàn không hòa thuận với nhau. Những mẫu tương tác anh chị em ruột này trông có vẻ được xác lập ngay từ đầu sự phát triển và vẫn giữ nguyên khá ổn định. Dunn, Slomkowski, và Beardsall (1994), chẳng hạn, phỏng vấn các bà mẹ hai lần về sự tương tác của con họ. Lần thứ nhất khi đứa trẻ 3 - 5 tuổi, lần thứ hai vào 7 năm sau, khi đứa trẻ 10 - 12 tuổi. Dunn cùng đồng nghiệp phát hiện rằng anh chị em ruột hòa thuận trong những năm trước tuổi đến trường thường tiếp tục hòa thuận cho đến đầu tuổi trưởng thành, trong khi anh chị em ruột thường cãi vã trong những năm trước tuổi đến trường sẽ tiếp tục cãi vã cho đến đầu tuổi trưởng thành.

Yếu tố nào góp phần cho tính chất mối quan hệ anh chị em ruột? Phần Tác động hiện hành có câu trả lời.



TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: ANH CHỊ EM RUỘT HÒA THUẬN VỚI NHAU KHI NÀO?

Các tác động sinh học, tâm lý, và văn hóa xã hội giúp xác định anh chị em ruột hòa thuận với nhau tốt đến mức nào. Trong số các tác động sinh học là tính khí và giới tính của đứa trẻ. Quan hệ anh chị em ruột cùng phái có nhiều khả năng tình cảm và hòa hợp hơn anh chị em ruột khác phái (Dunn & Kendrick, 1981). Quan hệ cũng ngọt ngào hơn khi không có anh chị em ruột nào có tính khí xúc cảm (Brody, Stoneman, & Gauger, 1996). Các tác động tâm lý cũng góp phần nhận thức của anh chị em ruột với nhau và cách đối xử của bố mẹ cũng rất quan trọng. Anh chị em ruột hòa thuận nhiều hơn khi nghĩ rằng bố mẹ không có "thiên vị" mà chỉ đối xử với tất cả đều như nhau (McHale và người khác, 1995). Mối quan hệ nói chung được cải thiện khi em nhỏ đến tuổi thanh niên, vì anh chị em ruột nhận thức lẫn nhau như những người ngang hàng (Buhrmester & Furman, 1990). Sau cùng, tác động văn hóa xã hội cũng đóng vai trò. Khi bố mẹ hòa thuận, thì anh chị em ruột cũng hòa thuận, khi bố mẹ cãi vã thì anh chị em ruột cũng cãi vã (Volling & Belsky, 1992).

Một quan điểm Tâm sinh học xã hội về mối quan hệ anh chị em ruột cũng giải thích rõ rằng trong việc theo đuổi sự hòa thuận trong gia đình (còn gọi là sự êm ả, hạnh phúc), bố mẹ có thể ảnh hưởng đến một số yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ anh chị em ruột nhưng không phải các mối quan hệ khác. Bố mẹ có thể giúp giảm bớt sự bất hòa ở các con bằng cách đối xử tình cảm, quan tâm và chăm sóc tất cả các con đều như nhau và bằng cách chăm sóc lẫn nhau đồng thời, bố mẹ (và bố mẹ tương lai!) phải một số bất đồng là điều thường gặp trong gia đình, nhất là bất đồng ở bé trai và bé gái. Quan tâm khác nhau với trẻ con dẫn đến mâu thuẫn mà chúng không thể giải quyết vì kỹ năng xã hội của trẻ con có hạn.

Tác động của thứ tự sinh

Con đầu lòng thường là "cục cưng" đối với hầu hết bố mẹ, vốn rất nhiệt tình nhưng ít có kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi con. Bố mẹ thường kỳ vọng rất cao vào con đầu lòng (Furman, 1995). Bố mẹ thường dành tình cảm nhiều hơn và trừng phạt nhiều hơn đối với con đầu lòng. Khi sinh tiếp các đứa con khác, hầu hết bố mẹ đều thành thạo hơn trong vai trò của mình, hiểu được "vấn đề" từ đứa con đầu tiên. Với các con sinh sau này, bố mẹ có nhiều kỳ vọng thực tế hơn và thả lỏng kỷ luật nhiều hơn (Baskett, 1985).

Các tiếp cận khác nhau mà bố mẹ áp dụng với con đầu lòng và các con sinh sau này cũng giúp giải thích sự khác biệt thường gặp ở những đứa con này. Con đầu lòng thường có điểm số trắc nghiệm trí năng cao hơn và có nhiều khả năng học đại học hơn. Con đầu lòng cũng sẵn sàng vâng lời bố mẹ và yêu cầu của người lớn hơn. Trái lại, có lẽ vì các con sinh sau này ít quan tâm đến việc làm vừa lòng bố mẹ và người lớn nên chúng chơi thân với bạn đồng tuổi và có nhiều sáng kiến hơn (Eaton, Chipperfield, & Singbeil, 1989). 

Thế còn con một thì sao? Hiểu theo biết qui ước, bố mẹ như bố mẹ trong ảnh chụp rất chú ý đến "cục cưng", vì thế cục cưng trở nên ích kỷ và tự đề cao mình. Thế trong dân gian có đúng như vậy hay không? Trong một phân tích toàn diện với hơn 100 nghiên cứu, con một không thua kém các con sinh sau này trong một đánh giá bất kỳ. Thực ra, con một thành công trong trường học nhiều hơn và có mức độ thông minh, khả năng lãnh đạo, tính tự quản và chín chắn cao hơn (Falbo & Polit, 1986).

Mẫu chung này không hạn chế ở con một ở Bắc Mỹ. Ở Trung Quốc, con một là phổ biến vì chính phủ cố gắng hạn chế gia tăng dân số. Ở đó, sự so sánh giữa con một và không phải con một thường không có gì khác biệt, nếu có khác biệt thì lợi thế thường nghiêng về con một (Jiao, Ji, & Jing, 1996; Yang và người khác, 1995). Vì thế, trái với suy nghĩ rập khuôn của quần chúng, con một không phải là "con hư thân mất nết" (ở Trung Quốc con một không phải là "ông vua con" mà bố mẹ, bạn đồng tuổi và thầy cô phải phục vụ). Thay vào đó, nói chung con một giống như đứa con lớn lên cùng anh chị em ruột.

Cho dù trẻ con Mỹ lớn lên cùng anh chị em ruột hoặc là con một đi nữa thì cũng giống như trẻ con ở các nước khác có mối quan hộ gia đình bị phá vỡ do ly hôn. Thế tác động của ly hôn đối với trẻ con và thanh niên ra sao?



LY HÔN VÀ TÁI HÔN

Trong thập niên 1990, gần một nửa trẻ con Bắc Mỹ chứng kiến sự ly hôn của bố mẹ (Goodman, Emery, & Haugaard, 1998). Theo tất cả các thuyết phát triển trẻ con, ly hôn gây đau buồn cho con trẻ vì nó bao gồm mâu thuẫn giữa bố mẹ và thường là sự tách rời sống xa bố hoặc mẹ. (Dĩ nhiên, ly hôn cũng gây đau khổ cho bố mẹ như chúng ta mô tả trong chương 10). Nhưng khía cạnh nào trong sự phát triển của đứa trẻ bị ly hôn tác động nhiều nhất? Những tác động này có kéo dài hoặc ít nhất một số tác động chỉ là nhất thời? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu bằng mô tả sơ lược cuộc sống sau khi ly hôn.



Cuộc sống gia đình sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, con thường sống chung với mẹ. Bố xin nuôi con nhiều hơn các thế hệ trước, nhưng điều này vẫn còn khá hiếm. Chỉ có khoảng 15% trẻ con sống với bố sau khi ly hôn (Meyer & Garasky, 1993). Người ta không biết nhiều về cuộc sống gia đình trong các gia đình chỉ có bố, vì thế mô tả trong các trang sau hoàn toàn dựa vào nghiên cứu được tiến hành ở trẻ con sống chung với mẹ.

Mô tả tốt nhất về cuộc sống gia đình sau khi ly hôn trích từ Nghiên cứu ly hôn và tái hôn theo chiều dọc ở Virginia do Mavis Hetherington cùng đồng nghiệp (1988, 1989; Hetherington, Cox & Cox, 1982) thực hiện. Nghiên cứu Virginia quan sát cuộc sống gia đình trong nhiều năm sau khi ly hôn cùng với một mẫu so sánh các gia đình có bố mẹ không ly hôn. Trong vài tháng đầu sau khi ly hôn, mẹ thường ít có tình cảm đối với con. Họ cũng đồng ý con có hành vi kém chín chắn hơn lúc chưa ly hôn nhưng đồng thời cảm thấy khó kiểm soát con hơn trước kia. Rõ ràng, mẹ và con biểu lộ sự đau khổ do một thay đổi quan trọng trong tình huống cuộc sống: con trở lại hình thức hành vi kém chín chắn hơn và mẹ ít có khả năng làm bố một cách hiệu quả. Bố cũng ít có khả năng kiểm soát được con nhưng điều này có lẽ là vì họ thường nuông chiều con quá mức.

Hai năm sau khi ly hôn, mối quan hệ mẹ - con được cải thiện, nhất là đối với con gái. Mẹ cũng tình cảm nhiều hơn. Mẹ có nhiều khả năng mong đợi hành vi thích hợp với độ tuổi ở con mình và kỷ luật con một cách hiệu quả. Bố cũng đòi hỏi ở con phải có hành vi chín chắn hơn nhưng bố thường tương đối không quan tâm đến con.

Sáu năm sau khi ly hôn, đứa trẻ trong nghiên cứu đã bước sang tuổi thanh niên. Cuộc sống gia đình tiếp tục cải thiện ở các bà mẹ có con gái, nhiều bà mẹ và con gái rất thân thiết với nhau. Trái lại cuộc sống gia đình thường gặp nhiều vấn đề ở các bà mẹ có con trai. Mẹ và con trai thường mâu thuẫn. Không có ai hạnh phúc hoặc vui với tính chất cuộc sống gia đình nói chung. Dĩ nhiên, mâu thuẫn giữa mẹ và con trai tuổi thanh niên thường gặp khi mẹ lấy chồng khác, lúc này căng thẳng hơn với lúc mẹ chưa lấy chồng, có lẽ vì con trai tuổi thanh niên sẵn sàng đối đầu với mẹ vì các tiêu chuẩn hành vi.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨDựa vào mô tả ở đây, bố mẹ thuộc kiểu bố mẹ nào thường có khuynh hướng sử dụng ly hôn tiếp theo sau? Kết quả như thế này trích từ Nghiên cứu Virginia nhấn mạnh rằng ly hôn làm thay đổi cuộc sống gia đình đối với bố mẹ và con (Parke & Buriel, 1998). Kế đến, chúng ta sẽ khảo sát tác động của những thay đổi này đối với sự phát triển của trẻ con.

Tác động của ly hôn đối với trẻ con

Sự đổ vỡ, mâu thuẫn và căng thẳng đi kèm với ly hôn có ảnh hưởng đến trẻ con hay không? Dĩ nhiên là có. Tuy nhiên, sau khi trả lời câu hỏi rất dễ này vẫn còn nhiều câu hỏi khó khác: tất cả khía cạnh trong cuộc sống của trẻ con có bị ảnh hưởng như nhau từ cuộc ly hôn hay không? Có yếu tố nào làm ly hôn đối với một số đứa trẻ căng thẳng hơn và đối với một số đứa trẻ khác ít căng thẳng hơn hay không? Sau cùng, ly hôn ảnh hưởng đến sự phát triển ra sao? Nhiều học giả cố trả lời những câu này, vào 1990, có gần 100 nghiên cứu về tác động của ly hôn, với hơn 13000 đứa trẻ trước tuổi đến trường cho đến độ tuổi học đại học. Amato và Keith (1991) kết hợp kết quả của những nghiên cứu này, phân tích của họ cho thấy một số lĩnh vực trong đó trẻ con có bố mẹ ly hôn thường có kết quả kém hơn số trẻ con có gia đình nguyên vẹn. Khi bố mẹ ly hôn, con của họ kém thành công trong trường học hơn và có nhiều vấn đề liên quan đến hạnh kiểm và khái niệm cái tôi hơn. Ngoài ra, mối quan hệ bố mẹ - con thường xấu đi.

Amato và Keith (1991) phát hiện ba kết quả quan trọng khác về ly hôn. Trước tiên, tác động chung của ly hôn đối với bé gái và bé trai là như nhau. Thứ hai, ly hôn gây nhiều phương hại cho trẻ độ tuổi đến trường và thanh niên hơn trẻ trước tuổi đến trường hoặc người lớn ở độ tuổi học đại học. Thứ ba, khi ly hôn trở nên thường xuyên hơn (vì thế quen thuộc hơn) trong thập niên 1980, thì hậu quả đi kèm với ly hôn trở nên nhỏ hơn. Thành tựu trong trường học, hạnh kiểm, điều chỉnh thích nghi, v.v... vẫn chịu ảnh hưởng của ly hôn nhưng không nhiều như trước thập niên 1980.

Khi con của bố mẹ đã ly hôn trở thành người lớn, thì ảnh hưởng của ly hôn vẫn còn dai dẳng. Trong tư cách người lớn, con của bố mẹ đã ly hôn có nhiều khả năng có con riêng ở tuổi vị thành niên và chính chúng cũng ly hôn. Họ kể rằng ít hài lòng với cuộc sống và cảm thấy thất vọng nhiều hơn (Furstenberg & Teitler, 1994; Kiernan, 1992). Chẳng hạn, trong một nghiên cứu (Chase-Lansdale, Cherlin, & Kiernan, 1995), 11% số trẻ con của bố mẹ đã ly hôn đều gặp rối loạn cảm xúc nghiêm trọng khi đến tuổi trưởng thành so với 8% số trẻ con trong các gia đình nguyên vẹn. Sự khác nhau giữa trẻ con có bố mẹ đã ly hôn và trẻ con trong gia đình nguyên vẹn không nhiều, hầu hết số trẻ con của bố mẹ đã ly hôn không bị các rối loạn cảm xúc nghiêm trọng như người lớn. Tuy nhiên, ly hôn làm tăng nguy cơ người lớn bị rối loạn cảm xúc.

Ly hôn ảnh hưởng đến sự phát triển ra sao? Một số yếu tố đã được nhận dạng (Amato & Keith, 1991). Thứ nhất, sự vắng mặt của một bố hoặc một mẹ có nghĩa là đứa trẻ mất đi một vai trò mẫu, một nguồn giúp đỡ và hỗ trợ cảm xúc của bố mẹ cũng như người giám sát. Chẳng hạn, trẻ con độ tuổi đến trường khó chịu vì bạn trong lớp chọc ghẹo có thể ở nhà cảm thấy khó chịu trong nhiều giờ, chờ cho đến khi một bố hoặc một mẹ của mình đi làm về.

Thứ hai, các gia đình có một bố hoặc một mẹ thường gặp cảnh túng quẫn kinh tế, tạo ra căng thẳng và thường có nghĩa là cơ hội có thời được cho là đương nhiên thì nay không còn nữa. Khi một bố hoặc một mẹ lo lắng làm sao có đủ tiền thuê nhà, ăn uống thì ít dành thời gian và sức lực để làm bố làm mẹ. Thu nhập giảm có nghĩa là gia đình không còn đủ tiền mua sách, mua nhạc và các hoạt động khác thúc đẩy sự phát triển của con nữa.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa bố mẹ khiến con cái vô cùng đau khổ. Thực ra, phần lớn vấn đề gán cho ly hôn thật ra là do mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng xảy ra trước khi ly hôn (Cherlin và người khác, 1991; Erel & Burman, 1995). Bố mẹ thường xuyên cãi vã, ẩu đả thì con cái cũng thường biểu hiện phần lớn những tác động tương tự đi kèm với ly hôn (Davies & Cummings, 1998; Harold và người khác, 1997).

Cuộc sống của trẻ con sau khi ly hôn không phải tất cả đều u sầu và ảm đạm. Trẻ con có thể và thực sự điều chỉnh để thích nghi với các tình huống mới trong cuộc sống (ChaseLansdale & Hetherington, 1991). Tuy nhiên, một số yếu tố làm cho sự chuyển tiếp được dễ dàng. Trẻ con thích nghi với ly hôn của bố mẹ dễ hơn khi bố mẹ đã ly hôn hòa hợp, nhất là đối với vấn đề kỷ luật (Hetherington, 1989). Trong giám hộ chung, cả hai bố mẹ vẫn bảo lưu quyền nuôi con hợp pháp. Trẻ con hưởng lợi từ giám hộ chung nếu bố mẹ hòa hợp (Goodman và người khác, 1998; Maccoby và người khác, 1993).

Dĩ nhiên, nhiều bố mẹ không hòa hợp nhau sau khi ly hôn, điều này loại trừ tùy chọn giám hộ chung. Theo truyền thống, mẹ được quyền nuôi con, cho đến nay vẫn còn các ông bố có nhiều khả năng xin được nuôi con, nhất là con trai. Thông lệ này trùng hợp với chứng cứ cho thấy trẻ con thường điều chỉnh tốt hơn khi sống với bố mẹ cùng phái với mình: con trai sống với bố tốt hơn và con gái sống với mẹ tốt hơn (Camara & Resnick, 1988). Một lý do giải thích tại sao con trai thường sống với bố hợp hơn là con trai ở tuổi thiếu niên có nhiều khả năng mâu thuẫn với mẹ nhiều hơn với bố. Một giải thích khác là cả con trai lẫn con gái đều ấp ủ mối quan hệ cảm xúc với bố mẹ cùng phái mạnh hơn bố mẹ khác phái (Zimiles & Lee, 1991).

Gia đình hỗn hợp

Tiếp theo sau ly hôn, hầu hết trẻ con sống trong gia đình chỉ có một bố hoặc một mẹ trong khoảng 5 năm. Tuy nhiên, như người lớn trong ảnh chụp bên dưới, có hơn 2/3 nam và nữ đã ly hôn sau cùng lại tái hôn (Glick, 1989; Glick & Lin, 1986). Kết quả bao gồm một bố đẻ, một bố dượng và con của một hoặc cả hai, được gọi là gia đình hỗn hợp. Vì mẹ thường được quyền nuôi con nhiều hơn nên hình thức gia đình hỗn hợp phổ biến nhất là một mẹ, con và bố ghẻ. Bé trai trước tuổi thanh niên thường hưởng lợi khi có mặt bố ghẻ, nhất là khi bố ghẻ tình cảm và quan tâm. Trái lại, bé gái trước tuổi thanh niên không thích nghi với việc tái hôn của mẹ, rõ ràng là vì sự tái hôn này phá vỡ mối quan hệ mật thiết mà bé đã hình thành với mẹ. Tuy nhiên, khi bé trai và bé gái bước vào tuổi thanh niên thì cả hai đều hưởng lợi từ sự có mặt của bố ghẻ biết quan tâm (Hetherington, 1993).

Chiến lược tốt nhất đối với bố ghẻ là quan tâm đến con ghẻ của mình nhưng tránh xâm phạm mối quan hệ đã được xác lập. Các bà mẹ vừa tái hôn phải chắc chắn rõ ràng sự nhiệt tình của mình đối với người chồng mới không phải trả giá bằng cách không dành trọn thời gian và tình cảm cho con mình. Cả bố mẹ lẫn con đều cần có những mong đợi thực tế về gia đình hỗn hợp. Họ có thể thành công nhưng đòi hỏi phải cố gắng nhiều vì nhiều mối quan hệ phức tạp, sự thủy chung xung đột và ghen tuông thường tồn tại.

Đôi khi gia đình hỗn hợp bao gồm số con cái từ các cuộc hôn nhân trước của cả hai bố mẹ. Bố mẹ trong những gia đình này cần phải nỗ lực đặc biệt để đối xử với con đẻ và con ghẻ như nhau. Khi không được như thế, mâu thuẫn và hành vi có vấn đề là điều thường gặp (Mekos, Hetherington, & Reiss, 1996).

Người ta vẫn chưa biết nhiều về gia đình hỗn hợp gồm một bố, con riêng của bố và mẹ ghẻ. Một số yếu tố hội tụ khiến cho cuộc tái hôn của bố gây nhiều khó khăn cho con mình (Brand, Clingempeel, & Bowen-Woodward, 1988). Thứ nhất, một lý do các ông bố được quyền nuôi con có thể biện minh, nghĩ rằng con mình ngang bướng và sẽ tốt hơn nếu bố áp dụng "bàn tay sắt". Do đó, nhiều đứa trẻ trong loại gia đình này không thích nghi với nhiều thử thách trong cuộc sống chẳng hạn như việc bố lấy vợ khác. Thứ hai, đôi khi bố được quyền nuôi con vì có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với con, nhất là con trai. Đối với việc mẹ lấy chồng khác cũng thế, đôi lúc đứa trẻ sợ rằng việc bố lấy vợ khác sẽ đảo lộn mối quan hệ này. Sau cùng, mẹ không nuôi con có nhiều khả năng hơn bố không nuôi con trong việc duy trì sự liên lạc thân thiết và thường xuyên với con (Maccoby và người khác, 1993). Sự có mặt thường xuyên của người mẹ không nuôi con có thể gây trở ngại cho nỗ lực của mẹ ghẻ trong việc hình thành mối quan hệ thân thiết với con ghẻ, nhất là con gái ghẻ.

Qua thời gian, trẻ con thích nghi với gia đình hỗn hợp. Nếu cuộc hôn nhân hạnh phúc, thì hầu hết trẻ con chắc chắn hưởng lợi từ sự có mặt của hai người lớn quan tâm. Thật không may, những cuộc hôn nhân lần thứ hai có nhiều khả năng kết thúc bằng ly hôn nhiều hơn cuộc hôn nhân lần thứ nhất, vì thế nhiều đứa trẻ phải sống trong bi kịch ly hôn thêm lần nữa. Bạn có thể tưởng tượng, những tình tiết mâu thuẫn thường xảy ra như thế phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển của đứa trẻ, làm nổi bật vấn đề được quan sát thấy ở trẻ con sau cuộc ly hôn ban đầu (Capaldi & Patterson, 1991).

Thật đáng tiếc, ly hôn không phải là cách duy nhất bố mẹ làm xáo trộn sự phát triển của con. Bạn có thể thấy trong các trang tiếp theo, một số bố mẹ ngược đãi con gây phương hại cho con trực tiếp hơn nhiều.

MỐI QUAN HỆ BỐ MẸ - CON CÁI KHÔNG NHƯ MONG ĐỢI: NGƯỢC ĐÃI CON CÁI

Lần đầu tiên bé Max 7 tuổi đến trường với nhiều vết bầm tím trên mặt, bé giải thích với cô giáo rằng bé ngã cầu thang. Khi Max vài tuần sau cũng có nhiều vết bầm tím như thế, thì cô giáo nói với hiệu trưởng, hiệu trưởng tiếp xúc với chính quyền địa phương. Hóa ra mẹ của Max dùng mái chèo đánh con cho dù nó phạm lỗi không đáng kể, đối với những lỗi vi phạm nghiêm trọng, bà đánh Max và bỏ cậu ngủ một mình trong tầng hầm tối đen, không có máy sưởi.

Thật không may, những trường hợp như Max xảy ra khá thường xuyên. Sự ngược đãi diễn ra trong nhiều hình thức (Goodman và người khác, 1998):

- Ngược đãi hành hạ, bao gồm đánh đập dẫn đến chấn thương chẳng hạn như vết bầm tím, chảy máu, sưng và gãy xương

- Lạm dụng tình dục, bao gồm vuốt ve, âu yếm, giao hợp hoặc các hành vi tình dục khác

- Ngược đãi tâm lý, bao gồm chế giễu, hắt hủi, hoặc làm bẽ mặt

- Bỏ bê, trẻ không nhận được đủ thức ăn, quần áo hoặc chăm sóc thuốc men

- Tần số ngược đãi trẻ khó dự đoán, vì có nhiều trường hợp không được báo cáo. Theo Trung tâm quốc gia phụ trách vấn đề ngược đãi và bỏ bê trẻ con (1997), mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ con bị ngược đãi hoặc bị bỏ bê. Khoảng 50% trẻ con bị bỏ bê, khoảng 25% trẻ bị ngược đãi hành hạ, và 15% bị lạm dụng tình dục (Trung tâm quốc gia phụ trách vấn đề ngược đãi và bỏ bê trẻ con, 1997).



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương