LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à



trang24/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   72

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 5. GIA NHẬP THẾ GIỚI XÃ HỘI
Khởi đầu: Tin cậy và quyến luyến

Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội đầu tiên của Erikson

- Trong thuyết Phát triển tâm lý xã hội của Erikson, cá nhân đối mặt với một số khủng hoảng tâm lý xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Khủng hoảng ở tuổi ẵm ngửa phải hình thành sự cân bằng giữa tin cậy và hoài nghi thế giới, tạo ra hi vọng, từ 1 đến 3 tuổi, trẻ con phải kết hợp tính tự quản và hổ thẹn để tạo ra ý chí, từ 3 đến 5 tuổi, sáng kiến và tội lỗi phải được cân bằng để đạt được mục đích.



Phát triển tình cảm quyến luyến

- Quyến luyến là một mối quan hệ xã hội - cảm xúc kéo dài giữa trẻ con và bố mẹ. Đối với cả người lớn và trẻ con, nhiều hành vi góp phần vào sự hình thành tình cảm quyến luyến được lập trình về mặt Sinh học. Quyến luyến phát triển dần dần qua năm đầu đời, vào khoảng 6 - 7 tháng tuổi, đứa trẻ nhận dạng nhân vật quyến luyến thường là mẹ. Trong những tháng tiếp theo, đứa trẻ thường quyến luyến với các thành viên khác trong gia đình.

- Nghiên cứu Tình huống lạ, trong đó trẻ con và mẹ bị chia lìa trong thời gian ngắn, cho thấy có 4 hình thức quyến luyến chính. Phổ biến nhất là quyến luyến yên tâm trong đó đứa trẻ hoàn toàn tin tưởng vào mẹ. Kém phổ biến hơn là 3 loại mối quan hệ quyến luyến trong đó không có sự tin cậy này. Trong mối quan hệ né tránh, trẻ con giải quyết sự thiếu tin cậy này bằng cách không để ý đến mẹ, trong mối quan hệ chống đối, trẻ con trông có vẻ giận mẹ, trong mối quan hệ phá rối, trẻ con không có vẻ tìm hiểu sự vắng mặt của mẹ.

- Trẻ con có mối quan hệ quyến luyến yên tâm trong tuổi ẵm ngửa thường tương tác với bạn đồng tuổi dễ hơn và khéo hơn. Quyến luyến yên tâm có nhiều khả năng xảy ra khi mẹ đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ một cách nhạy cảm và nhất quán.



Quyến luyến, công việc, và chăm sóc thay thế

- Nhiều trẻ con Mỹ được bố hoặc người thân khác chăm sóc ở nhà, trong nhà của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày, hoặc trong một trung tâm chăm sóc ban ngày. Trẻ con và trẻ con còn nhỏ không bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc như thế với điều kiện rằng sự chăm sóc chất lượng cao và bố mẹ vẫn còn quan tâm đến trẻ con.



Phát triển cảm xúc

Cảm xúc cơ bản

- Các nhà khoa học thường sử dụng sự thể hiện trên nét mặt của trẻ con để đánh giá khi các trạng thái cảm xúc khác nhau đang phát triển. Dấu hiệu chỉ báo đầu tiên của trạng thái vui là cười xã hội, vào khoảng 2 tháng tuổi. Cười to tiếng vào khoảng 4 tháng. Giận và sợ xuất hiện khoảng 6 tháng tuổi. Sợ hãi đầu tiên xuất hiện trong tuổi ẵm ngửa là sợ người lạ, sợ các đồ vật cụ thể phát triển muộn hơn trong thời thơ ấu.



Cảm xúc phức tạp

- Cảm xúc phức tạp thường xuất hiện từ 18 - 24 tháng, có một thành phần tự đánh giá và bao gồm tội lỗi, bối rối và tự hào. Những cảm xúc này đòi hỏi kỹ năng nhận thức tinh vi hơn cảm xúc cơ bản như vui và sợ.



Nhận biết và sử dụng cảm xúc của người khác

- Lúc 6 tháng tuổi, trẻ con bắt đầu nhận biết cảm xúc đi kèm với sự thể hiện trên nét mặt khác nhau. Trẻ con sử dụng thông tin này để đánh giá tình huống lạ. Ngoài tuổi ẵm ngửa, trẻ con hiểu được nhân quả của các cảm xúc khác nhau.



Tương tác với người khác

Niềm vui khi chơi đùa

- Khi trẻ con để ý và phản ứng với người khác nhưng sự tương tác thật sự đầu tiên vào khoảng 12 - 15 tháng, dưới hình thức trò chơi song hành, trong đó đứa trẻ biết đi chập chững chơi một mình trong khi quan sát các đứa trẻ khác. Một vài tháng sau, trò chơi xã hội đơn giản xuất hiện, trong đó đứa trẻ biết đi chập chững tham gia các hoạt động tương tự và tương tác với người khác. Vào khoảng 2 tuổi, trò chơi hợp tác được sắp xếp quanh một chủ đề trở nên phổ biến. Trò chơi giả vờ cũng phổ biến, ngoài việc vui đùa ra, giả vờ còn giúp trẻ con tìm hiểu các chủ đề làm mình sợ.



Học cách hợp tác

- Hợp tác trở nên phổ biến hơn khi trẻ lớn lên. Trẻ con hợp tác dễ hơn nếu được chứng minh rằng hợp tác là hiệu quả và nếu bạn đồng tuổi đáp ứng với sự hợp tác của trẻ con bằng sự hợp tác hơn nữa. Hợp tác cũng chịu ảnh hưởng của giá trị xã hội, hợp tác phổ biến hơn trong các nền văn hóa đề cao sự hợp tác hơn là ganh đua.



Giúp đỡ người khác

- Hành vi ủng hộ xã hội chẳng hạn giúp đỡ hoặc chia sẻ phổ biến hơn ở trẻ con hiểu được (chấp nhận quan điểm) và cảm nhận được (thấu cảm) cảm giác của người khác.

- Hành vi ủng hộ xã hội có nhiều khả năng xảy ra hơn khi đứa trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm đối với người đau khổ. Trẻ con giúp đỡ thường xuyên hơn khi nó nghĩ rằng mình có kỹ năng cần thiết, khi trẻ con cảm thấy vui hoặc thành công, và khi cái giá phải trả của sự giúp đỡ nhỏ.

- Bố mẹ có thể nuôi dưỡng hành vi ủng hộ xã hội ở con trẻ bằng cách sử dụng lập luận trong khi kỷ luật, bằng cách làm mô hình mẫu cho hành vi ủng hộ xã hội, và bằng cách khen con trẻ khi có hành động ủng hộ xã hội. 



Vai trò giới tính và nhận biết giới tính

Hình ảnh nam và nữ giới: thực tế và tưởng tượng

- Suy nghĩ rập khuôn về giới tính là suy nghĩ về nam và nữ giới thường sử dụng để tham khảo về một người, hoàn toàn dựa vào giới tính của người ấy. Nghiên cứu sự khác nhau giới tính cho thấy con gái có kỹ năng diễn đạt bằng lời giỏi hơn và có điểm cao trong môn toán hơn nhưng con trai có kỹ năng không gian tốt hơn và đạt điểm cao trong các kỳ tìm hiểu toán. Con gái dễ bị ảnh hưởng xã hội hơn nhưng con trai gây hấn hơn. Những khác nhau này thay đổi trên cơ sở nhiều yếu tố bao gồm giai đoạn lịch sử.



Phân loại giới tính

- Bố mẹ đối xử với con gái và con trai như nhau ngoại trừ trong những hoạt động phân loại giới tính. Bố đặc biệt quan tâm đến phân loại giới tính vì bố có nhiều khả năng đối xử với con trai và con gái khác nhau hơn.

- Trong thuyết của Kohlberg, trẻ con dần dần hiểu rằng giới tính ổn định qua thời gian và không thể thay đổi theo ý muốn cá nhân. Sau khi trẻ con hiểu tính ổn định giới tính thì nó bắt đầu hiểu hành vi điển hình của giới tính. Theo thuyết sơ đồ giới tính, trẻ con hiểu giới tính bằng cách chú ý đến các hành vi của thành viên cùng phái với mình và phớt lờ hành vi của thành viên khác phái.

Phát triển vai trò giới tính

- Vai trò giới tính đang thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu các gia đình không theo truyền thống biểu thị một số thành phần trong suy nghĩ rập khuôn về giới tính thường dễ thay đổi hơn các phần khác.



TỪ KHÓA

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 5. GIA NHẬP THẾ GIỚI XÃ HỘI
hi vọng

ý chí


mục đích

Tập tính học

quyến luyến

quyến luyến yên tâm

quyến luyến né tránh

quyến luyến chống đối

quyến luyến phá rối (mất định hướng)

mô hình hoạt động nội tâm

cảm xúc cơ bản

cười xã hội

sợ người lạ

cảm xúc phức tạp

tham khảo xã hội

trò chơi song hành

trò chơi xã hội đơn giản

trò chơi hợp tác

hành vi ủng hộ

hành động vị tha

sự thấu cảm

khen khuynh hướng

vai trò xã hội

suy nghĩ rập khuôn về giới tính

nhận dạng giới tính

gọi tên giới tính

tính ổn định giới tính

tính không đổi giới tính

thuyết sơ đồ giới tính

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

BRAZELTON, T. B., & CRAMER, R. (1990). The earliest relationship. Reading, MA: Addison-Wesley. Sách này do một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng cùng đồng nghiệp biên soạn, minh họa ấn tượng quyến luyến trong suốt các nghiên cứu mẫu sinh động.

ERIKSON, E. H. (1982). The life cycle completed: A review. New York: Norton. Erikson tóm tắt thuyết của mình.

GOLOMBOK, S., & FIVUSH, R. (1994). Gender development. New York: Cambridge University Press. Tác giả cung cấp một cái nhìn khái quát toàn diện về cái cách và tại sao bé trai và bé gái phát triển khác nhau. Tiếp cận của họ rất cân đối và nhấn mạnh đến ảnh hưởng tương tác của các tác động Sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội đối với sự phát triển giới tính.

SCARR, S. (1984). Mother care, other care. New York: Basic Books. Một nhà điều tra hàng đầu tác động của chăm sóc ban ngày ở trẻ điểm lại nghiên cứu, mô tả các yếu tố của chăm sóc chất lượng cao, và cho biết cách có được sự chăm sóc như thế. Viết bằng văn phong dễ hiểu.

ĐIỂM QUA SỰ PHÁT TRIỂN: TÓM TẮT BẰNG HÌNH ẢNH

Sự phát triển trước khi sinh, tuổi ẵm ngửa và đầu thời thơ ấu

Tác động Sinh học

Tác động Sinh học rất sâu sắc trong suốt giai đoạn này. Tác động Sinh học được nhìn thấy trong sự phát triển cơ thể trước và sau khi sinh, trong các phản xạ bảo vệ trẻ sơ sinh và giúp trẻ sơ sinh thích nghi với đời sống bên ngoài tử cung, trong sự khác nhau tính khí ở trẻ và trong sự xuất hiện các cảm xúc cơ bản trong tuổi ẵm ngửa.



Tác động tâm lý

Tác động tâm lý trở nên quan trọng hơn trong suốt giai đoạn này khi kỹ năng suy nghĩ của trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con biết đi chập chững trở nên thuyết phục hơn. Piaget nhấn mạnh rằng thậm chí trẻ con còn nhỏ cũng tạo ra thuyết đơn giản về thế giới. Khi đứa trẻ phát triển, những thông tin trở nên tinh vi hơn và bao gồm các mô hình mối quan hệ với người khác, khái niệm về cái tôi và thuyết Trí tuệ.



Tác động văn hóa xã hội

Bắt đầu bằng tác động của tác nhân gây quái thai đối với sự phát triển trước khi sinh và tiếp tục với sự hình thành tình cảm quyến luyến giữa mẹ - con, với lợi ích tập luyện nắm vững kỹ năng vận động của trẻ con biết đi chập chững, và với sự hợp tác giữa người mới học và chuyên gia vốn là đặc điểm chính trong thuyết của Vygotsky, tác động văn hóa xã hội tiếp tục định hình sự phát triển của trẻ con.

Vào khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh được cấy vào thành tử cung, đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn phôi, thời điểm hình thành các bộ phận chính trên cơ thể.

Bất chấp nhiều sự khuyến khích của mẹ, hầu hết trẻ con từ chối không chịu băng qua "cạnh sâu" của vách thị giác. Sự từ chối của đứa trẻ cho thấy nó có khả năng nhận biết chiều sâu.

Giả vờ phổ biến trong suốt những năm trước tuổi đến trường và ngoài vui thú ra, sự giả vờ còn thúc đẩy sự phát triển nhận thức và giúp đứa trẻ tìm hiểu các chủ đề mang đầy cảm xúc.

Một khi đứa trẻ bắt đầu nói, nó học từ mới rất nhanh vì trẻ con sử dụng các qui tắc đơn giản để kết hợp tên với đồ vật.




Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI


CẬN CẢNH

Janet Jackson là con gái thứ 9 và cũng là con út của Joe và Katherine Jackson. Vào lúc Janet trước tuổi đến trường, anh trai của cô, Jackson Five, đã có một bài hát thành công vang dội. Trước tiên Janet nổi tiếng trong tư cách nữ diễn viên truyền hình. Khi 9 tuổi, cô đóng trong phim Good Times, một vài năm sau, cô có vai diễn trong phim Different Strokes. Ở tuổi thiếu niên, Janet được mời thu âm 3 album nhạc. Album đầu tiên không mấy thành công, nhưng album thứ ba, Control, được xếp trong 10 hạng đầu và có nhiều ca khúc hạng top - ten. Sự nghiệp ca hát của cô phát triển cực nhanh và hiện nay cô là một trong số các ca sĩ nổi tiếng và thành công nhất trên thế giới.

Thời thơ ấu và tuổi thanh niên của Janet rất đặc biệt, nhưng thời thơ ấu và tuổi thanh niên là thời điểm thay đổi rất sâu sắc ở mọi trẻ em. Vào đầu thời thơ ấu, phần lớn trẻ con vẫn sống lệ thuộc vào bố mẹ, hiếm khi đi xa khỏi nhà, và tương lai vẫn chưa chắc chắn, vào cuối tuổi thanh niên, phần lớn đã sống độc lập, thường đi chơi xa và có mục tiêu cho những năm sau này. Bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn về giai đoạn phát triển đáng lưu ý này trong các chương 6 - 8. Bạn sẽ hiểu tác động Sinh học, tâm lý và xã hội định hướng sự chuyển tiếp từ một đứa trẻ ngây thơ thành một thanh niên trưởng thành như thế nào.
Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG
Chương 7. MỞ RỘNG CHÂN TRỜI XÃ HỘI
Chương 8. NGHI THỨC CHUYỂN SANG ĐẦU TUỔI THANH NIÊN
Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN
I. Phát triển nhận thức

- Suy nghĩ tinh vi hơn: phiên bản của Piaget

- Lập luận kết hợp dành cho chủng tộc

- Chiến lược xử lý thông tin trong học tập và ghi nhớ



II. Khả năng đến trường

- Binet và trắc nghiệm phát triển trí thông minh

- Trắc nghiệm có tác dụng không?

- Thành phần trí năng

- Tác động của chủng tộc, dân tộc và giai cấp xã hội

- Các yếu tố di truyền và môi trường

- Dự án dạy vần ở Carolina

III. Trẻ con đặc biệt, nhu cầu đặc biệt

- Trẻ con có khiếu và sáng tạo

- Trẻ con bị giảm thiểu trí năng

- Bé David – phần còn lại của câu chuyện

- Trẻ con bất lực tập quen

- Rối loạn hoạt động quá mức thiếu chú ý

- Điều trị ADHD

IV. Học trong nhà trường

- Phân loại các trường học ở Mỹ

- Trường học hiệu quả, giáo viên hiệu quả

- Máy vi tính trong lớp học

- Nhận biết cách giảng dạy tốt

Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Tất cả trẻ con Mỹ từ 5 - 6 tuổi chạy lon ton đến trường mẫu giáo, bắt đầu cuộc hành trình học vấn kéo dài 13 năm trở lên. Khi cuộc hành trình bắt đầu, nhiều em chỉ đọc được một vài từ và không biết làm toán nhưng cuối cuộc hành trình, hầu hết có thể đọc nguyên cả quyển sách và còn biết các phép tính đại số và hình học nữa. Sự nắm vững kỹ năng học thuật phức tạp này là điều có thể vì những thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ của trẻ con thay đổi được mô tả trong phần đầu tiên của chương này.

Đối với hầu hết trẻ con độ tuổi đi học ở Mỹ, trắc nghiệm trí năng và khả năng học tập là một phần thông thường trong cuộc hành trình học vấn này. Trong phần thứ hai của chương này, bạn sẽ tìm hiểu trắc nghiệm đánh giá điều gì và tại sao một số trẻ con có điểm kém trong trắc nghiệm. Trong phần thứ ba bạn sẽ tìm hiểu trắc nghiệm thường được sử dụng ra sao để nhận dạng trẻ độ tuổi đi học có nhu cầu đặc biệt hoặc không điển hình gì.

Chúng ta kết thúc bằng một khảo sát kinh nghiệm giáo dục hiện có ở Mỹ. Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu một số thông lệ giáo dục như để khuyến khích việc học hành của lớp trẻ.


I. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC


II. KHẢ NĂNG ĐẾN TRƯỜNG
III. TRẺ CON ĐẶC BIỆT, NHU CẦU ĐẶC BIỆT
IV. HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
TÓM TẮT
TỪ KHÓA


  1. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN

Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG
Mục tiêu nghiên cứu

- Đặc điểm suy nghĩ dễ phân biệt trong các giai đoạn hoạt động cụ thể và hoạt động chính thức của Piaget là gì?

- Một số hạn chế trong giải thích suy nghĩ của Piaget trong giai đoạn hoạt động chính thức là gì?

- Trẻ con sử dụng chiến lược cải thiện học tập và ghi nhớ như thế nào?

- Vai trò giám sát trong học tập và ghi nhớ thành công là gì?

Phát triển nhận thức

- Suy nghĩ tinh vi hơn: phiên bản của Piaget

- Chiến lược xử lý thông tin trong học tập và ghi nhớ

ADRIAN, một học sinh lớp 6 đang học trung học, tham dự trắc nghiệm các môn xã hội đầu tiên trong đời nhưng rớt. Cậu bé bị sốc vì đã quên kiến thức cơ bản ở tiểu học. Adrian hiểu rằng chỉ đọc thoáng qua chương sách một lần trước khi tìm hiểu cũng không ăn thua gì khi học trung học nhưng cậu không biết mình nên làm gì nữa.

Bạn đã đi được khoảng 1/3 đoạn đường trong sách này và cũng nên nghỉ giải lao. Hãy đọc câu chuyện vui này.

Ông Jones bước vào nhà hàng gọi nguyên một suất bánh pizza cho bữa ăn chiều.Khi nhân viên phục vụ hỏi ông có cần cắt bánh ra thành 6 hoặc 8 phần hay không thì ông Jones đáp: "Thì tốt nhất anh cắt thành 6! Tôi không bao giờ ăn hết 8 phần đâu!" (McGhee, 1976, trang 422).

Dĩ nhiên, đây không phải là chuyện thật vui. Tuy nhiên, nhiều trẻ con 6 đến 8 tuổi nghĩ rằng câu chuyện này nghe xong cười bể bụng. Để tìm hiểu tại sao trẻ con cho rằng câu chuyện này vui đến như thế và để tìm hiểu nhiều hơn về kỹ năng phục hồi lại điểm trong các môn xã hội của Adrian, chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn về sự phát triển nhận thức. Chúng ta bắt đầu bằng thuyết của Piaget, rồi sau đó khảo sát giải thích xử lý thông tin.

SUY NGHĨ TINH VI HƠN: PHIÊN BẢN CỦA PIAGET

Có lẽ bạn vẫn còn nhớ Jean Piaget trong chương 1 và 4. Piaget cho rằng suy nghĩ phát triển trong một chuỗi các giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tiên, suy nghĩ vận động nhận cảm và tiền hoạt động, ở tuổi ẵm ngửa và những năm trước tuổi đến trường. Trong các trang sau, chúng tôi mô tả hai giai đoạn còn lại, hoạt động cụ thể và hoạt động chính thức, áp dụng cho trẻ con độ tuổi đến trường và tuổi thanh niên.



Giai đoạn hoạt động cụ thể

Chúng ta bắt đầu bằng cách ôn lại 3 hạn chế quan trọng trong suy nghĩ tiền hoạt động được mô tả trong chương 4:

- Trẻ con trước tuổi đến trường có tính tự đề cao mình, nghĩ rằng người khác nhìn thế giới cũng giống như mình. 

- Trẻ con trước tuổi đến trường đôi khi nhầm lẫn giữa vẻ ngoài với thực tế.

- Trẻ con trước tuổi đến trường không thể đảo ngược suy nghĩ của mình.

Không có hạn chế nào trong số này áp dụng cho đứa trẻ trong giai đoạn hoạt động cụ thể, phát triển từ khoảng 7 đến 11 tuổi. Tính tự đề cao mình biến mất dần. Tại sao? Khi đứa trẻ có nhiều kinh nghiệm với bạn bè và anh chị em ruột khẳng định quan điểm của riêng mình về thế giới thì nó nhận biết rằng quan điểm của mình không phải là quan điểm duy nhất (LeMare & Rubin, 1987). Biết rằng sự kiện có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc nhận biết rằng vẻ ngoài có thể đánh lừa. Suy nghĩ cũng có thể đảo ngược vì trẻ con độ tuổi đến trường có được hoạt động suy nghĩ, vốn là hành động có thể thực hiện công việc đồ vật hoặc quan điểm và luôn thu được kết quả nhất quán. Hãy nhớ lại trong chương 4 trong công việc chuyện trò, trẻ con hoạt động cụ thể hiểu rằng lượng chất lỏng bằng nhau sau khi rót vào cốc khác, hiểu rằng động tác rót có thể đảo ngược.

Lúc này bạn có thể hiểu được tại sao trẻ con 7 tuổi cười thật to khi nghe chuyện cắt bánh pizza thành 6 phần thay vì 8. Hãy xem câu chuyện vui như một câu đố trong đó mục đích là phải xác định tại sao một nhận xét cụ thể lại buồn cười hoặc phi lý. Nói chung, người ta thích chuyện vui không đơn giản quá cũng không phức tạp quá. Chuyện vui hiệu quả nhất khi bao gồm mức độ khó trung bình (Brodzinsky & Rightmyer, 1980). Đối với trẻ con vừa bước vào giai đoạn hoạt động cụ thể, việc biết rằng số lượng bánh pizza đều như nhau cho dù cắt thành 6 hay 8 phần đi nữa cũng đều là đầu đề câu chuyện hiểu biết vừa mới có của mình, vì thế chúng cười (McGhee, 1976).

Trong phần đề cập giai đoạn hoạt động cụ thể, chúng ta nhấn mạnh thuận lợi ở trẻ con có hoạt động suy nghĩ. Đồng thời, như tên gọi, suy nghĩ hoạt động cụ thể hạn chế ở vấn đề hữu hình, có thực, ngay tại đây, vào lúc này. Trẻ con hoạt động cụ thể chọn "cách tiếp cận giải quyết vấn đề thực tế, trước mắt, cụ thể, suy nghĩ thực dụng..." (Flavell, 1985, trang 98). Suy nghĩ trừu tượng, theo giả thuyết vượt quá khả năng của trẻ con hoạt động cụ thể, những kỹ năng này được có được trong giai đoạn hoạt động chính thức, như bạn sẽ chứng kiến trong phần sau.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨPiaget, Freud, và Erikson mỗi người đề xuất các giai đoạn khác nhau đối với trẻ 7 - 11 tuổi. Các giai đoạn họ đề xuất giống nhau ra sao? Khác nhau ra sao? Giai đoạn hoạt động chính thức

Với sự khởi đầu giai đoạn hoạt động chính thức, phát triển từ khoảng 11 tuổi đến tuổi trưởng thành, trẻ con và tuổi thanh niên phát triển vượt khỏi suy nghĩ về vấn đề cụ thể và có thực. Thay vào đó, đứa trẻ áp dụng hoạt động tâm lý vào các thực thể trừu tượng, trẻ con có khả năng suy nghĩ theo giả thuyết và lập luận trừu tượng (Bond, 1995).

Để minh họa những khác nhau này, chúng ta hãy khảo sát cách giải quyết vấn đề, trong đó thanh niên hoạt động chính thức thường chọn một tiếp cận khác hẳn với trẻ con hoạt động cụ thể. Trong một trong những thí nghiệm của Piaget (Inhelder & Piaget, 1958), trẻ con và thanh niên được cho xem nhiều chiếc lọ, mỗi lọ chứa chất gì đó trông có vẻ giống nhau. Người ta yêu cầu phải kết hợp các chất lỏng ấy lại để có được một chất lỏng màu xanh trời, trẻ con được yêu cầu xác định cách kết hợp cần thiết. Một đứa trẻ trong giai đoạn hoạt động cụ thể điển hình, như trẻ trong ảnh (trang 246), lao vào, pha chất lỏng ở các lọ khác nhau theo cách rất mạo hiểm. Trái lại, thanh niên hoạt động chính thức hiểu rằng giải quyết vấn đề theo nghĩa trừu tượng là điều quan trọng, vấn đề thật ra không phải về việc rót chất lỏng mà là sự kết hợp các thành phần khác nhau cho đến khi kiểm tra tất cả cách kết hợp có thể. Vì thế một thiếu niên có thể hòa chất lỏng từ lọ thứ nhất với chất lỏng trong các lọ khác. Nếu sự kết hợp này không tạo ra chất lỏng màu xanh trời thì thiếu niên sẽ có khả năng cho rằng chất lỏng trong lọ thứ nhất không phải là thành phần cần thiết của sự hòa trộn. Bước kế tiếp là phải hòa chất lỏng trong lọ thứ hai với từng chất lỏng còn lại. Một người suy nghĩ hoạt động chính thức sẽ tiếp tục theo cách này cho đến khi tìm ra một đôi quyết định tạo ra chất lỏng màu xanh trời. Đối với thanh niên, vấn đề không phải là một trong những hành động rót và hòa cụ thể. Thay vào đó, họ hiểu rằng điều này bao gồm việc nhận biết các kết hợp có thể rồi sau đó đánh giá từng kết hợp một. Loại lập luận kết hợp của thanh niên này được minh họa trong phần Người thật việc thật.

NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT: LẬP LUẬN KẾT HỢP DÀNH CHO CHỦNG TỘC

Trong tư cách một người 15 tuổi, một trong số các tác giả (RK) làm nghề phát hành báo Indianapolis Star. Vào mùa xuân năm 1965, tờ báo công bố cuộc thi dành cho những người phát hành báo. Công việc là phải liệt kê hầu hết các từ tạo ra từ các chữ có trong từ "SAFE RACE". Bất kỳ ai liệt kê nhiều từ nhất sẽ được thưởng hai vé xem cuộc đua ô tô Indianapolis 500.

Kail biết rằng đây là vấn đề trong lập luận kết hợp. Tất cả những gì anh cần làm là tạo ra tất cả các kết hợp có thể của chữ rồi sau đó tra từ điển. Áp dụng quá trình này, anh giành chiến thắng (hoặc tệ nhất cũng hòa). Vì thế anh tạo ra danh sách các từ có thể thật dài, bắt đầu bằng từng chữ một rồi sau đó tất cả các kết hợp có thể của hai từ, rồi tiếp tục chuyển sang tất cả các kết hợp có thể gồm tám chữ (như SCAREEFA, SCAREEAF). Đây là công việc đơn điệu nhưng cũng còn đỡ hơn bước kế tiếp: tra tất cả những từ có thể ấy trong từ điển, (nên nhớ rằng cuộc thi này có trước thời phần mềm kiểm tra chính tả vi tính ra đời). Nhiều tuần sau, anh tạo ra một danh sách gồm 126 từ. Theo dự đoán, một vài tháng sau, anh biết rằng mình giành chiến thắng. Lập luận kết hợp đã thành công!

Suy nghĩ tinh vi hơn của thanh niên cũng được thể hiện trong khả năng tạo ra kết luận thích hợp từ thực tế, được gọi là lập luận suy diễn. Giả sử chúng ta kể cho một người nghe hai câu trần thuật sau:

1. Nếu bạn dùng búa đập kính, kính sẽ vỡ.

2. Bạn đập vỡ kính bằng búa.

Kết luận chính xác là "kính sẽ vỡ" - một kết luận mà thanh niên hoạt động chính thức thường đạt được. Trẻ con hoạt động cụ thể đôi khi cũng đi đến kết luận này, nhưng dựa vào kinh nghiệm của mình chứ không phải vì kết luận mang tính logic cần thiết. Để biết được sự khái niệm, hãy tưởng tượng hai câu trần thuật sau: 

1. Nếu bạn dùng lông chim đập kính, kính sẽ vỡ.

2. Bạn đập vỡ kính bằng lông chim.

Kết luận "kính sẽ vỡ” từ hai câu trần thuật này cũng logic như hai câu trần thuật đầu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, kết luận trái với thực tế - trái ngược với những gì mà kinh nghiệm cho chúng ta biết là đúng thực sự. Trẻ con 10 tuổi hoạt động cụ thể không chịu đi đến kết luận trái với thực tế đã biết trong khi trẻ con 15 tuổi hoạt động chính thức luôn đi đến kết luận như thế (Markovits & Vachon, 1989). Thiếu niên hoạt động chính thức hiểu rằng những vấn đề này là nói về trừu tượng không cần tương ứng với quan hệ thế giới thật. Trái lại, trẻ con hoạt động cụ thể đi đến kết luận trên cơ sở hiểu biết của mình về thế giới.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương