LỜi mở ĐẦU 3 phần I đẶt vấN 4


Các khả năng MTP nâng cao



tải về 312.23 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích312.23 Kb.
#20364
1   2   3   4   5

2.2.1.3. Các khả năng MTP nâng cao

Hệ thống cung cấp các khả năng MTP nâng cao cho cả mạng ANSI và ITU:



  • • Định tuyến MTP nâng cao (ANSI/ITU).

  • • Mã hoá đa điểm (ANSI/ITU).

  • • Mã hoá điểm kép ITU-N (ITU).

  • • Cải thiện ITU-SLS (ITU).

  • • Phát các mã SLS ngẫu nhiên (ITU).


2.2.1.3.1. Các chức năng định tuyến MTP nâng cao

Để nâng cao các chức năng định tuyến cơ bản của hệ thống, hệ thống cần phải chứa các tính năng sau:



  • • Định tuyến với chi phí thấp nhất.

  • • Định tuyến theo cụm, định tuyến cụm xếp lồng và định tuyến mạng.


2.2.1.3.2. Mã đa điểm

Tính năng mã đa điểm (MPC) cho phép mở rộng khả năng định tuyến trong cả mạng nội địa và mạng quốc tế.

Khi không có tính năng này, có thể xuất hiện một vài vấn đề ở các tổng đài đầu cuối và các nút khác có thể không được điều khiển bằng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện cấp phát lại các phần tử mạng này một cách khó khăn. Giải pháp hỗ trợ MPC được thiết kế để cho phép hệ thống nắm lấy nhiều hơn một mã điểm cho định tuyến SS7.

2.2.1.3.3. Phát mã SLS ngẫu nhiên

Tính năng phát mã SLS ngẫu nhiên cho phép các nhà khai thác khắc phục các hạn chế của giao thức ITU bằng việc bỏ qua giá trị SLS trong bản tin SS7 đi đến khi lựa chọn một kênh đi ra cho bàn tin. Điều này đạt được bằng việc phát một giá trị SLS 8 bít mới sử dụng ở bên trong để lựa chọn một cách ngẫu nhiên một kênh đi ra đến đích mà không có tính năng này. Giao thức ITU sử dụng một trường lựa chọn kênh báo hiệu SLS gồm 4 bít mà không thay đổi các giá trị SLS bởi các nút trung gian, và sự sắp xếp “một tới một” các giá trị SLS đến các kênh báo hiệu. Các quy tắc này có thể bị hạn chế quá mức ở những trạng thái không cần thiết. Tính năng phát SLS ngẫu nhiên có thể xác định được các lỗi này trong những trường hợp chắc chắn.



2.2.1.3.4. Các tính năng giao thức hỗn hợp:

a. Phát lại tuần hoàn (theo chu kỳ) có bảo vệ (PCR)

PCR và hiệu chỉnh lỗi cơ sở là hai dạng hiệu chỉnh lỗi cho giao thức SS7. PCR là một lược đồ hiệu chỉnh lỗi tiên tiến sử dụng sự báo nhận mang tính khẳng định để hỗ trợ xúc tiến hiệu chỉnh lỗi. Sự báo nhận mang tính phủ định không được dùng cho việc phát lại. PCR được sử dụng khi trễ theo một chiều trên một kênh lớn hơn hoặc bằng 15 ms.



b. Bàn tin kiểm tra nhóm tuyến báo hiệu SRST

Khi một đích đến cho một tuyến bị hạn chế hoặc bị ngăn chặn, hệ thống sẽ bắt đầu gửi các bản tin kiểm tra nhóm tuyến báo hiệu (SRST) đến đích này. Khả năng này cho phép một người dùng có thể dừng việc gửi các bản tin kiểm tra nhóm tuyến báo hiệu một cách thủ công đến một đích đặc biệt trên một tuyến đặc biệt. Đích đến của tuyến này phải là mã điểm đích (DPC) của tuyến, một mã điểm cụm của một tuyến, hoặc một đầu vào trên danh sách loại trừ định tuyến cụm.



2.2.1.4. Bảo vệ Gateway (Gateway Screening - GWS):

2.2.1.4.1. Khái quát

Tính năng bảo vệ Gateway được sử dụng tại các STP Gateway để hạn chế truy cập vào mạng đối với các người dùng được quyền. Một STP Gateway thực hiện các chức năng định tuyến mạng lưới và bảo vệ gateway.



2.2.1.4.2. Các chức năng GWS

Tính năng bảo vệ gateway cung cấp hai mức bảo vệ:

 Bảo vệ MTP

 Bảo vệ SCCP


Cơ chế bảo vệ MTP cho phép bảo vệ như sau:



  • • Cho phép mã điểm nguồn OPC.

  • • Chặn mã điểm nguồn OPC.

  • • Cho phép Octec chứa thông tin dịch vụ SIO.

  • • Cho phép loại bản tin ISUP.

  • • Cho phép loại bản tin TUP.

  • • Cho phép mã điểm đích DPC.

• Chặn mã điểm đích DPC.


Cơ chế bảo vệ SCCP cho phép người dùng bảo vệ như sau:



  • • Cho phép xác định người gọi (CpPA).

  • • Loại biên dịch được phép (TT)

  • • Cho phép xác định người được gọi (CdPA)

  • • Mã điểm giả và phân hệ giả. (AFTPC).


2.2.1.5. Bảo vệ MAP GSM

2.2.1.5.1. Khái quát

Tính năng bảo vệ MAP GSM cho phép mở rộng các khả năng bảo vệ bản tin bên ngoài các mức MTP và SCCP đến mức MAP. Các khả năng mạng cải tiến, các thoả thuận chuyển vùng tăng nhiều và khả năng di chuyển số di động dễ dàng đang làm tăng nhu cầu về các tài nguyên mạng có giới hạn chẳng hạn như các bộ định vị thường trú HLR. Kết quả là nhiều nhà khai thác mạng di động GSM sẽ cần một nhu cầu bảo vệ các bản tin ở mức MAP nhằm ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp đến các nguồn tài nguyên.



2.2.1.5.2. Xử lý bảo vệ MAP GSM

Tính năng truy vấn bất kỳ lúc nào (ATI), được định nghĩa trong MAP version 3, là một ví dụ về một khả năng cải tiến theo hướng nhu cầu bảo vệ. ATI cho phép nhập vào từ bên ngoài câu hỏi (truy vấn) đến HLR của nhà khai thác về các vị trí và/hoặc trạng thái (rỗi hoặc bận) của thuê bao di động. Bảo vệ MAP cho phép các nhà khai thác bảo vệ các bản tin đi đến dựa vào sự nhận dạng người yêu cầu, đích được hỏi và thông tin yêu cầu đặc biệt.



2.2.2. Chức năng Gateway

2.2.2.1. Gateway MTP

Hệ thống cung cấp khả năng để hoạt động như một STP Gateway giữa các mạng ANSI và mạng ITU quốc tế, ITU quốc gia. Hệ thống cũng sẽ vẫn chuyển mạch lưu lượng không cần thiết để chuyển đổi khi mạng nguồn là cùng loại như mạng đích. Để cho phép thực hiện các chức năng này, hệ thống phải làm các công việc như sau:



  • • Phân biệt giữa các MSU bắt nguồn từ mỗi loại mạng.

  • • Chuyển đổi các MSU thành định dạng thích hợp bằng cách biến đổi MTP.

  • • Định tuyến các MSU đi đến đúng đích.


2.2.2.1.1. Phân biệt MSU ở mức 3

Hệ thống phải xác định đâu là một MSU đi tới kết thúc tại STP hay phải được định tuyến tới một đích khác. Để hoàn thành việc phân biệt MSU, hệ thống phải làm theo sau:



  • • So sánh bộ chỉ thị mạng (NI - Network Indicator) của một MSU với một cơ sở dữ liệu các NI hợp lệ. Nếu bộ chỉ thị mạng không hợp lệ, MSU sẽ bị loại bỏ.

  • • Trích lấy thông tin về bộ chỉ thị mạng và thông tin mã điểm đích (DPC) từ MSU đi đến. Nếu một MSU được truyền đến một nhóm kênh ANSI, bộ chỉ thị mạng sẽ chuyển thành mẫu nhị phân “10” trước khi thông tin được trích ra.

  • • Xác định đâu là một MSU đi tới đích tại STP hay phải được định tuyến đến đích khác bằng việc nối bộ chỉ thị và DPC thành một danh sách các mã điểm bản chất. Mã điểm bản chất là sự kết hợp của mã điểm thật và mã điểm khả năng. Mã điểm khả năng phân biệt cho một nhóm các nút có các khả năng tương tự nhau.


2.2.2.1.2. Định tuyến MSU

Việc định tuyến MSU xảy ra sau khi đã phân biệt MSU và trước khi chuyển đổi MSU (nếu sự chuyển đổi là cần thiết). Hệ thống sẽ chọn một kênh đi ra để truyền MSU. Các định dạng MSU phải tương thích với các nhóm kênh để truyền các MSU.

Hệ thống hỗ trợ tới ba loại mã điểm bản chất - một cho các mã điểm ANSI, một cho các mã điểm ITU quốc tế và một cho các mã điểm ITU quốc gia.

Hình vẽ dưới đây chỉ ra một mô hình mạng với các cặp SPT Gateway. Chú ý rằng có các nhóm kênh khác nhau cho mỗi loại mạng. Trong ví dụ trên, STP (A) có một mã điểm ANSI (007-001-001), một mã điểm ITU quốc gia (09270) và một mã điểm ITU quốc tế (5-060-1).





Hình 2.6: Mô hình mạng STP Gateway giữa các mạng ANSI và ITU

2.2.2.1.3. Quản lý các mã điểm

Hệ thống có thể hỗ trợ nhiều loại mạng bởi vì mỗi đích đến có thể được xác định bởi một mã điểm thật hoặc bằng một danh sách các mã điểm luân phiên. Danh sách này gồm lần lượt từ 0 đến 2. Các mã điểm thật và các mã điểm luân phiên được nhập vào qua bảng phím.



2.2.2.1.4. Nghẽn kênh nội hạt

Khi một kênh bị nghẽn, hệ thống sẽ gửi các TFC ANSI với mã điểm nguồn (OPC) ANSI và các TFC ITU với mã điểm nguồn ITU (OPC). Khi nguồn lưu lượng đến kênh bị nghẽn là một nút ANSI, TFC sẽ bao hàm một trạng thái. Khi nguồn lưu lượng đến kênh bị nghẽn là một nút ITU, TFC sẽ không chứa đựng trạng thái.



2.2.2.2. Tính năng Gateway X.25/SS7

Tính năng Gateway X.25/SS7 của G-STP sẽ cho phép kết nối các mạng SS7 và

X.25. Điều này cho phép các ứng dụng kênh sử dụng các dịch vụ truyền tải khác nhau. Gateway này được đặt giữa mạng SS7 và mạng X.25, và nó truyền tải các bản tin từ một mạng này đến mạng khác sử dụng các dịch vụ của giao thức SS7 SCCP. Hệ thống sẽ thực hiện chuyển đổi bản tin đối với tất cả lưu lượng theo cả hai hướng. Gateway X.25/SS7 chuyển đổi mỗi gói tin X.25 thành một MSU SS7 hoặc chuyển một MSU SS7 thành một gói X.25 và định tuyến nó đến đúng đích. Sự chuyển đổi chỉ được hỗ trợ cho thông tin mã điểm MTP. Đối với chuyển đổi từ X.25 sang SS7, dữ liệu SCCP được điền đầy. Đối với chuyển đổi từ SS7 sang X.25, dữ liệu SCCP sẽ được loại bỏ

Gateway X.25/SS7 hỗ trợ hai loại kết nối đến nút X.25 dưới đây:



  • • Kết nối trực tiếp.

  • • Kết nối thông qua một mạng dữ liệu công cộng hoặc mạng dữ liệu riêng.


2.3. HỆ THỐNG BÁO HIỆU TẬP TRUNG HỖ TRỢ CÁC DỊCH VỤ

2.3.1. Giải pháp bảo vệ truy cập từ bên ngoài (Access Screening)

Với giải pháp này, các nhà cung cấp dịch vụ có thể hoàn toàn chủ động ngăn chặn các thuê bao trong mạng có hành vi gian lận trong việc trả tiền các dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ có thể theo dõi các danh sách cho phép và không cho phép từ một giao diện dễ sử dụng. Hệ thống bảo vệ truy cập có thể được triển khai bằng việc sử dụng các cơ chế khởi động IN trong các tổng đài hoặc với một lựa chọn không kích hoạt

Các lợi ích chủ yếu:


  • • Cho phép quản lý dễ dàng không qua người điều hành.

  • • Giảm các cuộc gọi gian lận.

• Cung cấp các khách hàng với khả năng thiết lập danh sách cá nhân không cho phép.



2.3.2. Định tuyến nâng cao với chi phí thấp nhất

Giải pháp báo hiệu tập trung đảm bảo rằng mỗi cuộc gọi sẽ định tuyến thông qua sự lựa chọn giữa các khả năng có hao phí thấp nhất.

Các lợi ích chủ yếu:


  • • Cung cấp các tuyến đường ít chi phí.

  • • Đặc trưng cho một giao diện dễ sử dụng.


2.3.3. Phân tích tính cước

Giải pháp này giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo các thoả thuận với các đối tác kết nối được quản lý một cách chính xác, bằng cách này sẽ trách được sự thiệt hại doanh thu. Với tầm nhìn tổng quát hoàn toàn về mạng lưới, các nhà cung cấp dịch vụ có thể giám sát mạng, phân tích lưu lượng và mức độ sử dụng mạng. Hệ thống này sẽ phân tách và kết hợp dữ liệu báo hiệu (dữ liệu sẵn có chính xác nhất) và tạo ra các bản báo cáo về CDR.

Các lợi ích chủ yếu:


    1. • Tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận bằng cách xác minh việc tính cước phù hợp với các thoả thuận kết nối.

    2. • Phân tích khả năng sử dụng mạng với các nhà khai thác kết nối.

  • • Đơn giản hoá việc báo cáo bằng cách phát cả hai loại báo cáo được chuẩn hoá và báo cáo có tuỳ chỉnh.


2.3.4. Thông tin thương mại

Giải pháp này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin lưu lượng chi tiết gắn liền với các mẫu gọi của người dùng di động, mức độ sử dụng dịch vụ, và phân tích thống kê lưu lượng. Các báo cáo này có thể được tuỳ chỉnh đề tập trung vào các loại lưu lượng hoặc các dịch vụ đặc biệt, dung lượng của dữ liệu được truyền tải, đích hoặc nguồn được phân phối, và các nhà cung cấp dịch vụ bị tác động. Sự phân tích này có thể được thực hiện trong thời gian thực, chẳng hạn trong cùng ngày hoặc trong lúc xảy ra sự kiện, hoặc theo phương diện lịch sử để đánh giá, trước sự kiện, lúc xảy ra sự kiện, lưu lượng sự kiện được gửi và các xu hướng của thuê bao. Giải pháp báo hiệu tập trung cung cấp một biện pháp toàn diện để đánh giá các kết quả về marketing và mạng lưới cùng nhau trong một cái nhìn được đơn giản hoá.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Đo lường sự thành công và ảnh hưởng của sự triển khai các dịch vụ thuê bao mới.

  • • Giám sát lưu lượng dịch vụ từ các nhà cung cấp kết nối cho việc tập trung thuê bao khách hàng để đánh giá các sự kiện.


2.3.5. Định tuyến cuộc gọi đến cuộc gọi (call by call)

Giải pháp này là một ứng dụng dịch số thông minh. Nó dịch một số được gọi đơn lẻ (được xuất hiện như một câu hỏi từ mạng) thành một số được kết cuối đơn lẻ. Ứng dụng này sử dụng các quy tắc lôgíc để chọn số kết cuối phù hợp dựa trên các điều khoản thương mại do người dùng định rõ. Các điều khoản này bao gồm vị trí địa lý của người gọi, ngày hoặc tuần, thời gian trong ngày, các ngày đặc biệt, hoặc bất cứ các thuộc tính nhóm khác.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Cung cấp tính năng bảo vệ cuộc gọi và ngăn chặn để đảm bảo doanh thu và chống gian lận.

  • • Cải thiện khả năng chăm sóc khách hàng (call center), định tuyến các cuộc gọi dựa trên tính sẵn có và mức dịch vụ.

  • • Cho phép lựa chọn phân phối bận rộn ít nhất, bảo vệ theo địa lý, và định tuyến đặc biệt dựa trên danh sách các số.


2.3.6. Phân phát tên cuộc gọi

Với giải pháp này, các nhà cung cấp dịch vụ đường dây có thể đem lại cho các thuê bao của họ khả năng nhận dạng những người gọi đến. Ứng dụng này cung cấp khả năng nhận và xử lý các câu hỏi về tên cuộc gọi (CNAM) từ một mạng và và trả lời tên của người sở hữu điện thoại nơi mà cuộc gọi được tạo ra. Ứng dụng này cung cấp thông tin đầy đủ về tên cuộc gọi, nếu như được yêu cầu bởi người gọi.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Khả năng chứa các file cơ sở dữ liệu quốc gia (số lượng dữ liệu đưa vào lớn).

  • • Hỗ trợ các ID người gọi cả đường dây và không dây.

  • • Không phụ thuộc vào các nhóm quy tắc của người dùng.

• Hỗ trợ cập nhật cơ sở dữ liệu dạng file text, file batch, thông tin cá nhân cho việc cung cấp và duy trì được đơn giản hoá.



2.3.7. Quản lý gian lận

Sự gian lận viễn thông sẽ làm hao mòn lợi nhuận, dùng hết khả năng của mạng, tăng xuất hiện các lỗi mạng, và phá huỷ các mối quan hệ với khách hàng. Với giải pháp nhà quản lý gian lận, các nhà khai thác có thể chủ động nhận dạng các thuê bao hoặc các mẫu cuộc gọi khả nghi theo báo cáo trong thời gian thực từ một điểm trung tâm trong mạng. Giải pháp này tận dụng một sự hoà lẫn duy nhất các sự kiện, các quy tắc, sự định hình, sự phù hợp mẫu, kiểm tra trước thuê bao, và quản lý tín dụng để nhận dạng và hạn chế hoạt động gian lận.

Các lợi ích cơ bản:

• Cung cấp các quy tắc dự trên cơ chế phát hiện gian lận.

• Sử dụng các báo cáo CDR dựa trên chuyển mạch và dựa trên báo hiệu số 7 để sàng lọc lưu lượng.

• Bổ sung khả năng bảo vệ truy cập để từ chối truy cập đến các dịch vụ mạng.



2.3.8. Khả năng chuyển số nội hạt (Local Number Portability)

LNP cho phép những khách hàng giữ lại các số điện thoại hiện tại của họ khi thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ nội hạt. Giải pháp LNP tích hợp quản lý cơ sở dữ liệu tiên tiến và các chức năng báo hiệu trực tiếp thành mô hình báo hiệu tập trung. Nó đem lại tỷ lệ giải quyết công việc tăng từ 1700 đến 40800 TPS và duy trì tới 96 triệu số theo cổng hoặc các số chung. Đáng chú ý là, phương pháp tích hợp này đem lại các ưu điểm so với các giải pháp dựa vào các SCP ngoài, bao gồm dung lượng đầu vào tăng cao và tối thiểu hoá việc phát bản tin SS7.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Giảm các chi phí vốn đầu tư và chi phí hoạt động.

  • • Đảm bảo độ tin cậy thông qua một mô hình tích hợp đã được chứng minh.

  • • Tăng cường tốc độ xử lý cuộc gọi, tiết kiệm chi phí.


2.3.9. Cácmã cấp phép theo khoảng cách xa: (Long Distance Authorization Codes)

Giải pháp này cho phép một nhà cung cấp dịch vụ, như một IXC yêu cầu các khách hàng bị thiệt hại nhập một mã PIN trước khi đặt một cuộc gọi qua mạng.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Đặc trưng cho một giao diện dễ sử dụng.

  • • Cho phép quản lý gian lận.


2.3.10. Quản lý chuyển vùng (roaming)

Giải pháp này cung cấp cho các nhà khai thác di động khả năng định tuyến các thuê bao chuyển vùng vào một mạng di động khác với một chi phí thấp nhất cho nhà khai thác. Để tối thiểu hoá ảnh hưởng lên mô hình mạng hiện tại, thì dịch vụ này phải nằm giữa HLR của nhà khai thác và MSC/VLR của các nhà khai thác khác. Khi một thuê bao cố gắng đăng ký vào mạng của nhà khai thác khác, dịch vụ này sẽ thực hiện một sự tìm kiếm để xác định nếu một nhà khai thác ưu tiên hơn sẵn có. Nếu một nhà khai thác ưu tiên sẵn có, nó sẽ định tuyến thuê bao đến dịch vụ này.

Các lợi ích cơ bản:


    1. • Chỉ các thuê bao được kết nối tới các mạng đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho nhà khai thác.

    2. • Đảm bảo trong vùng phủ không có các nhà khai thác được ưu tiên hơn.

  • • Cho phép các thuê bao ở trạng thái đặc quyền được pháp truy cập vào bất cứ mạng nào.


2.3.11. Dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ

Dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ cho phép các nhà khai thác dịch vụ di động và cố định thông báo cho các thuê bao của họ về các cuộc gọi mà họ bị nhỡ khi điện thoại của họ tắt, khi di chuyển ra ngoài mạng, hoặc cách xa khỏi mặt đất. Các bản tin ngắn SMS -chứa các thông tin về thời gian, ngày và thông tin người gọi - sẽ thông báo cho các thuê bao về các cuộc gọi nhỡ. Khi được tích hợp với một cơ sở dữ liệu về tên cuộc gọi, ứng dụng này cũng có thể hiển thị tên của người gọi.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Tích hợp dễ dàng với tính cước hiện thời, các ứng dụng phát báo cáo.

  • • Cung cấp một giao diện dễ sử dụng cho việc cung cấp dữ liệu.

• Hiển thị các số được gọi và người gọi ở cả hai dạng quốc tế đầy đủ và dạng lôgíc.



2.3.12. Chuyển vùng mạng không dây

Giải pháp này cho phép người sử dụng không dây có thể chuyển vùng giữa các mạng theo chuẩn ITU, ANSI và Trung Quốc. Với sự thay đổi các định dạng SCCP, điều này cho phép một sự chuyển tiếp liên tục cho các khách hàng.

Các lợi ích cơ bản:


  • • Cho phép chuyển vùng không dây toàn cầu.

  • • Giảm chi phí hoạt động.

  • • Hoạt động liên tục với sự quản lý hiệu năng.


2.3.13. Các âm chuông báo cá nhân

Giải pháp này cho phép các thuê bao thay thế âm chuông chuẩn trong mạng với một âm chuông cá nhân hoá theo lựa chọn của họ. Các âm này có thể được kích hoạt dựa theo thời gian trong ngày, và ngày trong tuần. Nó bao gồm một mô hình cung cấp nội dung để quản lý và phôi phối nội dung. Sự cung cấp nội dung đưa ra một số giao diện về quản lý và cung cấp (giao diện truy xuất) cho các nhà quản lý hệ thống cũng như thuê bao di động.

Các lợi ích cơ bản:

• Cho phép tỷ lệ cố định theo tháng hoặc tỷ lệ phí tính cước thiết lập cuộc gọi.

• Cung cấp giao diện hỗ trợ khả năng tính cước đối với mỗi âm tần mới được cung cấp.


  • • Cung cấp sự đánh nhãn duy nhất cho các số điện thoại của thuê bao.

  • • Hỗ trợ tính cước kinh doanh âm nhạc/tính cước nhóm thứ 3.


2.3.14. Sự dịch số

Giải pháp này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra các dịch vụ định tuyến cuộc gọi cơ bản và nâng cao, chẳng hạn như các dịch vụ cá nhân 8xx, tỷ lệ tiền lãi, và các dịch vụ một số. Nó định tuyến các cuộc gọi từ một số đơn lẻ đến trung âm hoặc một chi nhánh gọi gần nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể định tuyến các cuộc gọi dựa theo ngày, thời gian trong ngày, ngày trong tuần, và các ngày nghỉ. Các đặc tính tự cung cấp cho phép các thuê bao quản lý các dịch vụ định tuyến của họ.

Các lợi ích cơ bản:

• Các khách hàng doanh nghiệp có thể quản lý lưu lượng tới các trung tâm gọi của họ.

• Cho phép định tuyến lưu lượng đối với vô số điều kiện.

PHẦN 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BÁO HIỆU TẬP TRUNG (STP Gateway) CHO MẠNG DI ĐỘNG VIETTEL MOBILE

3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông, các nhà cung cấp thiết bị cho ra đời các hệ thống tiên tiến, công nghệ cao nhằm đưa ra các dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn cho khách hàng. Các nhà khai thác viễn thông cần có một mô hình mạng lưới tối ưu, hoạt động có hiệu quả và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao làm hài lòng người sử dụng. Giải pháp STP Gateway nhằm quy hoạch mạng báo hiệu hoạt động hiệu quả hơn cho các nhà khai thác.

Song song với sự phát triển công nghệ viễn thông, Viettel sẽ xây dựng mạng lưới có cấu trúc tối ưu nhất làm nền tảng cho các dịch vụ giá trị gia tăng. Chúng tôi xây dựng lộ trình đưa STP Gateway vào mạng di động hiện tại thế hệ 2,5G và phát triển lên thế hệ 3G.


  1. 3.2. CẤU TRÚC MẠNG DI ĐỘNG VIETTEL HIỆN TẠI

  2. 3.2.1 Sơ đồ mạng

  3. 3.2.2. Đánh giá về cấu trúc mạng báo hiệu hiện tại




Hình 3.1: Sơ đồ mạng hiện tại của Vi ettel Mobile

Hiện nay mạng di động của Viettel sử dụng công nghệ GSM thế hệ 2,5G có quy mô lớn với vùng phủ sóng rộng 64/64 tỉnh thành, dung lượng mạng đáp ứng cho 4 triệu thuê bao:

-Số phần tử tham gia trong mạng lớn, với trên 50 phần tử sử dụng báo hiệu SS7.

-Số đường kết nối SS7 giữa các phần tử trong mạng lớn, với hơn 150 đường.

-Số Links báo hiệu SS7 lớn, với hơn 700 links.

Cấu trúc mạng báo hiệu SS7 thông tin di động Viettel Mobile hiện nay được thể hiện trên hình vẽ, MSC tại mỗi vùng là trái tim của mạng vừa đóng vai trò là tổng đài chuyển mạch di động vừa đóng vai trò là điểm chuyển giao báo hiệu STP, có nghĩa tải xử lý của tổng đài MSC rất lớn, vừa làm nhiệm vụ chuyển mạch di động, vừa làm đầu mối kết cuối và trung chuyển bản tin báo hiệu SS7 đi và đến mạng PSTN, PLMN khác, các hệ thống trong nội mạng SMSC, VMSC, IN, BSC, ... các tổng đài MSC khác,...

Chức năng STP của mạng hiện tại được tích hợp vào các tổng đài MSC, chức năng này dẫn đến một số nhược điểm sau:

-Quản lý link báo hiệu phức tạp.

-Chi phí vận hành cao.

-Giảm năng lực xử lý cuộc gọi của tổng đài.

-Số đường kết nối link báo hiệu lớn tạo thành hình lưới (mesh) trong mạng.

Khi đưa thêm phần tử mới vào mạng, sẽ xuất hiện các link kết nối mới đến

tất cả các phần tử đang hoạt động khác.

-Dung lượng và hiệu năng hoạt động của các MSC bị giảm thiểu.



3.3. GIẢI PHÁP CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VIETTEL

3.3.1. Sự cần thiết STP Gateway trong mạng di động Viettel

Để khắc phục các nhược điểm trên, chúng tôi đưa ra giải pháp báo hiệu tập trung (STP Gateway) bằng việc đưa hệ thống STP độc lập (stand-alone) vào mạng, do đó chức năng STP sẽ được tách biệt khỏi tổng đài MSC và nó giữ vai trò trung tâm của mạng để kết nối đến tất cả các phần tử khác. Hệ thống này tạo ra một số ưu điểm sau:

-Giảm các đường link kết nối trong mạng, quản lý tập trung mạng SS7.

-Khi mạng phát triển rộng, độ phức tạp của mạng giảm đáng kể.

-Chi phí vận hành khai thác giảm.

-Các chức năng kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng mạng dễ dàng hơn.

-Dễ dàng phát triển các dịch vụ VAS mà không ảnh hưởng đến hiệu năng của tổng đài MSC.

-Bảo vệ mạng an toàn cao, không bị ảnh hưởng truy nhập trái phép từ bên ngoài từ bên ngoài.

Hình sau phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc hình lưới (mesh) và cấu trúc tập trung của hệ thống STP độc lập. Cấu hình STP độc lập có ít đường kết nối hơn cấu hình Mesh, nó giảm độ phức tạp trong mạng, với 2 hệ thống STP độc lập trong mạng sẽ có tính bảo an và độ tin cậy cao của mạng.



Hình 3.2: So sánh hai mô hình mạng

Bằng việc đưa hệ thống STP vào mạng lưới, nhà khai thác dễ dàng phát triển các ứng dụng trong tương lai. Khi đưa thêm một hệ thống mới vào mạng (một tổng đài mới, một hệ thống VAS hoặc một hệ thống mới khác, ...), chỉ cần kết nối các link SS7 của hệ thống đó với hệ thống STP, các ứng dụng mới như number portability, HLR routing/optimisation, free phone, SMS offloading có thể được triển khai trên STP mà không ảnh hưởng đến năng lực xử lý của tổng đài MSC đang hoạt động khi đó hiệu năng hoạt động của MSC tăng thêm 20%.

Hệ thống STP Gateway đóng vai trò là trái tim của mạng báo hiệu SS7, các hệ thống khác trong mạng có thể được kết nối link báo hiệu SS7 đến cả hai hệ thống này, và chúng còn đóng vai trò là cổng (gateway) báo hiệu kết nối với các nhà khai thác khác kiểm soát đễ dàng các bản tin đi đến trong và ngoài mạng. Tất cả các đường link SS7 này được quản lý tập trung dễ dàng cho công tác quản trị, khai thác do đó nó sẽ giảm thiểu lỗi có thể xảy ra.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 312.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương