Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Lm. Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu op cuộc Lữ Hành Ðức Tin


,2. Giáo hội phát triển với Phaolô và Phêrô



tải về 0.63 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích0.63 Mb.
#53886
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
LSGHCG Chuong01
thuvienpdf.comthu-doan-chinh-tri, LSGHCG Chuong04
2,2. Giáo hội phát triển với Phaolô và Phêrô 
Trong hành trình thứ II,
thánh Phaolô ở Troas gặp một thị kiến: một người Macêđoan nài xin ông 
hãy đến giúp (Cv. 16,9). Tin Mừng vượt Tiểu Á sang Châu Âu năm 49. Thánh Phaolô đi giảng ở 
Philipphê, Thessalônica, Côrintô và Athêna. Thất bại của lý luận về Thần Vô Minh đã biến ngài thành 
vị rao giảng về sự khôn ngoan của Thập Giá. 
Hành trình thứ III
(năm 53-58), thánh nhân đi thăm từng cộng đoàn cũ, giảng thuyết tùy hoàn cảnh 
cụ thể, giải quyết những xung đột. Tại mỗi nơi, ngài tìm cộng sự viên và trao giáo đoàn cho họ. Vượt 
qua mọi gian truân (II.Cr 11 và 12), ngài không ngừng công bố sứ điệp Đức Kitô, loan báo về dân tộc 
mới (không còn Do Thái hay Hy Lạp) trong đó mọi người là anh em, mỗi người phải thắng chính mình, 
sống tự do con cái Chúa và sống ơn Phục Sinh qua mầu nhiệm khổ giá. 
Hành trình thứ IV 
(năm 60-63) đưa Phaolô đến Roma như một tù nhân. Hai năm bị giam lỏng, 
ngài vẫn không ngừng rao giảng và viết bốn ngục thư (Philipphê, Ephêsô, Côlôxê, Philêmon). Trở về 
Tiểu Á, ngài bị bắt về Roma lần thứ hai, bị án trảm quyết thời hoàng đế Nêrô, có lẽ là năm 67, như thánh 
Phêrô. 
Sử gia Eusêbio (LSGH 3) cho ta biết thánh Phêrô đã đi giảng Tin Mừng tại Pont, Galata, 
Cappađôcia, Tiểu Á. Thư 1Cr. 1,12 xác định ngài đến Côrintô trước khi đến Roma. Khi Nêrô bách hại 
đạo gay gắt, thánh nhân định bỏ trốn để tiếp tục phục vụ giáo đoàn. Nhưng theo lưu truyền, ngài gặp 
Đức Giêsu vác thập giá đi vào thành (biến cố Quo vadis:Thày đi đâu?), nên ngài quay trở lại thủ đô và 
xin được đóng đinh ngược. Việc ngài tử đạo ở Roma được Giáo Hoàng Clêmente (+97) nhắc đến, và 
được các giáo phụ như Ignatio, Origène và Tertulianô xác định, đã khiến 
Roma trở thành thủ đô của 
Giáo Hội
cho đến nay. 
2,3. Hoạt động của các Tông Đồ khác 
Hai vị Tông đồ ở lại Giêrusalem là thánh Giacôbê Tiền bị chém năm 42 và thánh Giacôbê Hậu bị 
ném đá năm 62. Thánh Mathêu rong ruổi đến Bắc Phi Châu, thánh Bartôlômêo thì giảng đạo ở Armênie 
và Ả Rập, hai thánh Simon và Giuđa hoạt động ở Ai Cập và cũng tử đạo ở Mêsôpôtamia. Nếu thánh 
Mathias đến Ba Tư, thì thánh Thomas qua Ba Tư đến tận Ấn Độ. Khu vực Tiểu Á có thánh Anrê bị xử 
tử thập giá chữ X, có thánh Philip và đặc biệt là thánh Gioan, vị duy nhất không tử đạo mặc dù đã bị bỏ 
vào vạc dầu sôi năm 92. 
Ngoài ra cũng nên biết, Maccô thánh sử, mới đầu là môn đệ thánh Phaolô, nhưng sau cùng làm 
việc với thánh Phêrô ở Roma. Luca thánh sử người y sĩ đồng hành với Phaolô, cũng là tác giả Công Vụ 
Tông Đồ đã hoạt động và tử đạo ở Akaia. 
TOÁT YẾU
1. Cộng đoàn Giêrusalem: là nhóm "anh em" luôn rộng mở mời đón mọi người. Họ nhìn nhận 
Đức Giêsu là Đấng Messia, là Chúa. Họ tin, hối cải đón nhận Thánh Thần và loan báo về Ngài, 
mặc cho mọi chống đối từ phe Đền thờ. Theo Công vụ tông đồ 2,24 họ chuyên cần với giáo 
huấn các Tông đồ, với việc hiệp thông, bẻ bánh và kinh nguyện... Họ góp của cải thành tài sản 
chung để phân phát cho mỗi người tùy theo nhu cầu. 
2. Lời gieo ngoài Giêrusalem: Tin Mừng được dần dần lan rộng nhờ các Diaspora Do Thái đã 
rải rác khắp đế quốc. Các phó tế và thánh Phêrô đã đi tiên phong trong việc đem Tin Mừng cho 
dân ngoại. Cuộc bách hại của Hêrođê và việc Giêrusalem sụp đồ, thúc đẩy Tin Mừng đi nhanh 
hơn. Công đồng năm 49 tại Giêrusalem như lời tuyên cáo Luật Mới đã thay thế luật Maisen. 
Thánh Phêrô chọn thủ đô mới cho Giáo Hội là ROMA, ngài giảng đạo và tử đạo tại đó. 



tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương