Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Lm. Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu op cuộc Lữ Hành Ðức Tin



tải về 0.63 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích0.63 Mb.
#53886
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
LSGHCG Chuong01
thuvienpdf.comthu-doan-chinh-tri, LSGHCG Chuong04
Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo 
Lm. Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu OP
 
Cuộc Lữ Hành Ðức Tin 

1,2. Cản trở từ phe Đền thờ 
Dầu sao, niềm tin Đức Giêsu là Messia cũng gây khó chịu cho những người Do Thái khác. Niềm 
tin đó như lời phản đối các thượng tế và kỳ lão đã kết án Đức Giêsu, và chống lại lưu truyền về Đấng 
Messia vinh quang... Sự đối kháng bùng nổ khi Phêrô và Gioan chữa một người què. Họ bắt hai vị nhưng 
lại sợ dân chúng nên thả ra. Câu trả lời của hai vị trở thành châm ngôn của nhà truyền giáo: "Chúng tôi 
không thể im về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe... Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người 
ta". Sự đối kháng đó ngày càng gia tăng. Khi bị bắt lần hai, các vị bị đánh bằng roi. Nhưng Tin Mừng 
đã tác động cách nào đó ngay trong chính hàng ngũ các Biệt Phái, rabbi Gamalien đã can thiệp để hai vị 
tự do, vì: "Các ngài không phá nổi đâu, nếu đây là công trình của Thiên Chúa". 
1,3. Lời Chúa không bị ràng buộc ở Giêrusalem 
Cũng như dân Do Thái, các tín hữu tiên khởi có hai khuynh hướng: một bên đề cao dân được chọn, 
bắt tân tòng phải cắt bì khi gia nhập; bên kia đa số ở các cộng đoàn hải ngoại Diaspora) thường được 
gọi là nhóm Hy-hóa, hiểu giá trị của văn hóa Hy Lạp hơn. Nhân việc các bà góa phe Hy hóa bị lãng 
quên, các tông đồ đã chọn bảy phó tế để hướng dẫn những người này. Các vị này hăng say truyền bá Tin 
Mừng ra ngoài Giêrusalem. Họ đều năng động, trẻ tuổi, thông thuộc Cựu-Ước và hiểu biết văn hóa Hy 
Lạp. 
Trưởng nhóm bảy người là Stêphanô còn lưu lại một diễn từ gãy gọn khúc chiết (Cv 7). Ông vạch 
rõ tính tạm bợ của Đền thờ và nói đến việc phượng tự mới của Đức Giêsu trong tinh thần và chân lý. 
Ông bị dân Do Thái ném đá và trở thành vị tử đạo tiên khởi trong Giáo Hội (năm 34). Cuộc bắt bớ bùng 
nổ, "các người bị phân tán đi qua đâu, họ rao giảng Lời Tin Mừng đến đó" (Cv 8,4). Phó tế Philíp mạnh 
dạn đến với dân Samari, vốn bị Do Thái khinh ghét, ông giảng và rửa tội cho viên hoạn quan đang trên 
đường đi Gaza, rổi lập công đoàn ở Cêsarea. Các tông đồ hưởng ứng công tác này, đã phái Phêrô và 
Gioan đến Samaria ban phép Thêm Sức và củng cố Đức Tin. 
Thánh Phaolô, khi đó có tên là Saulô, kẻ từng tham gia cuộc ném đá Stêphanô, đi lùng bắt các tín 
hữu. Chúa Giêsu đã chinh phục ngài trên đường Damas (Cv 9). Sau ba năm sống trong sa mạc Arabie, 
thánh nhân được Barnabê giới thiệu với các Tông đồ và đưa đi giảng Tin Mừng tại Antiokia. 

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương