LỄ chư thánh b mt. 5, 1 – 12a 1-11-2009



tải về 338.3 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích338.3 Kb.
#23539
1   2   3   4   5   6

1. Chiều kích phổ quát (5: 1-2) :

Thấy dân chúng từ khắp nơi kéo về  đông đảo, Đức Giê-su lên một ngọn núi. Khi Người ngối xuống, thì các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ”. Thính giả của Đức Giê-su bao gồm “đám đông”  và « các môn đệ ». « Đám đông » nầy sẽ tái xuất hiện ở cuối bài diễn từ (7: 28) để tạo thành thể đóng khung cho toàn bộ bài diễn từ trên núi nầy. Vì thế, sứ điệp được gởi đến cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn cho các môn đệ: Quả thật, con đường thì hẹp; tuy nhiên nó rộng mở cho hết mọi người không trừ một ai: cho đám đông tụ họp chung quanh Ngài và cho đám đông mênh mông, vô danh, tản mác trong thời gian và không gian, đám đông của những ai, dù không biết Ngài, đều thuộc về Nước Trời, nếu đức hạnh của họ phù hợp với sứ điệp nầy, phù hợp với Giao Ước Mới của Thiên Chúa với nhân loại. Với các Mối Phúc nầy, Đức Giê-su đã mở rộng “Ki tô giáo”.


2. Các Mối Phúc (5 : 3-12) :

Những “ lời chúc phúc” thuộc về thể loại văn chương Cựu Ước và khá thịnh hành trong văn chương Do thái gần thời Chúa Giê-su. Chung chung, những lời chúc phúc được đặt trong sự đối lập với những lời chúc dữ, theo sự cân đối rất sê-mít, như cách trình bày song đối nghịch đảo : “Phúc cho anh em…”“Khốn cho anh em…” của bản văn Lc 6: 20-23.


Vì  thế, « Hiến Chương Nước Trời » nầy không hoàn toàn mới mẽ; nó đã được chuẩn bị lâu dài bởi giáo huấn của các ngôn sứ và các bậc hiền nhân Cựu Ước. Những người nghèo, khiêm hạ, công chính, những người có tấm lòng thanh sạch… cũng đã được các thánh vịnh gia tán dương. Đức Giê-su minh nhiên quy chiếu đến những bản văn Cựu Ước nầy. Nhưng những đức hạnh hoàn thiện được phác họa ở đây xem ra có thể được thực hiện chỉ trong thời đại Mê-si-a. Đúng là Đức Giê-su đã kiện toàn tất cả những Mối Phúc nầy ở nơi con người của Ngài. Khi công bố những mối phúc nầy, Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta rằng hạnh phúc đích thật chỉ gặp thấy ở nơi Ngài, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả những gì có thể làm cho chúng ta mãn nguyện.


  1. Phúc thay ai có tấm lòng nghèo khó…”

Thánh Lu-ca nói một cách giản dị: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6: 20). Thánh Mát-thêu mở rộng viễn cảnh cho tất cả những ai có tấm lòng nghèo khó, theo đúng chiều hướng nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Ki tô muốn. Đức nghèo khó không hệ tại ở nơi sự nghèo khó vật chất, nhưng ở nơi sự giải thoát khỏi mọi gắn bó với của cải trần thế và mở lòng ra trước sự giàu có tinh thần.
Cuối cùng, khía cạnh Mê-si-a của mối phúc nầy thật hiển nhiên: Đức Giê-su sinh ra trong cảnh nghèo hèn và chết trong sự trần trụi để là quà tặng của Thiên Chúa được trao ban trọn vẹn cho con người. Đối với những ai lắng nghe Ngài và từ bỏ mọi sự mà theo Ngài, Ngài sẽ sai họ ra đi trên mọi nẽo đường thế giới, không tiền bạc không bao bị, hoàn toàn trơ trụi, nhưng giàu có tận mức sứ điệp tinh thần mà họ công bố, như thánh Phao-lô phát biểu trong thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô: “Coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 6: 10).


  1. Phúc thay ai hiền lành…”

Đất Hứa” là đất Ca-na-an. Chủ đề nầy vang vọng lên đến lời hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ Áp-ra-ham (St 15: 7; 28: 4), được phát triển phong phú trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 1: 8, 39; 4: 1, 5, 14…), nhưng mặc lấy sắc thái cánh chung trong sách I-sai-a (Is 57: 13; 60: 21; 65: 9), và sẽ vang dội trong sách Khải Huyền trong đó cốt là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời (Kh 21: 2). Trong Tin Mừng Mát-thêu, “Đất Hứa” không còn là đất Ca-na-an nữa, nhưng mang một ý nghĩa biểu tượng và Mê-si-a như trong các mối phúc khác. Chủ đề “gia nghiệp” thường trở lại trong Tân Ước: chung chung, cách nói “được Nước Trời làm gia nghiệp” (Mt 25: 34; 1Cr 6: 9-10…) hay “được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp ” (Mt 19: 29; Mc 10: 27; Lc 10: 25…) được ưa chuộng hơn là: “được Đất Hứa làm gia nghiệp” .
Đức hiền lành được nêu lên là một sự hiền lành không nhu nhược: đó cũng là sự hiền lành của Đức Ki tô, mà thánh Mát-thêu, tác giả Tin Mừng duy nhất, nhấn mạnh nhiều lần. “Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11: 29). Ở chương 12 của mình, thánh Mát-thêu nhắc lại cung cách hiền lành của “Người Tôi Tớ,” dung mạo được hiện thực nơi Đức Giê-su.


  1. Phúc thay ai sầu khổ…” 

Theo mạch văn chung của bản văn Mát-thêu về các mối phúc, người ta có khuynh hướng tinh thần hóa sự sầu khổ nầy. Tuy nhiên, xem ra thật khó xác định đối tượng của nỗi sầu muộn khóc than nầy.
Đây là mối phúc mâu thuẫn nhất trong các mối phúc, nhưng có thể cũng mang chiều kích Mê-si-a nhất. Đã trải qua mọi gian nan thử thách của mình, dân Ít-ra-en luôn luôn trông chờ được Thiên Chúa ủi an. Trong truyền thống Do thái, Đấng Mê-si-a mà dân chúng mong đợi được gọi là “niềm an ủi của Ít-ra-en”, như trong Tin Mừng Lu-ca, cụ già Si-mê-on cũng mong chờ “niềm an ủi của Ít-ra-en” (Lc 2: 25).
Không thể chối cải, Đức Giê-su là Đấng an ủi những người nghèo khó, đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành, nâng dậy, đổi mới cuộc đời của họ: “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11: 28). Cuối cùng, Ngài dâng hiến cho những ai sầu khổ một niềm an ủi tuyệt mức khi Ngài đích thân dự phần vào những cơn hấp hối khủng khiếp của cái chết.
Ngài không đề nghị hủy bỏ sự đau khổ, nhưng rút ra từ đó một giá trị vượt qua nó, nâng cao nó và có thể biến nó thành nguồn mạch của niềm vui. Niềm vui hiện tại – khó  đạt được – được bổ túc bởi viễn cảnh của niềm an ủi tương lai, trong Nước Trời: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21: 4).
Tuy nhiên, không nên ngộ nhận viễn cảnh Mát-thêu: tác giả Tin Mừng nầy rất quan tâm đến chiều kích tinh thần của các Mối Phúc. Thánh ký chắc chắn chủ ý nhắm đến nổi sầu khổ của các tín hữu đối diện với thực tại trong đó sự ác chiến thắng trên những ý định của Thiên Chúa. Trên hết, Đức Giê-su hoàn lại niềm hy vọng cho những người công chính và đảm bảo cho họ sự chiến thắng tối hậu của sự thiện và sự sống trên sự ác và sự chết.


  1. Phúc thay ai đói khát sự  công chính…”

Thánh Lu-ca viết: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.” (Lc 6: 21), nghĩa là, sẽ có một sự đảo lộn những hoàn cảnh trong Vương Quốc Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu, như trước đây, tinh thần hóa mối phúc nầy: “Phúc cho ai đói khát sự công chính”.
Chữ  “công chính” mà Đức Giê-su công bố, chất nặng lịch sử kinh thánh nên không thể được hiểu trọn vẹn theo nghĩa thông thường hiện nay của sự công bình trần thế. Chắc chắn sự công bình trần thế hàm chứa ở đây, nhưng rất gián tiếp. Người công chính trong Cựu Ước và trong Tin Mừng (cụ già Si-mê-on, thánh Giu-se, vân vân) là một con người mà cách hành xử của họ luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa; tức là một con người đạo hạnh nhắm đến lý tưởng hoàn thiện bản thân mình theo Lề Luật. “Đức công chính” chính là lý tưởng nầy. Vì thế, chữ “thánh thiện” là từ thích hợp nhất. Đức Giê-su định vị sự công chính nầy vừa tiếp nối vừa vượt qua sự công chính của Lề Luật: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Mt 5: 20).
Bởi vì sự thánh thiện của những “người công chính” đích thật nầy, theo hình ảnh sự công chính của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu việt, nó vốn nội tại trong cõi thâm sâu của đời sống. Những ai hết lòng hết dạ khao khát nhân đức nầy, sẽ được mãn nguyện– trên bình diện tinh thần.


  1. Phúc thay ai xót thương người…”

Trong Cựu Ước, lòng xót thương thường được liên kết với sự công chính (theo nghĩa pháp lý). Quả thật, lòng xót thương là nhân đức cho phép tình yêu và sự công chính gặp gở nhau: vì công chính, Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của dân, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa thứ tha tội lỗi của họ. Vì thế, lòng xót thương của Thiên Chúa được biểu lộ đặc biệt đối với tội nhân. Ít-ra-en đã thụ hưởng tấm lòng nhân hậu nầy nhiều lần trong suốt lịch sử của mình và đã ca ngợi “Đức Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu lòng nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6; Đnl 4: 31; Tv 78: 38; 86: 15; …; Cn 21: 11).
Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su khai triển mối phúc nầy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lc 6: 36-38).


  1. Phúc thay ai có tấm lòng thanh sạch…”

Cách nói: “tấm lòng thanh sạch” là diễn ngữ kinh thánh: đây là sự thanh sạch luân lý đối lập với sự thanh sạch nghi thức, tức là sự thanh sạch hoàn toàn bên ngoài, không thể mang lại sự thanh sạch bên trong.
Các thánh vịnh gia ca ngợi “kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24); “Thiên Chúa nhân hậu biết là dường nào …với những kẻ có lòng trong sạch!” (Tv 73). Trong lời cầu nguyện của mình, các tín hữu kêu cầu cùng Thiên Chúa xin “tạo cho con một tấm lòng trong trắng.” (Tv 51).
Chữ  “tấm lòng” theo tiếng Hy bá chỉ cõi thâm sâu bên trong con người. Chúa Giê-su lấy lại cách diễn tả nầy vì nó nêu bật chiều kích nội tâm hóa luật luân lý. Sau nầy, Ngài quở trách những người Pha-ri-sêu chỉ “rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những gian ác” (Mt 9: 6; 23: 25)


  1. Phúc thay ai xây dựng hòa bình…”

Mối phúc nầy mang đậm nét chiều kích Mê-si-a. “Vị vua công chính” tương lai đã được loan báo là “Hoàng Tử Bình An” (Is 9: 6.). Thật vậy, “hòa bình”“công lý xã hội” được liên kết mật thiết với nhau trong Cựu Ước. Mối phúc nầy đích thật là lời mời gọi gởi đến cho nhân loại để mời gọi con người hãy làm cho công lý ngự trị giữa họ.
Theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải tái xuất hiện để chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a ngự đến qua sứ mạng hòa giải: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi…Nó sẽ đưa tấm lòng cha ông trở lại với con cháu, và đưa tấm lòng con cháu trở lại với cha ông.” (Ml 3: 23-24).
Ngay trước thời Đức Giê-su, các kinh sư đã đề ra những cử chỉ hòa giải trong gia đình, giữa bà con hàng xóm láng giềng…Đức Giê-su đòi hỏi phải hòa giải ngay cả trước khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5: 24).
Trong Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã để lại cho các môn đệ của Ngài “Bình An của Ngài,” (Ga 14: 27); vả lại, bình an nầy được định vị trong dòng chảy liên tục của tình yêu. Theo bước chân của Ngài, những người thợ kiến tạo hòa bình sẽ được gọi “con Thiên Chúa” như Ngài.


  1. Phúc thay ai bị bách hại vì  sự công chính…”

     “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị bách hại…”

Mối phúc thứ nhất mở ra và mối phúc thứ tám đóng lại với cùng một diễn ngữ: “Vì Nước Trời là của họ” (5: 3 và 10), vừa hình thành nên thể loại đóng khung vừa loan báo cho chúng ta rằng Nước Trời hiện diện rồi; trong khi sáu mối phúc còn lại, nằm ở giữa thể loại đóng khung nầy, vẫn còn là lời hứa, trong tương lai: “Vì họ sẽ được…” . Sự căng thẳng giữa hiện thực và lời hứa, giữa hiện tại và tương lai cho thấy tính chất vừa tuyệt đối vừa lịch sử của Nước Trời nầy đang được trương rộng ra trên trần thế ở nơi con người của Đức Giê-su. Sự căng thẳng nầy bày tỏ điều mà chúng ta gọi tính chất “cánh chung” của Nước Trời.


Ở câu 11, bài diễn từ đột nhiên chuyển từ ngôi thứ ba số ít: “Phúc thay ai” sang ngôi thứ hai số nhiều: “Phúc thay anh em”. Trong Tin Mừng Mát-thêu, mối phúc thứ tám và thứ chín nầy đều ca ngợi những người bị bách hại. Trong khi mối phúc thứ tám mang chiều kích phổ quát, được gởi đến với toàn thể nhân loại: “Phúc thay ai bị bách hại…”, mối phúc thứ chín được ngỏ lời trực tiếp với các môn đệ: “Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị bách hại…” Mối phúc thứ chín đóng chức năng hiện tại hóa và cụ thể hóa mối phúc thứ tám vào trong hoàn cảnh của các môn đệ Đức Giê-su như chuyển từ lý tưởng được đề nghị: “vì sự công chính” sang thực tại cụ thể được cảm thấy và được sống: “vì Thầy.” Ở vào giây phút các môn đệ bị bách hại và bị giết chết, nếu họ chấp nhận đặt mối liên hệ trực tiếp với Đấng công bố những mối phúc nầy, họ có thể khám phá rằng mối phúc được thành tựu ở nơi họ.
Vào giây phút mà người môn đệ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc tử nạn của  Đức Ki tô, người ấy nhận thức rằng Nước Trời  thực sự đã đến. Cũng thế, phần thưởng lớn lao dành cho họ là ở trên trời (5: 12), phần thưởng nầy, nói một cách chính xác, không bất cứ cái gì khác ngoài hiện thực hóa sự thành tựu mà Đức Giê-su mang đến, Đấng đưa họ vào “trong Nước Trời,” nghĩa là, trong thực tại của Cha ở trên trời. Ai khám phá, ở nơi những đau khổ mà mình phải chịu vì Đức Ki tô, hạnh phúc của những người được Thiên Chúa gọi “người con chí ái”, người ấy bắt đầu bày tỏ cho những người khác sự hiện diện tại thế nầy của Chúa Cha, Đấng ở trên trời.
Như  vậy mối phúc thứ chín thăng hoa những mối phúc khác. Các nhà thần học nhấn mạnh tính chất Ki tô học của mối phúc thứ chín nầy: ai dám hứa phần thưởng Nước Trời cho những người phải chịu đau khổ  “vì mình,” nếu không là Đấng có thể sánh ngang bằng với Chúa Cha?
Chúa Giê-su đã nhiều lần báo trước cho các môn đệ mình về những bách hại mà họ sẽ phải chịu. Vào lúc thánh Mát-thêu biên soạn sách Tin Mừng của mình, những lời báo trước nầy đã trở thành những thực tại khắc nghiệt. Giáo Hội Palestine chịu những cuộc công kích liên tục của những người Do thái nhiệt thành với Luật cũ, họ xem những người cải đạo Ki tô như những kẻ bội giáo. Rồi, thánh Tê-pha-nô bị một đám đông giận dữ ném đá, thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan, bị xử trảm vào năm 44. Thánh Phao-lô, thánh Bác-na-bê và những người đồng hành của họ bị truy nã, đánh đập, giam tù…Tiếp đó là những cuộc bách hại của chính quyền dân sự Rô-ma. Nhưng sách Công Vụ nói với chúng ta rằng các tông đồ, dù bị bách hại như thế, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Ki tô.” (Cv 5: 41).
Lm. Ignatiô  Hồ Thông

HÀO QUANG THIÊN QUỐC

Lm. Anphong Trần Đức Phương
Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, tượng trưng cho cuối đời của con người. Vì thế, Giáo Hội dành tháng 11 để hướng tâm trí chúng ta về đời sau và tưởng nhớ đến những vị đã qua đời. “Sinh Ký Tử Quy!”, “Sống Gởi Thác Về!” “Về với Chúa là Cha chúng ta nơi quê hương thật Nước Trời”.

 

Trong số các vị đã qua đời, có những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, được hưởng hào quang Thiên Quốc, và là các Thánh mà Giáo Hội kính chung vào ngày 1/11 hàng năm. Có những vị còn đang trong Luyện Ngục để đền tội và được thanh luyện để trở nên thánh thiện xứng đáng được hưởng Thánh Nhan Chúa, là Đấng hoàn toàn thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện chung cho các vị đó vào ngày  02/11 (Lễ Các Linh Hồn) và suốt tháng 11 (Tháng Các Linh Hồn), dù chúng ta vẫn nhớ cầu cho các linh hốn ấy trong kinh, lễ hàng ngày.



 

Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh. Tuy nhiên, có những vị có đời sống đặc biệt, Giáo Hội lập Lễ kính nhớ riêng, để chúng ta cầu nguyện với các Ngài và noi gương đời sống thánh thiện của các Ngài, như Lễ Thánh Phanxicô Khó Nghèo, Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa Avila mà chúng ta mừng trong tháng 10 vừa qua.

 

Trong Lễ Các Thánh, Bài Đọc I (Sách Khải Huyền 7: 2-4, 9-140) cho chúng ta thấy “các Ngài thật đông đảo, không thể nào đếm nổi… Các ngài thuộc mọi dân tộc, mọi chi họ, mọi nước và ngôn ngữ…” Các Ngài là những vị Thánh Tông Đồ, các Ngài là những vị đã sống đời sống tu sĩ độc thân, các Ngài cũng là những giáo dân đã sống thánh thiện trong đời sống gia đình.



 

Theo Bài Phúc Âm (Matthêu 5: 1-12) nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’, thì các Thánh là những vị đã có tinh thần khó nghèo, khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục trong đau khổ, luôn sống công chính, có lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, sống đời sống thanh khiết trong bậc tu trì hay đời sống gia đình. Các Ngài luôn sống hòa hợp với mọi người để xây dựng hòa bình. Các Ngài cũng là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống mình để làm chứng cho công bằng xã hội, cho đức tin nơi Chúa. Các Ngài đã sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa là Cha. Các Ngài đã đặt niềm hy vọng nơi Chúa, và luôn lo thánh hóa bản thân để nên giống Chúa là Đấng Cực Thánh (Bài Đọc II: 1 Gioan 3: 1-8).

 

Trong suốt năm Phụng vụ và đặc biệt trong Tháng 11, Giáo Hội khuyến khích chúng ta năng suy gẫm đời sống tốt lành của các Thánh, và quyết tâm noi gương các Ngài, từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống ham mê lạc thú thế gian, và cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta nên thánh thiện trong việc chu toàn bổn phận hàng ngày và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự.



 

Trong số các vị thánh, có những vị lúc đầu đã sống như những “đứa con hoang đàng’ theo đam mê thế tục, nhưng rồi nhờ ơn Chúa giúp, đã ‘quyết tâm sám hối trở về’ và thay đổi hẳn đời sống, như Thánh Augustinô (354-430), Phanxicô Assissi (1181-1226), Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, Camillus Lellis (1550-1614), Cha Charles de Foucauld (1858-1916) v.v…

 

Tất cả là nhờ ơn Chúa, nhưng chính chúng ta phải có “quyết tâm cải sửa và trở về!”



 

Việc đọc và suy gẫm đời sống các Thánh cũng giúp chúng ta cải thiện đời sống, như Thánh Ignatius Loyola  (1491-1556), vị sáng lập Dòng Tên, trong thời gian bị đau ốm, đã đọc sách “Hạnh Các Thánh” và nhờ đó mà nhìn ra được con đường các Thánh đã đi, rồi Ngài “quyết tâm trở về”, quyết tâm sửa đổi đời sống, dâng hiến cả cuộc đời để phục vụ Chúa và Giáo Hội.



 

Trong tinh thần kính nhớ các vị đã qua đời, trong Tháng 11 này, chúng ta hãy dâng nhiều Thánh Lễ, dâng các hy sinh, hãm mình, các kinh nguyện, nhất là lần chuỗi Mân Côi, viếng nghĩa trang để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa là Cha chúng ta, cùng với Mẹ Maria và các Thánh. Cũng xin tiếp tục dâng những hy sinh, hãm mình và cầu nguyện nhiều cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục trong “Năm Thánh Linh Mục” này.


Lm. Anphong Trần Đức Phương

HOA ĐỜI DÂNG CHÚA

Lm. Giuse Tạ duy Tuyền
Có  một bài hát sinh hoạt được hát như sau: “mỗi người là một nụ hoa cùng đem về đây góp gió, làm thành vườn hoa muôn màu muôn sắc tươi xinh. Mỗi người là một cành hoa, cùng đem về đây góp gió, làm thành vườn hoa, vườn hoa, vườn hoa chúng mình”. Bài hát đơn sơ nhưng nói lên ý nghĩa cuộc đời thật thi vi. Cuộc đời của chúng ta là một cành hoa: Hoa lan, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng … Hoa nào cũng đẹp. Hoa nào cũng có cách thể hiện mình giữa đời thật nên thơ và hữu ích. Nụ hoa muôn màu như con người với những thể xác, cá tính, nhân cách khác nhau. Nụ hoa muôn vẻ như con người mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Hôm nay, Hội thánh mừng kính các thánh nam nữ như là những bông hoa đầu mùa trong vườn hoa mà Thiên Chúa vun trồng. Hội thánh là vườn ươm. Thiên Chúa đã ra công vun trồng cho cây hoa lớn lên trong ân sủng, trong sự chăm sóc tận tụy của Ngài. Các thánh là những bông hoa luôn quy về hướng mặt trời để nhờ mặt trời ban sức sống, chăm sóc, dưỡng nuôi nên vẹn tuyền. Các thánh luôn cần lòng từ bi, ân sủng của Chúa chữa lành những thương tích do mối mọt tội lỗi gây ra. Các thánh cũng như những bông hoa luôn được chăm sóc tỉ mỉ khỏi những cám dỗ tội lỗi, những vương vấn bụi trần.
Như  vậy, sẽ có bao nhiêu vị thánh hôm nay chúng ta mừng kính? Thưa, có rất đông. Bởi vì ai cũng có thể nên thánh. Ai cũng được mời gọi nên thánh. Nên thánh là ơn gọi mà Thiên Chúa đã tiền định: “Anh em hãy hoàn thiện như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện”. Nên thánh không khó. Nên thánh là làm theo ý Chúa, là sống trong ân nghĩa cùng Chúa. Nên thánh không phụ thuộc vào giai cấp, không tính theo năng lực. Nên thánh tùy theo ơn gọi và hoàn cảnh của mình. Như những bông hoa muôn sắc, dù là hoa nhỏ bé hay to lớn, dù là loài hoa không hương không sắc nhưng vẫn là đóa hoa đáng yêu, đáng quý và đáng được nâng niu. Các thánh nam nữ cũng thuộc mọi tầng mọi lớp xã hội. Có thể các ngài thuộc hàng giáo sĩ nhưng cũng có thể là hàng giáo dân. Các ngài có thể là cha mẹ, là anh em, là bè bạn của chúng ta. Các ngài là những người đã nỗ lực hoàn thiện mình trong ân thánh Chúa. Các ngài không vương vấn tội lỗi. Các ngài không để những đam mê làm chủ. Các ngài luôn chọn Chúa hơn là những tạo vật trần gian. Các ngài cũng có thể là những tội nhân được ơn trở lại như kẻ trộm trên cây thập giá. Các ngài cũng có thể từng có những lầm lỡ nhưng biết đứng dậy sau những lần vấp ngã. Điểm chung của các ngài là đã được chết trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Nhìn lại cuộc đời của Chúa Giê-su, với ba mươi ba năm dương thế, Chúa Giê-su đã lôi kéo bên Ngài những bông hoa đầu mùa của Hội thánh thật giản dị, âm thầm, và đơn sơ. Một bác thợ mộc thành Nagiaret, luôn tận tụy với công việc và gia đình. Một Maria đơn sơ chân thành, dám nói lời xin vâng ngay cả khi chẳng biết điều gì sẽ đến trong ngày mai. Một Phê-rô, Simon . .. những ngư phủ chất phác, đầu hôm sớm mai trên biển cả đã bỏ thuyền chài mà đi theo Chúa. Một Gia-kêu, Madalena, là những tội nhân đã được ơn hoán cải trở về. Một người trộm lành đã ra đi bình an trong lời tha thứ đón nhận của Đấng tạo thành ...
Và  hôm nay, những khuôn mặt phản chiếu hình ảnh của các thánh dường như vẫn tiếp tục tỏ hiện trong dòng đời dương thế hôm nay. Họ có thể là cha, là mẹ chúng ta, những con người đang khổ sở vì chúng ta, đang hy sinh từng ngày cho chúng ta. Họ có thể là những người lao công đang dệt đời mình trên công trường hay trên nương đồng với hy sinh, tận tụy hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Họ có thể là những người bất hạnh bởi tai nạn, bởi nghèo đói, hay những bệnh nhân đang đón nhận thập giá Chúa gửi với lời xin vâng thẳm sâu. Vâng, những vị thánh đó vẫn đang sống, đang đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Họ đang hiến tế đời mình trong những đau khổ trần gian, trong những hy sinh từ bỏ, trong quảng đại dấn thân hết mình vì anh em đồng loại. Họ có thể chưa hát bài ca chiến thắng như các thánh nam nữ trên trời nhưng cuộc đời họ đáng là thánh vì họ luôn yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân như chính mình. Họ đã dám sống một cuộc đời mà người ta bảo rằng: “Người trồng cây phúc người chơi – Ta trồng cây hạnh để đời về sau”.
Nguyện xin các thánh nam nữ đã được sống trong ân nghĩa cùng Chúa cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng ta luôn nhận ra tình thương của Chúa để biết sống đền đáp ân tình Chúa ban. Xin giúp cho mỗi người chúng ta biết gìn giữ ân sủng cao quý là con cái của Chúa bằng việc sống thanh sạch, và can đảm dũ bỏ bụi trần mê muội. Xin cho mỗi người chúng ta biết đón nhận ý Chúa qua việc vui với phận mình và chu toàn bổn phận làm người và làm con Chúa. Amen
Lm. Giuse Tạ duy Tuyền

ƠN GỌI NÊN THÁNH

Radio Veritas 
Một số kỷ vật của nữ minh tinh Marylyn Monroe đã được đem ra bán đấu giá :

Một vài bức ảnh màu chụp con chó của bà được mua với giá $222,500 mỹ kim. Dĩ nhiên tất cả những gì thuộc về bà hay được bà xử dụng cũng đều được mua bằng một giá cao. Đáng chú ý nhất là chiếc áo dạ hội bà đã mặc nó nhân dịp sinh nhật của cố tổng thống Kennedy hồi tháng 5 năm 1962. Chiếc áo này đã được Marylyn Monroe đặt may vài phút trước buổi dạ hội. Và mới đây, có người đã mua chiếc áo này với giá 1,250,000 mỹ kim. Giá của chiếc áo này đã phá kỷ lục trong những cuộc bán đấu giá những chiếc áo cũ do các nhân vật nổi tiếng mặc.


Năm 1997, chiếc áo màu xanh dương mà công nương Diana đã mặc trong một buổi dạ hội tại toà bạch ốc vào năm 1985 chỉ bán được với giá 225,000 mỹ kim, vài chiếc khăn tay của bà cũng được bán với giá 12,000 mỹ kim, một vài dây chuyền cũng bán không dưới 40,000 mỹ kim, cái bằng lái xe tạm của bà cũng được một người nào đó mua với giá 145,000 mỹ kim, một đôi dép của bà bán với giá $85,000 và giấy chứng nhận của bà gia nhập vào Do Thái giáo được bán với giá $90,500 mỹ kim.
Marylyn Monroe đã được tôn làm nữ tướng nước Anh hồi thập niên 60, nhưng tiền bạc và danh vọng đã không mang lại cho bà hạnh phúc, trong một cơn tột cùng thất vọng bà đã tự kết liễu cuộc sống vào năm 1972, lúc 36 tuổi đời.


tải về 338.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương