Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chưƠng trình ngữ VĂn lớP 10 thpt



tải về 224.24 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích224.24 Kb.
#19596
1   2   3   4

5. Dặn dò:

      • Bài tập về nhà: HS chọn một trong những đề sau để làm bài:

  1. Viết một bài giới thiệu một việc làm thiết thực góp phần bảo tồn nền văn hoá – văn học dân tộc hiện nay (400 từ).

  2. Nếu phải phát biểu nội dung hình thức và ý nghĩa của bài Tựa “trích diễm thi tập”, em sẽ nêu những điểm chính nào? Bài học nhân sinh rút ra từ tác phẩm là gì? Là HS, em hình dung công việc sắp tới của em là gì? Nếu phải thể hiện tính tự cường dân tộc, em sẽ làm gì trong tương lai góp phần bảo vệ và lưu truyền những di sản văn hoá dân tộc mình?

  3. Thử tưởng tượng chân dung Hoàng Đức Lương khi viết bài tựa này? Giải thích vì sao có đặc điểm đó?

  4. Đọc kĩ văn bản, rèn luyện tư duy so sánh thông qua việc xem xét một số lời tựa của SGK, cuốn tiểu thuyết, cuốn sách giới thiệu về một danh nhân. Tham khảo một số tài liệu bổ trợ như: Ý thức về văn hiến dân tộc - Tạp chí văn học số 1, 1980 của Trần Nho Thìn; Hành trình nghiên cứu văn học thời trung đại -Trần Thị Băng Thanh; Thi pháp văn học trung đại - Trần Đình Sử; Lịch sử Việt Nam qua các triều đại - Đỗ Đức Hùng,…

    • Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: Đọc thêm Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Thân Nhân Trung.

IV. Kết quả:

Từ thực tế dạy học của bản thân những năm gần đây các lớp 10 ban KHTN và ban Cơ bản tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, tôi nhận thấy phương pháp này có những ưu điểm sau đây:



  1. Giờ học gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự yêu thích tăng lên rõ rệt. Không những học sinh hiểu văn bản mà còn hiểu thêm về lịch sử.

  2. Phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. Giờ học tác phẩm trở thành giờ phát hiện những thông tin, nuôi dưỡng cảm xúc và mĩ cảm nghệ thuật, bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nhìn mới mẻ của học sinh.

  3. Phát huy năng lực nhiều mặt của học sinh: khả năng bình luận, thẩm bình, ngôn ngữ và cách diễn đạt được nâng lên rõ rệt.

    • Kết quả : Sau khi học xong các văn bản nghị luận có thực hiện các phương pháp bổ trợ này, tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Có 98,9% học sinh ở những lớp tôi giảng dạy trả lời là rất hứng thú với bài học, hiểu bài hơn, dễ nhớ hơn tuy có vất vả hơn.

V. Bài học kinh nghiệm:

Khi soạn giảng và dạy các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 theo cách trên, tôi nhận thấy có một số khó khăn sau:



  1. Tốn khá nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử phục vụ cho từng bài giảng.

  2. Đôi khi xảy ra tình trạng “cháy” giáo án, những câu trả lời của học sinh ngoài dự định,…

Dù vậy thì cách dạy này cũng là một trong những giải pháp khá hữu hiệu cho nên ta có thể vận dụng. Chỉ cần giáo viên:

    1. Chuẩn bị bài giảng kĩ.

    2. Sưu tầm và chọn lựa những câu chuyện, bài thơ, giai thoại, chi tiết về văn hoá, phong tục tập quán phù hợp với bài học cụ thể.

    3. Thiết kế các bước lên lớp hợp lí, chặt chẽ, uyển chuyển.

    4. Giao việc chuẩn bị phù hợp, vừa sức với từng đối tượng học sinh.

sẽ thu được kết quả khả quan. Dĩ nhiên giáo viên cũng không nên lạm dụng quá dễ gây phản tác dụng, dẫn tới khả năng hiểu trọn vẹn văn bản của học sinh bị hạn chế.

VI. KẾT LUẬN

Việc giảng dạy các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10 có một ý nghĩa quan trọng: không chỉ là việc mở rộng phạm vi hiểu biết về các thể loại văn học, hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội, văn hoá (trong nhiều không gian, thời gian khác nhau)…mà còn nhằm xây dựng cho học sinh thái độ đúng, quan điểm tiến bộ về các vấn đề chính trị xã hội, văn hoá, hình thành những phẩm chất cao đẹp, năng lực ứng xử, biết phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách thoả đáng, hợp lí, bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết cho hành trang tương lai của học sinh: ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận, óc phê phán, tinh thần phản bác trước các hiện tượng tiêu cực trong đời sống hiện tại.

Thực tiễn giảng dạy văn bản nghệ thuật nói chung, văn bản chính luận nói riêng, việc tuân thủ nguyên tắc: bám sát hoàn cảnh nảy sinh tác phẩm (hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cảm hứng), bám sát văn bản ngôn từ tác phẩm, dựa vào đặc điểm cá tính sáng tạo của nhà văn, những tri thức về văn hoá và quy luật tâm lí, xã hội … vẫn là những căn cứ khoa học vững chắc trong việc chiếm lĩnh và triển khai nội dung, hình thức, ý nghĩa và các giá trị tác phẩm.

Việc giảng dạy các văn bản nghị luận gặp không ít khó khăn về nhiều mặt (tầm hiểu biết về chính trị, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tài liệu tham khảo, thời gian, không gian của văn bản, tâm lí giảng dạy của giáo viên và tiếp nhận của học sinh…). Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực rèn luyện không ngừng mới mong có những giờ học hiệu quả thật sự theo tinh thần đổi mới hiện nay. Phương pháp dạy học không phải là mớ “lý thuyết trừu tượng” mà là sự cụ thể hoá bằng việc thiết kế bài giảng, quá trình hiện thực hoá bài giảng trên lớp. Việc đưa ra một vài giải pháp có tính bổ trợ thêm như trên chỉ là những kinh nghiệm có tính chất cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Vì thế, khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhiều mặt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến tích cực từ phía quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong tỉnh!



Biên Hoà, ngày 8 tháng 5 năm 2011

Người thực hiện



Nguyễn Quỳnh Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10- tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006.

  2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao - tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006.

  3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11- tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2007.

  4. Phân tích tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Lã Nhâm Thìn, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.

  5. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú, Nxb Giáo dục, 1994.

  6. Từ điển thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

  7. Văn học Trung đại Việt Nam- tập 1, Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, 2010.

GV: Nguyễn Quỳnh Anh – THPT Nguyễn Hữu Cảnh --------------------------------------------------------- - -


tải về 224.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương