Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chưƠng trình ngữ VĂn lớP 10 thpt



tải về 224.24 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích224.24 Kb.
#19596
1   2   3   4

Tóm lại: Hiện tượng văn sử bất phân trong văn học trung đại Việt Nam là cảm quan trong sáng tác nghệ thuật. Vì vậy, việc hiểu tường tận lịch sử là điều kiện rất cần thiết để triển khai văn bản.

2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai.

      • Tìm hiểu, nghiên cứu bất cứ tác phẩm văn học nào người giảng dạy cũng phải tiến hành trực tiếp trên hai phương diện nội dung và hình thức. Đây là những căn cứ cụ thể và khoa học nhất để người tiếp nhận lĩnh hội tác phẩm. Dưới góc độ lí luận văn học, nội dung và hình thức là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất không thể tách rời, tác động qua lại, quy định tính chất tồn tại của nhau. Nếu nội dung tác phẩm cho phép người đọc lí giải câu hỏi: tác phẩm viết về vấn đề gì, mục đích, ý nghĩa, giá trị,… thì hình thức giúp người đọc lí giải tác phẩm viết như thế nào, hiệu quả ra sao, tính thẩm mĩ, khả năng rung cảm và thuyết phục người đọc thế nào,…

      • Khi bám sát văn bản trên hai phương diện này, cần chỉ ra:

        • Về mặt nội dung: cần tìm hiểu và nắm đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng của tác phẩm, các sự kiện, các chi tiết, tình tiết, biến cố… Xâu chuỗi chúng lại theo những lôgic nhất định giúp người tiếp nhận lĩnh hội được tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm, lập trường và giá trị của tác phẩm trên nhiều bình diện.

        • Về mặt hình thức: cần tìm hiểu các hình thức diễn đạt và các phương tiện diễn đạt như hệ thống ngôn từ (với các đặc tính: chính xác, biểu cảm, hàm súc, hình tượng; các lớp từ, các loại từ…), hệ thống biện pháp nghệ thuật, cách thức lập luận, nhịp điệu, giọng điệu, kết cấu. Mục đích cuối cùng là chỉ ra tác dụng của chúng trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ…của người tạo lập, sức thuyết phục của tác phẩm, qua đó mà đánh giá được tài năng và tấm lòng của người tạo lập.

Hơn bất cứ hoạt động nào, việc phân tích trực tiếp văn bản đòi hòi người giáo viên phải có năng lực thực sự, trình độ kiến thức nhiều mặt, phân tích có nghệ thuật,… mới giải mã được các lớp ý nghĩa một cách toàn diện, thấu đáo. Bất cứ một vấn đề nào, nếu được lí giải một cách sâu sắc, thấu tình đạt lí sẽ thuyết phục được người đọc, từ đó mới xuất hiện những rung cảm thật sự để mà yêu mến, quý trọng. Tất nhiên, vấn đề sẽ có sức sống dài lâu trong tâm trí người tiếp nhận, thậm chí có thể hoá thân trong cách ứng xử, cảm quan người tiếp nhận.

2.4. Gia tăng chất “văn học” để giảm bớt tinh chất “lí luận khô khan, giáo huấn” của các văn bản nghị luận.

“Chất văn học” ở đây nên hiểu là chất nghệ thuật. Mà thực chất của nghệ thuật là tính trữ tình. Nghệ thuật thường được tạo lập và tác động đến người tiếp nhận thông qua con đường tình cảm. Tình cảm có thể “chuyển hoá”, “mềm hoá” mọi vấn đề để người tiếp nhận lĩnh hội một cách tự nguyện như một nhu cầu tinh thần thực sự. Đây là yêu cầu thiết yếu của giáo viên ngay cả khi dạy những văn bản nghệ thuật. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có những phẩm chất, tư chất nghệ thuật thật sự từ sự học tập, rèn luyện thường xuyên mới có được.

Để “gia tăng chất văn học” cho bài dạy các văn bản nghệ thuật, người dạy có thể sử dụng nhiều cách: kể chuyện giai thoại, kể chuyện danh nhân, kể chuyện lịch sử,… một cách lôi cuốn, hấp dẫn, đúng lúc, đúng chỗ, vừa kể vừa kèm theo những lời bình luận sâu sắc, thấm thía ứng với một khía cạnh nào đó của bài học; vận dụng những hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật mỗi giai đoạn cũng là cách phụ hoạ cho bài giảng thêm phong phú, sinh động; dùng những bài thơ, câu chuyện có tính chất triết lí phù hợp với từng chi tiết của văn bản; cùng với giọng văn, khẩu khí, động tác, cử chỉ, điệu bộ là cách diễn đạt lôi cuốn…luôn luôn khiến bài giảng trở nên nhẹ nhàng, lan toả mà thấm sâu. (Tất nhiên, cần chú ý tính cân đối về thời gian quy định cho mỗi bài).

2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh để hình tượng có sức bay bổng và cảm hoá.

Theo tâm lí học, mỗi biểu hiện của tình cảm đều gắn với động cơ hoạt động của con người. Tình cảm không tự nhiên bột phát mà thường do một điều kiện cụ thể có tính xác định. Nếu tạo ra được hoàn cảnh “có vấn đề” sẽ làm nảy sinh cảm xúc, sự kích thích của cảm xúc trong quá trình tri giác sẽ là điều kiện hoạt động của trí nhớ và hình thành biểu tượng. Theo đó, hình dung, liên tưởng và tưởng tượng càng được mở rộng. Nếu được đẩy mạnh, sự hút dẫn đối tượng vào bài học càng lớn.

Liên tưởng, tưởng tượng của học sinh có các loại sau đây: tưởng tượng tái hiện, sáng tạo, có phê phán, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát. Tuỳ thuộc vào sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh có những biểu hiện cụ thể khiến bài học sinh động, hấp dẫn hơn. Vì thế, vai trò của giáo viên là xây dựng câu hỏi (nghĩa là làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức) để khai thác hết khả năng này của học sinh. Vận dụng linh hoạt các dạng câu hỏi sau đây: phát hiện, tái hiện, phân tích, so sánh, tranh luận, vận dụng kiến thức thông qua các hình thức:


        • Liên tưởng hiện thực xác định tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội.

        • Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, không gian và thời gian nghệ thuật, các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình.

        • Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết, tình huống nghệ thuật, các điểm sáng thẩm mĩ cùng hoặc ngược chiều,…

        • Tưởng tượng về khả năng phát triển của các hình tượng nghệ thuật trung tâm.

        • Liên tưởng với các hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm khác.

        • Liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật.

        • Liên tưởng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm.

        • Liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm…

Ví dụ:

        • Giả sử em là nhà thơ Nguyễn Trãi khi viết bài “Đại cáo bình Ngô”, lúc viết, tâm trạng của em sẽ như thế nào? Em định biểu hiện ý tưởng gì?

        • Theo em, nếu không có thực tế chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi sẽ viết bài cáo như thế nào? Nội dung có sự khác biệt ra sao?...

        • Thử tưởng tượng em là Trần Quốc Tuấn, em sẽ nói thế nào khi Thánh Tông hỏi về thế giặc? Đoạn hiển linh sẽ nói thế nào?...

3. Thực hiện: thiết kế bài học.

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”Hoàng Đức Lương

Tiết 63 (Ban cơ bản)



A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

    • Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.

    • Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

    • Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.

    • Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.

2. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.

C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Máy chiếu (nếu có).



2. Sưu tầm và ghi lại lời nhận xét về:

  • Tập thơ “Sóng Hồng” với lời nói đầu do chính tác giả viết.

  • Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu với lời nói đầu “Mấy ý nghĩ” do GS Đặng Thai Mai viết.

  • Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố với lời tựa của Nguyên Hồng hoặc Nguyễn Tuân.

  • Lời bạt hoặc lời nói đầu của một tác phẩm văn học nước ngoài (Tam quốc – La Quán Trung, Thuỷ Hử - Thi Nại Am, Chiến tranh và hoà bình – L.Tônxtoi…)

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”?

  • Đọc diễn cảm và phân tích một đọan tự chọn trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”?

  • Giải thích vì sao bài cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong ls VN?

  • Phân tích cơ sở và nguyên nhân chiến thắng của quân ta được nêu trong bài cáo?

  • Em hiểu thế nào là “bài tựa”? Kể tên một số bài tựa mà em biết?

3.Bài mới :

    • Dẫn nhập bài mới:

Sưu tầm và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc là công việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, nhất là thời kì xa xưa và sau chiến tranh. Là một trí thức đời Lê thế kỉ 15, Hoàng Đức Lương (quê Văn Giang – Hưng Yên, đỗ tiến sĩ 1478) đã không tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành, năm 1497, ông đã tự viết một bài tựa ở đầu sách nói rõ quan điểm và tâm sự của mình khi giới thiệu sách với bạn đọc.

    • Tìm hiểu bài học:

Hoạt động của GV & HS

Nội dung cần đạt

    • HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn.

- GV: gọi một HS đọc phần tiểu dẫn sgk/tr.28 và đánh dấu những điểm chính về tác giả, tác phẩm.

  • GV: Tác phẩm ra đời trong thời gian nào? Nêu những nét chính về bối cảnh xã hội thời đại sản sinh ra tác phẩm?

    • GV dựa vào sự hiểu biết của HS, bổ sung những chi tiết về lịch sử thời Lê Thánh Tông để HS có cái nhìn biện chứng về MQH giữa tác phẩm và thời đại, bước đầu suy luận được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Giới thiệu một vài bài thơ của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn.

      • Giai đoạn nửa sau thế kỉ XV, thời Lê Thánh Tông: triều đại thịnh trị nhất của nhà Lê và chế độ PKViệt Nam về nhiều mặt: kinh tế phát triển, XH ổn định, bờ cõi mở mang, nhiều hiền tài (Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận…), văn chương được trọng dụng (hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông lập gồm “Nhị thập bát tú” – 28 ngôi sao về thơ ca. Đây cũng là TK mà tinh thần và ý chí độc lập dân tộc lên cao. Sau chiến thắng quân Minh, ngoài việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước, vua còn phục hồi danh dự và cho sưu tầm các tác phẩm của Nguyễn Trãi, trong đó tập hợp được hàng trăm bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi thành “Quốc Âm thi tập” (cùng với “Hồng Đức quốc âm thi tập”)…Chính không khí ấy thôi thúc Hoàng Đức Lương làm tuyển chọn và viết bài tựa này.

- GV: Vì sao tác giả đặt tên tác phẩm là “Trích diễm thi tập”? Em hiểu như thế nào về nhan đề tác phẩm? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm? Có thể nhận xét như thế nào về việc làm này của tác giả, đặc biệt là đặt tác phẩm vào thời điểm ngày ấy?

  • Do câu hỏi này HS đã chuẩn bị ở nhà nên GV gọi 1 HS đại diện một nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

    • Nhan đề:

      • Trích: tiếng Hán là chọn, tuyển.

      • Diễm: sự kiều diễm, diễm lệ, cái đẹp, cái hay ở mức độ cao.

      • Thi: thơ, diễm thi là những bài thơ hay.

        • Trích diễm thi tập” là tập thơ tuyển chọn những bài thơ hay

    • Nội dung: Là tập thơ gồm 6 quyển do Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn tác phẩm từ thời Trần đến đời Lê thế kỉ XV, cuối tập là thơ của Trần Đức Lương. Bài tựa do ông viết vào 1497.

    • Nhận xét:

      • Tuyển chọn này thể hiện tấm lòng trân trọng đối với quá khứ, là việc làm cụ thể rất có ý nghĩa nhằm bổ cứu cho tình trạng mất mát đáng tiếc trong lịch sử VHVN trước thế kỉ XV.

      • Tuyển chọn này phản ánh quan điểm tiến bộ và đúng đắn trong cách lựa chọn của tác giả bởi nó bộc lộ một bước tiến về lí luận thơ ca mà sau tác giả không có được (do quan điểm “văn dĩ tải đạo”)

- GV kiểm tra việc chuẩn bị lời giới thiệu về tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu do GS Đặng Thai Mai viết, so sánh với lời giới thiệu của Hoàng Đức Lương về tác phẩm, từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm của “Tựa” - một thể loại văn học.

  • Trong lời giới thiệu của GS Đặng Thai Mai về tập thơ có những luận điểm nào? Từ đó, nêu đặc điểm của thể loại “Tựa”?

  • GV giới thiệu nguồn gốc và những đặc điểm của thể loại này.

  • GV lưu ý HS khi viết lời “tựa” cho một công trình nghiên cứu, một tập san do chính HS làm để gắn việc học với thực tế hoạt động của đời sống.

  • Có nguồn gốc từ Trung Quốc (thời Hán). Lúc đầu được đặt ở vị trí cuối tác phẩm với mục đích nói rõ nguyên cớ, qúa trình hoàn thành sách. Từ đời Đường trở đi, được đặt ở đầu tác phẩm và là yêu cầu bắt buộc dùng cho tất cả các lĩnh vực khác nhau: văn, sử, triết, đại lí, ý học, hội hoạ, kiến trúc…

  • Đặc điểm:

    • Do chính tác giả hoặc người khác viết nhằm mục đích giới thiệu rõ thêm với độc giả về cuốn sách: động cơ, mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của người viết hoặc là những nhận xét, đánh giá, phê bình hay cảm nhận của người đọc (nếu là người khác viết).

    • Luôn được đặt ở đầu sách, viết sau khi đã hoàn thành. Cuối bài thường ghi rõ họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng, địa điểm viết (gọi là phần Lạc khoản).

    • Thường được viết bằng thể văn nghị luận, thuyết minh, biểu cảm hoặc tổng hợp cả 3 loại văn bản này. Đôi khi chất nghị luận được kết hợp với tự sự, và thường mang sắc thái trữ tình.

- GV: Căn cứ vào những hiểu biết trên, xác định các phần và giá trị chung của “trích diễm thi tập”?

  • Là văn bản mang đầy đủ đặc điểm của thể loại “tựa”. Đây là văn bản có giá trị lí luận, phê bình văn học.



    • HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu (tìm hiểu lập luận) của bài tựa “trích diễm thi tập”

- GV định hướng: Tựa thiên về kiểu sáng tác có tính “nghị luận” dựa trên hệ thống lập luận chặt chẽ. Hãy: Xác định hệ thống lập luận của bài “tựa” này? (lí do sưu tập, quá trình sưu tập, xuyên suốt là thái độ của người viết).

        • Phần này HS cũng đã chuẩn bị trước, GV gọi HS lên trình bày; GV giúp HS có cái nhìn khái quát về bài tựa làm điều kiện triển khai nội dung và hình thức của văn bản.

                • Phương pháp lập luận: phân tích bằng những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải

- GV: Phân HS thành 6 nhóm thảo luận thống nhất nội dung :

  1. Trong phần thứ nhất của lập luận, tác giả đưa ra những lí do nào khiến thơ văn không lưu truyền đầy đủ cho đời sau?

  2. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là chính? Vì sao?

  3. Tác giả đã lập luận như thế nào? Cách lập luận như thế nhằm mục đích gì? (Chứng minh bằng sự phân tích cụ thể văn bản).

            • Chủ quan: Cách lập luận chung là dùng phương pháp quy nạp.

              • Đối với thơ văn…trên đời  Cách lập luận: liên tưởng so sánh thơ văn như khoái chá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon (vì trừu tượng, khó cảm nhận cụ thể). Từ đó dẫn đến kết luận (dùng lối quy nạp).

            • Khách quan: Cách lập luận là dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ (tan nát trôi chìm, rách nát tan tành…làm sao giữ mãi…được mà không…).

  • Tâm trạng tác giả:

    • Yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha.

    • Xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, huỷ hoại, đắm chìm trong quên lãng của người viết (“Than ôi…lắm sao!”)

- GV: Thực chất của thơ ca là gì? Thi nhân là người có những phẩm chất gì? Sự tồn tại của thơ ca phụ thuộc vào những yếu tố nào, yếu tố nào là chính? Giả sử cuộc sống không có thơ ca, môn nghệ thuật nào sẽ thay thế, không có các nguyên nhân này, tác phẩm có ra đời không?

(GV chú ý MQH giữa sự tồn tại của thơ ca với người tiếp nhận, thời đại và chính sách văn hoá từng giai đoạn. Đây là vấn đề có tính chất lí luận).

(GV có thể giới thiệu vài nét về việc sáng tác và lưu truyền của văn học thời trung đại)

- GV dẫn dắt:



            • Em nghĩ như thế nào về sự tồn tại của cái đẹp trước quy luật băng hoại của thời gian?

            • Em nêu những hiểu biết về nguyên nhân binh hoả của thời đại này? (Liên hệ đến hậu quả của chính sách cai trị đồng hoá thâm hiểm của nhà Minh: tìm mọi biện pháp để huỷ diệt nền văn hoá Đại Việt – thu đốt mọi sách vở, trừ kinh Phật, đập xoá các văn bia…Vì vậy, trong các triều vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông…công việc sưu tầm, thu thập, ghi chép, phục dựng các di sản văn hoá tinh thần của người Việt bị tản mát sau chiến tranh được khuyến khích tiến hành).

- GV: Lí giải vì sao tác giả lại mở đầu bằng luận điểm này? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập luận của tác phẩm? Giả sử tác giả nêu luận điểm 2 trước thì điều gì xảy ra?

                  • Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm này vì đó là luận điểm quan trọng của bài, muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân ( thực trạng đau xót  lòng tự hào tổn thương  động cơ mạnh mẽ) và đó là công việc khó khăn, vất vả nhưng nhất định phải làm.

- GV: Thử hình dung, nếu là tác giả, với ý định và sự trình bày các nguyên nhân này, tâm trạng của em lúc đó như thế nào? Từ đó nhận xét về ý nghĩa của việc ra đời tác phẩm này? (PT cụ thể ngôn từ)

- GV: Phần 2 nêu rõ quá trình biên soạn tác phẩm. Dựa vào lập luận của tác giả, hãy:

+ GV: Xác định động cơ khiến tác giả tiến hành sưu tầm và tuyển chọn thơ văn của tiền nhân? Động cơ nào thôi thúc hành động ấy mãnh liệt nhất? Vì sao? (Phân tích cụ thể văn bản ngôn từ)

 HS trả lời cá nhân. GV chốt ý.

- GV: Để hoàn thành “Trích diễm thi tập” tác giả đã làm những công việc gì? (PT cụ thể ngôn từ và ngữ điệu của văn bản) Phần trình bày này giúp em hiểu gì về bố cục của tác phẩm? Từ đó, nêu yêu cầu của việc viết lời “Tựa” cho sách hoặc công trình nhất định nào đó?

 HS trả lời cá nhân. GV chốt ý.

- GV: Nhận xét về thái độ của tác giả khi trình bày? (CM qua phân tích văn bản) Từ đó nêu yêu cầu tạo sức thuyết phục cho lời “tựa” của sách?


  • Thái độ của tác giả

    • Khiêm tốn, nhún nhường thể hiện qua các lời lẽ, từ ngữ sử dụng khi thuật lại quá trình hoàn thành.

    • Mang đầy đủ đặc điểm của người phương Đông thời trung đại khi nói về mình (tài hèn sức mọn, mạn phép phụ thêm, vụng về)

  • HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết.

- GV: Nhận xét nghệ thuật bài “tựa” từ sự phân tích trên làm kinh nghiệm khi ứng dụng vào thực tiễn? (CM qua sự phân tích cụ thể văn bản)

    • Thiên về luận giải, khẳng định và bác bỏ...

- GV : gọi một HS nêu ý nghĩa văn bản.

I. Giới thiệu khái quát:

1. Tác giả: Hoàng Đức Lương (?-?)

Sgk/ tr.28.



2. Tác phẩm: Sgk/ tr.28.

a. Hoàn cảnh ra đời và lời tựa của “Trích diễm thi tập”.

b. Nhan đề: Tuyển tập những bài thơ hay.

c. Thể loại “Tựa”

d. Tựa “trích diễm thi tập”

- Kết cấu. Gồm 3 phần:



  • Lí do làm sách “Trích diễm thi tập” (từ đầu đến…tan tành).

  • Thuật lại quá trình hoàn thành sách (“Đức Lương này… người xưa vậy”).

  • Lạc khoản (còn lại).

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Lí do biên soạn “Trích diễm thi tập”:


  • Những nguyên nhân để thơ văn không lưu hành hết ở đời:

    • Chủ quan:

              • Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.

              • Người có học, người làm quan thì bận việc nên ít để ý hoặc không quan tâm đến thơ ca.

              • Người yêu thích thơ ca thì không đủ năng lực, trình độ và sự kiên trì.

              • Nhà nước (triều đình) không khuyến khích in ấn (khắc ván), chỉ in kinh Phật

  • Khách quan:

    • Sức phá huỷ của thời gian.

    • Chiến tranh, hoả hoạn làm sách vở rách nát, mai một đi.

      • Việc biên soạn là do yêu cầu của thời đại.


.

2. Quá trình hình thành, nội dung và kết cấu tp “Trích diễm thi tập”.

a. Động cơ :

- Đau xót trước thực trạng bảo tồn văn bản thơ ca của dân tộc.

- Yêu cầu xây dựng nền tảng văn chương dân tộc. Bày tỏ sáng kiến, trách nhiệm, phương pháp làm sách (cách sưu tầm và phương pháp sắp xếp).

b. Việc sưu tầm và tuyển chọn:

- Nhiều gian khổ, tốn nhiều thời gian, công sức, thiếu tâm huyết không thể làm được:



  • Sưu tầm, nhặt nhạnh những gì còn sót lại.

  • Thu lượm các tác phẩm đương đại.

  • Tuyển chọn, sắp xếp thành sách.

  • Đem lại cho người hiểu biết, bình phẩm đánh giá.

- Tuyển chọn, sắp xếp, đặt tên, phân loại, bố cục, chia quyển (6 quyển, chia 2 phần mà trung tâm là thơ ca các tác giả từ thời Trần đến thời Lê).

- Đưa thêm thơ của mình vào phần cuối tác phẩm.



  • Tấm lòng giàu tâm huyết, trân trọng những di sản tinh thần của cha ông.


III. Ghi nhớ:

1. Nghệ thuật bài tựa

- Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, rất tiêu biểu cho thể loại nghị luận trung đại.



- Kết hợp với chất tự sự rất nhuần nhuyễn khiến văn bản đậm sắc thái trữ tình, sức thuyết phục sâu sắc.

2. Ý nghĩa văn bản: sgk/tr.30.

4. Củng cố : GV tuỳ theo tình hình từng lớp học, từng giờ dạy cụ thể mà chọn cách củng cố phù hợp.

    • Thực hành: GV nêu đề thực hành, định hướng, gợi ý cho HS suy nghĩ và giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có). GV nêu những yêu cầu cần đạt và yêu cầu của bài viết.

  1. Cảm nhận của em về bài “Tựa trích diễm thi tập” của Hoàng Đức lương. Bài học nhân sinh rút ra từ tác phẩm là gì?

  2. Trình bày sự hiểu biết của em về một nét văn hoá, phong tục tập quán, môn nghệ thuật (của địa phương em hoặc của đất nước) đang bị mai một và tinh thần bảo tồn, gìn giữ của chúng ta hiện nay.

    • So sánh với lời tựa của cuốn sách thông thường: So sánh với một số bài tựa từ các loại sách mà em biết để thấy rõ hơn đặc điểm riêng của tác giả?

      • Hiện nay, lời tựa cũng có yêu cầu gần giống như vậy (lí do, mục đích, phương pháp biên soạn, các giải trình khác…).

      • Lời tựa của “Trích diễm thi tập” có nhiều điểm khác rất đáng đề cao: đó là tình cảm trân trọng, lời tâm sự chân thành, nguyện vọng tha thiết, lí tưởng cao cả của tác giả là xây dựng một nền văn học riêng cho dân tộc, tư tưởng độc lập dân tộc về mặt văn hoá, văn hiến của dân tộc.

  • Bài học kinh nghiệm: Học xong vb này ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì ? Cho biết, hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ta có những chương trình gì theo tinh thần của Hoàng Đức Lương xưa? Em nghĩ như thế nào về các chương trình ấy?

    • Mỗi cá nhân cần ý thức cao trong việc bảo vệ, giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hoá tinh thần bằng những hành động cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Biết phát triển nó một cách sáng tạo trong tình hình thời đại mới để tránh chủ quan, thái độ bảo thủ, tinh thần phân biệt dân tộc.

    • Trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện nhiều chương trình hữu ích giúp xây dựng ý thức trách nhiệm này: “Giữ cho muôn đời sau”, “Theo dòng lịch sử”, “Những người muôn năm cũ”, “Danh nhân đất Việt”, “Câu chuyện phương Đông”…


tải về 224.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương