Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chưƠng trình ngữ VĂn lớP 10 thpt



tải về 224.24 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích224.24 Kb.
#19596
1   2   3   4

Ví dụ: …trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như đá, như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp, cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?” (Tựa “Trích diễm thi tập” – Hoàng Đức Lương)

      • Cú pháp:

        • Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.

        • Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ.

        • Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC ngôn ngữ chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét.

Ví dụ 1:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,



Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Đánh một trận sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận tan tác chim muông…”

(Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)



Ví dụ 2:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp…”

(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung)

Tóm lại: việc vận dụng đặc điểm thể loại trong việc tiếp cận và giảng dạy các văn bản nghị luận là phù hợp nhưng đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo mới tiến hành thiết kế giáo án hiệu quả, phải linh động trong việc kết hợp với các phương pháp khác mới thực sự để lại dấu ấn cho học sinh qua mỗi bài học.



2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện tác phẩm để lí giải.

Với tư cách là một tác phẩm văn học, văn bản nghị luận cũng chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử xã hội. Những vấn đề phức tạp của lịch sử xuất hiện thường tác động lớn đến đời sống, số phận con người. Tất cả đều trở thành nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ phản ánh, một mặt ghi lại những biến đổi của thời cuộc, mặt khác, bày tỏ chính kiến, quan niệm và cách nhìn nhận, đánh giá của mình. Vì vậy, tác phẩm bao giờ cũng truyền đến người đọc một tư tưởng, một thái độ, thậm chí có tác dụng liên kết xã hội bằng những hành động cụ thể. Phân tích các văn bản nghị luận nhất thiết phải tìm hiểu lịch sử xuất hiện của chúng mới hiểu rõ và lí giải chính xác: Tác phẩm phản ánh vấn đề gì? Phản ánh để làm gì? Phản ánh như thế nào? Tác phẩm có ý nghĩa ra sao với đương thời và hiện nay? Bài học rút ra từ sự phản ánh đó?.v.v…



Ví dụ: Khái quát sơ bộ về lịch sử xuất hiện một số văn bản nghị luận trên như sau:

Tác phẩm

Thời điểm

Xã hội

Đại cáo bình Ngô

(Nguyễn Trãi)



Cuối 1427

- Triều đại Hồ Quý Ly (1400-1407), Triều đại Hậu Trần (1407-1413) với các phong trào khởi nghĩa “Binh áo đỏ” (1410), Lam Sơn (1418).

- Triều đại Lê Sơ (1428-1527).

- Các nhân vật hào kiệt: Lê Lợi (Lê Thái Tổ), Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú, Lê Liễu…


Tựa “Trích diễm thi tập”

(Hoàng Đức Lương)



1497

- Triều đại Lê Thánh Tông (1460-1497) có nhiều đóng góp vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt, hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực bởi nhiều tài năng: tư tưởng cao siêu, anh minh quyết đoán, hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, tay không rời sách, từng sáng lập “Hội Tao đàn” gồm 28 tiến sĩ giỏi thơ văn nhất nước thời đó. Lê Thánh Tông là một nhà văn hoá lớn.

- Việc thi cử, giáo dục thời này thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam, nhiều công trình biên soạn tầm cỡ xuất hiện: Đại Việt sử kí toàn thư (1479), Thiên Nam dư hạ tập (hơn trăm bài thơ của Nguyễn Trãi cũng được sưu tầm thời này).



Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

(Thân Nhân Trung)



1484

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

(Ngô Sĩ Liên)



Nhà Trần

- Các đời vua: Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279-1293), Trần Anh Tông (1293-1314), Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông, Hiếu Đế (1314-1400).

- Ba lần chống quân Mông Nguyên, xuất hiện các nhân tài: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật…




tải về 224.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương