KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Sự ứng dụng thích đáng về Bồ Tát Quán Thế Âm



tải về 0.83 Mb.
trang23/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Sự ứng dụng thích đáng về Bồ Tát Quán Thế Âm


Tuy nhiên, có lẽ sẽ rất vô ích nếu người ta nghĩ rằng một loại lý thuyết hay triết lý nào đó có thể trở thành biểu mẫu lý tưởng cho đời sống của nhân loại; bởi vì như trong mọi trường hợp của tất cả lãnh vực đời sống, hay chúng ta lấy lãnh vực giáo dục làm ví dụ, học giả người Pháp, Emile Durkhein nói rằng trong một xã hội cụ thể nào đó, vì có nhiều môi trường khác nhau nên đòi hỏi phải có nhiều mẫu thức giáo dục khác nhau. Lời phát biểu trên rõ ràng đã đưa ra một ý tưởng vô cùng quan trọng; đó là, giáo dục không phải là một thứ gì ấy bất biến, không thay đổi, mà giáo dục luôn luôn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của con người để một lý thuyết hay hệ thống giáo dục nào đó có thể được tạo ra. Vấn đề này có thể được hiểu trong ý nghĩa của giáo lý “Duyên Sinh” (Pratityasumtpàda), Phật giáo, với mẫu thức ngắn gọn của nó là “do cái này có, cái kia có; do cái này sinh, cái kia sinh”. Quan trọng hơn nữa, vì Emile Durkheim còn phát biểu thêm rằng tất cả chúng ta đều dựa trên một nền tảng chung và không có bất cứ ai trong chúng ta mà không có chung một số ý tưởng, tình cảm và hành động. Từ đó, trên nguyên lý của cơ sở chung nhất đó, người ta có thể nói một cách chắc chắn là loài người có thể chấp nhận được “những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, hay nếu chúng ta có thể nói, “một hệ tư tưởng chung cho toàn thể nhân loại”. Nói khác đi, điều ấy hàm ý rằng có một thỏa hiệp nhất thống giữa loài người chúng ta về phương cách chung để tạo nên các tiêu chuẩn phổ quát mang tính khả thi trong mỗi một nhân cách nhằm vào mục tiêu phát triển hài hòa thiện tính của con người. Như mọi người đã biết, đối với Phật giáo, trí tuệ (prajna) và từ bi (mettà-karuna) là hai tiêu chuẩn rõ rệt nhất là đáng chú ý nhất. Dĩ nhiên, hai phẩm chất đó là bất khả phân khi nào một trong hai yếu tố ấy được toàn thiện (như đã được bàn luận). Tuy thế, vấn đề không thể chia cắt này sẽ trở nên rõ ràng hơn qua lời phát biểu của học giả vĩ đại Ấn Ðộ, Krishnamurti, khi ông giải thích về mối quan hệ của chúng như sau: “Bất cứ ở đâu có sự thương yêu, ở đấy có từ bi; và từ bi có khía cạnh trí tuệ riêng của nó. Ðó là hình thái siêu việt của trí tuệ, nhưng không phải là sự hiểu biết về các ý tưởng, sự khôn ngoan gian xảo, dối trá, lừa bịp, và những thứ tương tự như thế; mà ở đó chỉ là sự yêu thương và lòng từ bi trọn vẹn và một sự siêu việt về trí tuệ vốn không phải là loại hiểu biết máy móc.” Do đó, sự áp dụng thích đáng tư tưởng Avalokitesvara (Quán Thế Âm) được gợi ý ở đây hy vọng sẽ được một số tín đồ Phật giáo chấp nhận. 

---o0o---


Tu tập lòng từ ngang qua hạnh bố thí (dàna)


Ðức Phật giải thích lý do tại sao người ta phải tu tập và nuôi dưỡng lòng từ qua đoạn kinh sau đây:

“Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng từ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng từ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ diệt.”

Thêm vào đó, người nào với tâm giải thoát ngang qua việc tu tập và nuôi dưỡng lòng từ có thể đạt được tám điều lợi ích:

“Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không thấy ác mộng, được người ái mộ, được phi nhân ái mộ, chư Thiên hộ trì, lửa hay thuốc độc, hay kiếm không gia hại, nếu không thông đạt thượng vị, đạt được Phạm thiên giới.”

Trong ý nghĩa phổ quát và hầu như chấp nhận được, người ta có thể nói rằng các điểm lợi lạc vừa đề cập ở trên, có nguồn gốc từ việc tu tập lòng từ, là ước mong chung của toàn thể mọi người. Tuy nhiên, cho đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau liên hệ đến thuật ngữ “mettà” (từ) và karunà (bi) trong cả hai lãnh vực lý thuyết và thực hành. Do vậy, có lẽ chúng ta sẽ không lạc đề khi bàn thảo một cách ngắn gọn về hai từ ấy.

Theo Bộ Bách Khoa Phật Giáo, karunà (bi) là sự biệu hiện của khái niệm về lòng trắc ẩn, do đó nó được diễn tả như là ước mong loại trừ những gì bất hại và không hạnh phúc đối với người khác. Thêm vào đó, ngài Buddhaghosa (Phật-âm) cũng cho chúng ta biết rằng “cảm giác khiến cho thiện tâm của con người bị xúc động khi thấy nổi khổ đau của người khác gọi là karunà (bi hay lòng trắc ẩn) (paraduke sati sàdhunam hadayakamnam karotì tì karunà).

Còn theo định nghĩa của Từ Ðiển Pali-English, mettà (từ) được biết đến như là lòng yêu thương (love), quan hệ thân thiện (amity), sự thông cảm (sympathy), sự thân thiện (friendliness), sự quan tâm tích cực đến người khác (mejjati metta siniyhati attho). Sự ứng dụng của từ này biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau như là tâm chứa đầy tình thương (mettà-sahagatena cetasa, hay mettà-cittam), hay sự thân thiện hoặc thông cảm với (mettà karoti), hay thiền quán về lòng yêu thương (mettà-jhàna). Trong khi ấy, karunà có nghĩa là mong ước đem lợi ích và điều tốt lành đến cho đồng loại của mình (ahita dukkha apanayakamata), hay ước mong loại bỏ các độc hại và thống khổ cho đồng loại của mình; hoặc karunà cũng biểu thị trạng thái cao đẹp của lòng yêu thương đối với tất cả chúng sanh (paradukhe sati sadhunam hadaya kampanam karoti).

Từ một vài định nghĩa vừa đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy rằng có một sự nối kết không thể tách biệt giữa mettà và karunà. Trong thực tế, hai đặc tính này bổ sung cho nhau, vì chính mettà (từ hay sự yêu thương) đã hàm ẩn ý nghĩa của karunà (bi hay lòng trắc ẩn), và ngược lại. Thêm vào đó, theo truyền thống của Phật giáo Phát triển, mettà và karunà thường được gộp chung thành mettà-karunà (từ bi). Cũng tương tự như thế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những lời dạy của Ðức Phật về sự tương tác và mối quan hệ bất khả phân của mettà và karunà qua bài pháp Mettasuttam (kinh Từ Bi) trong Suttanipàta của Phật giáo Thượng Tọa Bộ.

Do thế, sự thực hành bố thí rõ ràng là một trong những phương pháp tốt nhất để nuôi dưỡng và phát triển tâm từ bi. Hiển nhiên, không chỉ tư tưởng vị tha có thể sinh khởi trong người hành trì xuyên qua các việc làm như thế, mà các tư duy sai lầm, bệnh hoạn như khát ái, sân hận, ích kỷ... làm tổn thương đến cá nhân và tập thể cũng được kiểm soát và loại trừ khi tâm từ bi phát sinh. Chắc chắn rằng khi những căn nguyên khổ đau được đoạn tận cũng là lúc hành giả cảm nghiệm được cảm giác hạnh phúc ngay chính trong cuộc sống này. Từ đây, chúng ta có thể nói một cách tự tin rằng tâm từ bi do việc tu tập bố thí đem lại đóng một vai trò thiết yếu trong việc tạo ra một mối quan hệ không biên giới trong lãnh vực nhân đạo và vị tha giữa toàn thể nhân loại. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật không ngừng ca ngợi và khuyến khích việc thực hành giáo lý bộ thí, và xem công hạnh đó như là một trong những phương tiện ưu việt nhất để thành tựu mục đích giải thoát sau cùng. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa và thú vị hơn nữa liên quan đến chủ đề trên là phương cách bố thí, hay nghệ thuật cho, mà theo giáo lý Phật giáo, chúng ta có thể chia nó thành ba loại; đó là (1) bố thí vật chất (tài thí), (2) bố thí pháp (pháp thí), và (3) bố thí sự không sợ hãi (vô úy thí). Ba phương cách ấy thật sự có lẽ mở ra cơ hội thuận lợi cho người ta chọn lựa nhằm phù hợp với những căn cơ khác nhau cũng như điều kiện cá nhân của từng người.

 

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương