KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)



tải về 0.83 Mb.
trang20/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27

Kinh Sukhavàti-vyùha


Khởi nguyên của giáo lý Amitàha (A Di Ðà) 

Mặc dù lịch sử hình thành của kinh Sukhavàti-vyùha đã được thảo luận rất ít chi tiết, nhưng chưa có một sự đồng ý cụ thể nào giữa giới học giả trong lãnh vực thời gian liên hệ đến nguồn gốc của kinh Sukhavàti-vyùha. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nhật Bản Ryùkai Mano khẳng định một cách mạnh mẽ rằng bản mẫu đầu tiên của kinh Tiểu Di Ðà (Smaller Sukhavàti-vyùha) là được biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên; bởi vì, theo ý kiến của ông, kinh này khởi sinh vào cùng thời điểm với kinh Ðại Di Ðà (Large Sukhàvati-vyùha), và trước kinh Pratyutpanna-samàdhi, được cho là biên soạn trước kinh Ðạo Hạnh (Tao-hsing-ching), mà kinh Ðạo Hạnh được phiên dịch vào tiếng Trung Quốc trong thế kỷ thứ hai sau Công nguyên.

Theo học giả J.Takakusu, có hai bản gốc chính bằng tiếng Sanskrit, tức Ðại Bản Di Ðà và Tiểu Bản Di Ðà; và từ năm 147 đến năm 713 A.D, cả hai bản kinh đó đều được dịch 12 lần sang tiếng Trung Quốc. Trong khi ấy, theo ý kiến của học giả M.Winernitz, số lượng 12 lần dịch thuật sang tiếng Trung Quốc chỉ nhằm chỉ đến bản kinh Ðại Di Ðà mà thôi, trong số đó bản dịch sớm nhất là được thực hiện vào khoảng năm 147 và 186 A.D. Học giả M.Winernitz nói thêm rằng Tiểu Bản Di Ðà đã được phiên dịch sang tiếng Trung Quốc ba lần; lần thứ nhất do ngài Kumàrajìva (Cưu Ma La Thập) dịch vào năm 402 A.D; lần thứ hai di ngài Gunabhadra (Câu Na Bạt Ðà La) dịch vào năm 420-479.A.D, và lần thứ ba do ngài Huyền Trang (Hsuan-tsang) dịch vào khoảng năm 650 A.D. Với cùng cách lập luận nhưng với đôi chút khác biệt, bộ Bách Khoa Phật giáo nói rằng, theo bản liệt kê của Khai Nguyên kinh Aparimitàyus (Kinh Vô Lượng Thọ), hay thường gọi là Ðại Bản Di Ðà, được ngài Sanghavarma (Tăng Già Bạt Ma) phiên dịch trong thời kỳ đầu của Triều đại nhà Ngụy, vào năm thứ tư của niên hiệu Hỷ Bình (Chia-pin-252A.D), và 12 bản dịch sang tiếng Trung Quốc của kinh này được thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, người ta giả định rằng bản kinh Sukhàvati-vyùha này dường như được biên soạn bằng tiếng Sanskrit rất xưa, trước năm 147 (AD). Liên quan với giả thuyết trên, ý kiến của học giả Nhật Bản R. Mano có lẽ rất hợp lý có thể chấp nhận được, do vì thời điểm biên soạn của nó dường như rất phù hợp với thời điểm xuất hiện của các kinh thuộc Phật giáo Phát Triển hay Bắc Truyền (Mahàyàna).

Một vài học giả tiếng tăm như Sir Charles Eliot, Edward Conze cho rằng, dù thế nào đi nữa, trong quá trình cấu thành kinh Sukhàvati-viyùha tín ngưỡng Amitàbha (A Di Ðà) có thể đã bắt nguồn hoặc là từ giáo lý của tôn giáo Iran, hoặc của Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng giả thuyết như thế mang vẻ định kiến, thiếu tính thuyết phục và cần phải được thẩm xét lại xuyên qua giáo lý chân chính của Phật giáo. Trong kinh Mahà-Sudassana-Suttanta (Ðại Thiện Kiến Vương), điều này được ghi lại như sau:

“Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bảy hành cây ta la bao bọc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng thủy tinh, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu...

Này Ananda, khi những hàng cây ta la này được gió làm rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên, giống như năm loại nhạc khí được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra âm thanh vi diệu...”

Trong khi ấy, kinh Tiểu Bản Di Ðà (Smaller Sukhàvati-vyùha) cũng ghi lại như vầy:

“Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, thế giới cực lạc có bảy hàng lan can, bảy lớp chuông giăng, bảy hàng cây báu bao quanh; tất cả những thứ ấy được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Do vậy, thế giới ấy được gọi là cực lạc.”

“Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, thế giới ấy còn rất nhiều hồ bảy báu, (vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ mã não, san hô, hổ phách, trân châu)...”

“Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, khi các hàng cây, những lớp chuông giăng được gió làm rung chuyển liền phát ra vô số âm thanh vi diệu, giống như âm thanh của hàng trăm ngàn nhạc cụ một buổi hòa nhạc ở cõi trời...”

Bằng việc so sánh hai đoạn kinh vừa trích dẫn từ hai nguồn văn điển của Phật giáo Thượng Tọa Bộ và Phật Giáo Phát Triển, người ta có thể nói rằng, như sắp được phân tích và bình luận, tinh thần của kinh Sukhàvati-vyùha rõ ràng không những là được mô phỏng từ lời dạy của Ðức Phật, mà nhiều điểm liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và hình ảnh của chúng cũng dễ dàng được nhận thấy. Từ đó, ý kiến hay tư tưởng nào nghi ngờ nguồn gốc của kinh là phi Phật giáo, hoặc xem kinh Sukhàvati-vyùha (A Di Ðà) không phải chính thống, hẳn đã phô bày tính yếu kém và không thể chấp nhận được mà không cần phải bình luận.

 ---o0o---


Cảnh giới Cực Lạc


Theo một trong những quan điểm chính của tông phái Tịnh độ (Pure Land School), khởi nguyên của giáo lý này bắt nguồn từ câu chuyện của một triều đại xa xưa thuộc Vương quốc Magàdha (Ma-kiệt-đà). Người ta nói rằng khi Ðức Phật Gotoma (Cù Ðàm) 72 tuổi, vua Bimbisàra (Tần Bà Sa La), vị đệ tử hoàng gia đầu tiên là Ajatasatru (A Xà Thế), vì tham vọng chiếm đoạt ngai vàng, giam giữ và giết chết trong tù. Hoàng hậu Vaidehì (Vi Ðề Hi), vợ của Bimbisàra và cũng là mẹ của Hoàng tử Ajatasatru, rất đau khổ vì sự việc trên. Trong tình trạng tinh thần hoàn toàn suy sụp và chán nản, bà đi đến Ðức Phật cầu xin Ngài chỉ cho bà một thế giới không có những thảm họa như thế. Vào chính thời điểm ấy, Ðức Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc do Ðức Phật A Di Ðà làm giáo chủ cho hoàng hậu Vaidehì.

Một quan điểm khác của Tịnh Ðộ tông liên quan đến sự giáo chủ sáng lập ra tông phái này được ghi lại trong kinh Aparimitayus như vầy. Vào thời đại của Ðức Phật Lokesvararàdina (Nhiên Ðăng) có một vị vua vô cùng thông thái tên là Dharmakara (Pháp Tạng). Với lòng nhiệt thành và khát khao tìm chân lý, vua Dharmakara đã rời bỏ ngôi báu, xuất gia làm Tỷ kheo. Vào một ngày nọ, sau khi nghe Ðức Phật Lokesvararàdina thuyết giảng về tính ưu việt của hơn hai tỷ cảnh giới của các Ðức Phật, vua Dharmakara đã phát 48 lời nguyện liên hệ đến cảnh giới tương lai của mình khi đức vua chứng đắc chân lý. Về sau, khi các lời nguyện đó trở nên hiện thực, nhà vua đã chứng đắc Phật quả với danh hiệu là Amitàbha (A Di Ðà) và quốc độ của Ngài là ‘thế giới cực lạc’.

Trước khi bàn luận đến việc ‘giáo chủ của Tịnh Ðộ Tông là ai’, có lẽ rất hợp lý để chúng ta xem xét đến vấn đề: “Có thể có khái niệm về một trú xứ thường hằng giống như thế giới cực lạc trong giáo lý Phật giáo hay không?” Sự thật rằng bất cứ lúc nào những thắc mắc như sau được đặt trước Ðức Phật: “Thế giới này là thường hằng, thế giới này là không thường hằng; thế giới này sẽ chấm dứt, thế giới này sẽ không chấm dứt; cuộc sống này với thân thể là một, cuộc sống này với thân thể là khác; Ðức Như Lai sẽ tồn tại sau khi chết, Ðức Như Lai sẽ không tồn tại sau khi chết, v.v...”, Bậc đạo sư luôn luôn giữ yên lặng; bởi vì bất cứ câu trả lời nào cho những nghi vấn trên, dù là ‘khẳng định hay phủ định’, đều rơi vào hai phạm trù cực đoan, đó là (1) triết lý thường hằng và (2) triết lý đoạn diệt. Trong khi ấy, mọi người đều biết rằng Phật giáo là con đường trung đạo. Quan trọng hơn thế nữa, trong cái nhìn của Ðức Phật, bất cứ ai cố gắng nghĩ rằng “thế giới là thường còn, thế giới là vô thường; ...; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không tồn tại sau khi chết...’, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.”

Nếu như Ðức Phật đã từ chối trả lời các câu hỏi như trên, vậy tại sao Ngài lại có thể giới thiệu “Thế Giới Cực Lạc” cho Hoàng hậu Vaidehì? Và nếu như có “Cảnh Giới Cực Lạc” ở về phía tây của thế giới Ta bà này, vậy Ðức Phật Gotama (Cù Ðàm) sẽ sống ở thế giới nào sau khi Ngài thị hiện đại Niết Bàn (Mahàparinirvana)? Hơn thế nữa, ngang qua tư tưởng tha lực do Tịnh Ðộ tông chủ trương, rõ ràng Ðức Phật Sakyàmuni (Thích Ca Mâu Ni) hẳn đã không thể cứu độ được Hoàng hậu Vaidehì? Tuyệt đối không thể chấp nhận được, nếu như ý tưởng này được hiểu theo cách thông thường (nghĩa đen). Nói khác đi, giáo lý của Tịnh Ðộ tông cần phải được nắm bắt theo ngôn ngữ biểu tượng sẽ được trình bày trong phần thảo luận tới.

Theo giáo lý Phật giáo, bất cứ nơi chốn hay địa điểm nào thuộc về không gian và thời gian đều được gọi là pháp hữu vi hay có điều kiện (sankhanra-dharma), và tất nhiên chúng phải tuân thủ ba quy luật bất biến (tam pháp ấn) của cuộc đời; đó là khổ, vô thường và vô ngã. Từ đó, cảnh giới lý tưởng mà Ðức Phật giới thiệu là không có bất cứ thảm họa gì, vượt lên trên ba nguyên lý đó, hẳn không phải là thế giới của thời và không gian, mà là cảnh giới phi thời không gian. Cảnh giới ấy chắc chắn chỉ dành cho chúng sanh nào mà tâm thức của họ đoạn trừ hoàn toàn khát ái và chấp thủ. Giải thích theo ngôn ngữ biểu tượng, cảnh giới ấy chính là tâm thức phi khát ái, không chấp thủ của con người; bởi vì theo giáo lý Duyên sinh của Phật giáo, bất cứ khi nào một trong mười hai chi phần của nguyên lý Duyên sinh được đoạn trừ thì tất cả chi phần còn lại cũng đi đến chấm dứt. Tuy thế, thật vô cùng quan trọng để chúng ta lưu ý ở đây rằng theo giáo lý của Phật giáo Nguyên Thủy (Thượng Tọa Bộ), khát ái hay chi phần thứ tám của mẫu thức Duyên sinh (Pratityàsamutpàda) là đối tượng chính được nhắm đến để đoạn trừ; trong khi ấy, theo Phật giáo Bắc Truyền, chấp thủ hay chi phần thứ chín của mẫu thức Duyên sinh lại luôn được nhấn mạnh. Nói khác đi, vắng mặt khái ái và chấp thủ, buồn phiền và đau khổ không thể tồn tại trong tâm thức con người. Quả thật, đây là điểm nối kết quan trọng nhất trong các lời dạy của Ðức Phật:

Ai sống trong đời này,



Ái dục được hàng phục,

Sầu rơi khỏi người ấy,

Như giọt nước lá sen.”

 

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương