KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Hình tượng Bồ Tát trong Phật giáo Phát triển



tải về 0.83 Mb.
trang13/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27

Hình tượng Bồ Tát trong Phật giáo Phát triển


Có hai bước thay đổi quan trọng trong việc thực hành giáo lý Bồ Tát để có thể phân biệt giữa tạng kinh viết bằng ngôn ngữ Pàli với các tạng kinh viết bằng tiếng Sanskrit và Trung Hoa. Thứ nhất, theo truyền thống Phật giáo Thượng Tọa Bộ, Bồ Tát là một con người với tất cả nghiệp quá khứ ở lúc mới sinh ra như mọi chúng sanh. Tuy nhiên, sau khi thực nghiệm các thứ cảm thọ hạnh phúc cũng như khổ đau của cuộc đời và nhận biết được sự vô thường, khổ, và không thật của chúng, vị ấy xuất gia tìm cầu chân lý nhằm tự giải thoát cho mình và cứu giúp chúng sanh nhận thức và chứng ngộ con đường ấy. Nói khác đi, Bồ Tát của kinh tạng Nikàya là người thật sự khao khát để thành tựu những tính chất của một nhân cách toàn thiện. Trong khi ấy, ở Phật Giáo Bắc Truyền (Mahàyàna), các thuộc tính và đức hạnh của con người toàn thiện trở thành mục tiêu cho chúng sanh khổ đau mong ước thiết tha hướng đến, và các tính chất cao quý đó được thánh hóa để làm chỗ nương tựa lý tưởng cho họ. Giải thích một cách cô đọng lý luận trên, trong Phật Giáo Thượng Tọa Bộ, yếu tố làm cho một nhân cách trở thành Bồ Tát là lòng thiết tha mong ước tìm cầu chân lý của cá nhân ấy. Ngược lại, trong Phật giáo Bắc Truyền, những đức tín toàn hảo của Ðức Thế Tôn được thánh hóa thành Bồ Tát như là mục tiêu lý tưởng để cho chúng sanh hiến dâng năng lực để vươn đến. Rõ ràng, đây là một nét đặc thù trong pháp môn phương tiện thiện xảo (upàya-kaúsalya) nhằm mục đích truyền bá giáo lý của Ðức Phật giữa hai truyền thống Phật giáo. Do vậy người ta đừng hy vọng tìm ra một điều gì khác nhau trong lãnh vực tinh thần giáo lý giữa hai khuynh hướng Phật giáo này. Việc hệ thống hóa và phổ cập hóa giáo lý giữa quần chúng tín đồ là nét đặc thù thứ hai mà chúng ta có thể nhận thấy được trong quá trình phát triển triết học Phật giáo. Trong Phật giáo Thương Tọa Bộ, mục tiêu của Bồ Tát là nhắm đến việc đoạn trừ các nguyên nhân chính gây ra khổ đau; đó là khát ái, sân hận, ngu si, nhằm để chứng đắc giải thoát sau cùng (Niết Bàn) ngang qua nhiều phương pháp tu tập. Tất nhiên, kết quả hành trì thật sự luôn tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi cá nhân mà qua đó người ta có thể đạt được một cấp độ giải thoát tâm linh nhất định nào đó, với điều kiện là sức dụng công của hành giả ấy phải tương đương với các loại thiền định khác nhau như đã được đề cập rất nhiều nơi trong kinh tạng Nikàya. Tuy nhiên, theo thời gian, số phương pháp tu hành trên dường như đã bị tín đồ Phật giáo xao lãng, đặc biệt là vào thời điểm Phật giáo Bắc Truyền (Mahàyàna) ra đời. Rõ ràng, những bậc tôn sư Phật giáo nhận biết được một số chướng duyên như thế đã khởi sinh trong hàng ngũ Phật tử, do vậy họ đã hệ thống hóa, phổ cập hóa và đơn giản hóa nhiều phương pháp tu hành đưa đến sự chứng đắc những cấp độ tâm linh tương ứng với các loại thiền định theo quan điểm mới của Bắc Truyền Phật giáo, và cuối cùng đưa đến quả vị Phật. Trước tiên, mục đích của bước cải tiến này là nhằm để lôi cuốn giới tín đồ thuần thành khiến họ không bỏ Phật giáo, và tiếp đến là cập nhật hóa phương pháp hành trì nhằm phù hợp với một vài đổi thay đang vận hành trong ý nghĩa của lý tưởng Bồ Tát như đã được bàn luận trước đây. Trong thực tế, sự hệ thống hóa và đại chúng hóa phương cách hành trì Bồ Tát đạo có thể đã đưa đến tiến trình sáng tác mạnh mẽ tạng giáo lý về Bồ Tát thừa, về sau gọi là Ðại thừa. 

---o0o---


Ba La Mật Ða hay Ðộ


Thuật ngữ ‘Pàramìta’ (Ba La Mật Ða hay Ðộ) được T.W Rhys Davids và W. Stede dịch là sự toàn thiện, sự hoàn toàn, trạng thái cao nhất, và họ cho rằng từ này có nguồn gốc từ chữ parama (mà không phải từ chữ Para với căn gốc i). Theo ý kiến của học giả Har Dayal, ngang qua sự giải thích của họ từ việc kết hợp hai chữ param, có ý nghĩa là bờ bên kia, bờ xa hơn, và ita từ căn gốc ‘i’ có nghĩa là vượt qua, đi tới; các học giả như Bohtling and Roth, Monnier William, E. Burnouf, B. Hodgson đã giải thích sai thuật ngữ Pàramìta. Har Dayal nói thêm rằng từ tương đương của tiếng Trung Hoa và Tây Tạng của thuật ngữ Pàramìta là ‘độ’ và “pha-rol-tu-phyin-pa” với ý nghĩa tương ứng của chúng là ‘vượt qua bờ bên kia’ ‘phương tiện để vượt qua’, ‘đến bờ bên kia’ cũng bị dịch sai và hiểu sai, bởi vì các quan điểm trên có vẻ muốn nói rằng ‘pàramìta’ có gốc từ chữ ‘para’. Còn đối với D.T Suzuki, Pàramìta có thể có nghĩa hoặc là ‘đạt đến bờ bên kia’, hay ‘sự toàn thiện’. Trong khi ấy, bộ Bách Khoa Tôn giáo định nghĩa rằng danh từ Pàramìta của tiếng Pàli và Sanskrit với ý nghĩa là ‘sự toàn thiện’, bắt nguồn từ tĩnh từ Parama, có nghĩa là “cao cả, hoàn hảo, toàn thiện”. Theo giải thích của bộ Bách Khoa Tôn giáo, Thượng Tọa Bộ (Theravàda) đã kiên quyết hiểu Pàramìta trong cách này; bên cạnh ấy, họ cũng thường sử dụng một thuật ngữ khác có nguồn gốc từ chữ parami như là từ đồng nghĩa. Trái lại, truyền thống Phật giáo Bắc Truyền (Mahàyàna) đã phân tích thuật ngự này là sự bao gồm của hai chữ: Para+mita, với ý nghĩa “đi đến bờ bên kia”, để chỉ rõ tính chất của nó là sự phối hợp của tiến trình tâm linh.

Ðặt việc tranh cãi về từ nguyên học mà dường như ý kiến của học giả Har Dayal chiếm ưu thế sang một bên, người ta có thể nói rằng ý nghĩa có vẻ hợp lý của thuật ngữ Pàramìta sẽ là “đến bờ bên kia hay vượt qua bờ bên kia”. Ý nghĩa này dường như cũng rất phổ cập trong quần chúng Phật tử Bắc Truyền, đặc biệt là ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.



Thông thường giới Phật tử Bắc Truyền thường nghĩ rằng giáo lý Pàramìta, trước tiên dẫn đến quả vị Bồ Tát, sau đó quả vị Phật, là phương pháp tu tập mới của Phật giáo do chư tổ sư của các thời đại về sau sáng tác. Tuy nhiên, trong thực tế có hai khuynh hướng tư tưởng khác nhau liên quan đến vấn đề vừa nêu trên. Nhóm thứ nhất nhận định rằng giáo lý Pàramìta (Ba La Mật) là một trong những dấu ấn mang tính chất đặc thù để phân biệt Phật giáo Ðại Thừa (Mahàyàna) với Phật giáo Tiểu Thừa (Hìnayàna). Trái lại, sự nghiên cứu của nhóm thứ hai cho thấy rằng không có gì mới mẻ trong giáo lý sáu pàramìta (sáu Ba-la-mật hay lục độ này); vì tất cả tiết mục của sáu pàramìta đã được tìm thấy trong các kinh điển xa xưa của Phật giáo Nguyên Thủy (Early Buddhhhhism). Quan trọng hơn nữa, theo ý kiến của nhóm thứ hai, trong Phật giáo không có gì thực sự được sáng tạo, nhưng những gì có vẻ như là được sáng tạo về sau vật chất chỉ là sự mô phỏng tinh tế về các ý tưởng đã hiện hữu trước đó. Những nỗ lực vĩ đại luôn luôn được đầu tư nhằm làm phát triển tính tương tục của giáo lý và sự chuyển giao thích hợp từ thế hệ tổ sư này sang thế hệ tổ sư khác.

Ban đầu chỉ có sáu loại pàramìta, đó là (1) bố thí (dana), (2) trì giới (síla), (3) nhẫn nhục (ksàti), (4) tinh tấn (vìrya), (5) thiền định (dhyna), và (6) tuệ (pràjnã). Nhưng theo biến chuyển của thời gian, về sau bốn loại pàramìta được thêm vào, gồm: (1) phương tiện hay phương tiện thiện xảo (upàya hay uàya-kaúsalya), (2) thệ nguyện (pranidhan), (3) lực (bala), và (4) trí (jnana). Tại đây, chúng ta cần phải xem xét lại một trong bốn loại pàramìta được triển khai một cách có hiệu quả trong các thời đại về sau, tức phương tiện thiện xảo (upàya-kaúsalya); vì nó vốn bị nhiều người, bao gồm cả giới học giả cũng như các nhà Phật học hiểu nhầm. Có lẽ là không hoàn toàn chính xác khi người ta chủ trương rằng khái niệm ‘phương tiện thiện xảo’ là một trong những tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Bắc Truyền (Mahàyàna); thuật ngữ này đầu tiên được dùng rộng rãi trong kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika), và ‘phương tiện thiện xảo’ (upàya-kaúsalya) là từ kết hợp, vốn được dựa vào cách sử dụng của ngôn ngữ Trung Hoa và Nhật Bản. Nghiên cứu của bộ Bách Khoa Tôn giáo cho chúng ta thấy rằng thuật ngữ upàya hay upàya-kaúsalya (phương tiện hay phương tiện thiện xảo) đã thực sự xuất hiện trong kinh điển của Thựơng Tọa Bộ (Theravàda), và trong một số bộ luận về sau. Kinh Trường Bộ và kinh Tăng Chi đã nói đến ba loại thiện xảo: (1) thiện xảo trong việc đi vào (aya); (2) thiện xảo trong việc đi ra (apàya); (3) và thiện xảo trong việc tiếp cận hay đến gần (upàya). Trong khi ấy, theo học giả Richard. F. Gombrich, thuật ngữ “upàya-kaúsalya”, được dịch là “thiện xảo trong các phương tiện”, là thuộc kinh điển về sau (tục tạng) nhưng cách ứng dụng về sự khéo léo (thiện xảo) để nhắm đến mục tiêu của nó, tức khả năng làm cho giáo lý khế hợp với trình độ của người nghe, là yếu tố vô cùng quan trọng đã hàm chứa trong kinh tạng Pàli. Trong sự kiện liên hệ với giáo lý upàya-kaúsalya, thực ra chúng ta không những đã thảo luận đến các lý lẽ vừa đề cập ở trên, mà còn minh chứng nó bằng chính những lời dạy của Ðức Phật trong chương thứ hai. Tuy nhiên, vì tầm mức quan trọng và ý nghĩa của nó, có lẽ chúng ta cần phải tìm hiểu lại một cách tỉ mỉ các chi tiết được ghi lại trong kinh tạng Pàli về vấn này. Rõ ràng, hầu hết các học giả thường có khuynh hướng thừa nhận nguồn gốc của thuật ngữ upàya hay upàya-kaúsalya là bắt đầu từ kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika), đặc biệt ở chương thứ hai của kinh với tựa đề “Phẩm Phương Tiện”, trong đó ý nghĩa của upàya-kaúsalya (phương tiện thiện xảo) được giải thích ngang qua giáo lý Tam thừa (Triyàna), tức Thanh Văn thừa (Sravaka-yàna), Duyên Giác thừa (Pratyekay-Buddha-yàna), và Bồ Tát thừa (Bodhisattva-yàna) nhằm để đáp ứng vô số căn cơ khác nhau của thính giả. Nhưng người ta cũng cần phải lưu ý rằng tinh thần của giáo lý đó không khác với tinh thần của kinh tạng Nikàya, cụ thể là kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanasuttam) thuộc kinh Trung Bộ. Theo nội dung kinh Thánh Cầu, sau khi quan sát và hiểu rõ nghiệp lực khác nhau của chúng sanh ngang qua hình ảnh của ba loại hoa sen trong hồ sen gần Bồ đề đạo tràng, Ðức Phật đã quyết định thuyết giảng diệu pháp tùy theo căn cơ, trình độ của từng đối tượng nghe pháp. Giả dụ lý luận trên có thể chưa đủ sức thuyết phục, nhưng cách so sánh ba loại sen với luận thuyết của bộ Bách Khoa Tôn giáo và giải thích của Richard F. Gombrich cũng cung cấp một vài cơ sở cho mối quan hệ với thuật ngữ đặc biệt “upàya-kaúsalya” và giáo lý Tam Thừa (Triyàna) của Kinh Pháp Hoa. Nói cách khác, chúng ta có thể nói rằng giáo lý Bồ Tát với những pháp môn tu tập (pàramìta) và các cấp độ chứng độ khác nhau (bhùmis), trực tiếp hay gián tiếp, đã được đề cập trong văn điển Pàli, và về sau chúng được phát triển một cách khéo léo nhằm phù hợp với hoàn cảnh và môi trường cụ thể của lịch sử vì mục đích bảo tồn và phát triển giáo lý Phật giáo. 

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương