Khóa luận tốt nghiệp gvhd: Th. S hoàng Thị Kim


Vai trò chu trình bán hàng - thu tiền



tải về 0.88 Mb.
trang13/44
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích0.88 Mb.
#55687
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   44
tailieuchung pham thi thom 434-1
Ôn tập chương 6

Vai trò chu trình bán hàng - thu tiền


Chu trình bán hàng - thu tiền có vai trò rất lớn, là một bộ phận có liên quan đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC, là giai đoạn cuối cùng đánh giá toàn bộ kết quả của một chu kỳ hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Đối với kiểm toán nội bộ, việc thực hiện tốt quy trình kiểm toán này sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực, nâng cao hiệu quả kiểm toán, đưa ra kiến nghị hợp lý và cung cấp thông tin trung thực về tình hình kinh doanh, tiêu thụ của đơn vị.

Đối với đơn vị được kiểm toán, sẽ giúp cho ban lãnh đạo thấy được những sai sót, yếu kém cần khắc phục về kế toán cũng như quản lý phần hành này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.


Đối với nhà nước, để các cơ quan hữu quan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, có chính sách hợp lý hơn để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
      1. Chu trình bán hàng - thu tiền


Thông thường với một số doanh nghiệp, những biểu hiện cụ thể của mỗi chức năng và bộ phận đảm nhiệm chức năng đó có khác nhau song chung nhất chu trình bán hàng - thu tiền đều bao gồm các chức năng chính sau:

  1. Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng

Người mua đặt hàng có thể thông qua ĐĐH, phiếu yêu cầu mua hàng, yêu cầu qua thư, fax, điện thoại và sau đó là hợp đồng về mua - bán hàng hoá, dịch vụ… Về pháp lý, đó là việc bày tỏ sự sẵn sàng mua hàng hoá theo những điều kiện xác định. Do đó, có thể xem đây là điểm bắt đầu của toàn bộ chu trình. Trên cơ sở này, người bán có thể xem xét để đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hoá đơn bán hàng.

  1. Xét duyệt bán chịu

Việc xét duyệt bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng nhưng cũng gặp khá nhiều rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.Vì thế việc bán chịu cần được xem xét chặt chẽ.
Trước khi đi đến quyết định bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét từng khách hàng cụ thể, khả năng nợ tối đa của từng khách hàng để từ đó đưa quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Tuy nhiên quyết định này cần phải tính toán trên sự cân đối lợi ích của cả hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán.

  1. Chuyển giao hàng hóa

Là chức năng vận chuyển hàng hoá đến người mua, chuyển giao quyền sở hữu. Đây là điểm bắt đầu của chu trình nên thường là điểm chấp nhận được ghi sổ bán hàng. Vào lúc giao hàng chứng từ vận chuyển cũng được lập. Chứng từ vận chuyển thường là hóa đơn hoặc vận đơn. Các Công ty có quy mô lớn, diễn biến thường xuyên về nghiệp vụ bán hàng thường lập sổ vận chuyển để cập nhật các chứng từ vận chuyển.



  1. Lập hóa đơn và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng

Hoá đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã số lượng, giá cả hàng hoá gồm cả giá gốc hàng hoá, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thuế giá trị gia tăng. Hóa đơn được lập thành 3 liên: Liên 2 gửi cho khách hàng, liên 1 và liên 3 lưu lại ghi sổ và theo dõi thu tiền. Việc gửi hóa đơn tính tiền cho người mua, ghi rõ nghiệp vụ bán hàng vừa là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền, thời hạn thanh toán của từng nghiệp vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu.

  1. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền

Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng và ghi sổ kế toán về các nghiệp vụ này cần thực hiện chức năng thu tiền cả trong điều kiện bình thường và không bình thường. Cần xem xét và đảm bảo rằng tất cả số tiền thu được đã vào nhật ký thu tiền, sổ quỹ và các sổ chi tiết. Tiền mặt thu được cần gửi vào ngân hàng một lượng hợp lý. Đối với trường hợp thu tiền qua ngân hàng thì phải đảm bảo số tiền nhận được là của khoản phải thu, chứng từ ghi sổ là phiếu thu hoặc giấy báo Có.

  1. Xử lý và ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu xảy ra khi người mua không thỏa mãn về hàng hóa nhận được và thường là do hàng gửi đi có khuyết tật sai với hợp đồng. Khi đó người bán có thể nhận lại hàng hoặc giảm giá cho lô hàng đó so với trên cơ sở thỏa thuận được với bên mua. Trường hợp này phải lập bảng tổng ghi nhớ hoặc thư báo Có hoặc hóa đơn chứng minh cho việc ghi giảm các lô hàng trên đồng thời ghi chép đầy đủ và kịp thời vào nhật ký hàng bị trả lại và các khoản bớt giá, sổ phụ của Công ty.

  1. Thẩm định và xoá sổ khoản phải thu không thu được

Có nhiều nguyên nhân khiến các khoản phải thu của doanh nghiệp không thu được tiền vì thế phải có bộ phận thẩm định tìm hiểu lý do không thu được tiền. Sau khi thẩm định thấy các khoản này là khó hoặc không có khả năng thu được do Công ty khách hàng bị phá sản hoặc vì một lý do nào đó cần chuyển thành nợ khó đòi hoặc xóa sổ các khoản này.



  1. Lập dự phòng nợ khó đòi

Trường hợp khách hàng không trả được nợ của Công ty thì cần phải lập dự phòng các khoản này. Vào cuối niên độ kế toán, dựa vào quy định của BTC và số tiền nợ quá hạn kế toán lập dự phòng các khoản phải thu quá hạn. Căn cứ để ghi nhận nợ phải thu khó đòi:

  • Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, đã đòi nhiều lần những vẫn không thu được.

  • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.


      1. tải về 0.88 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương