Khóa luận tốt nghiệp gvhd: Th. S hoàng Thị Kim



tải về 0.88 Mb.
trang16/44
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích0.88 Mb.
#55687
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44
tailieuchung pham thi thom 434-1
Ôn tập chương 6
Mục tiêu KSNB chu trình bán hàng - thu tiền

Theo Trần Thị Giang Tân (2012), Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, chu trình bán hàng - thu tiền trong doanh nghiệp cần phải tuân thủ những mục tiêu sau:

  • Tính căn cứ hợp : Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải có căn cứ hợp

lý, không có các nghiệp vụ “Ma” trong sổ sách kế toán.



  • Sự phê chuẩn: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải được phê chuẩn đúng đắn từ các cá nhân có liên quan tránh tình trạng gây thất thoát tài sản doanh nghiệp.

  • Tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền đã phát sinh đều phải được ghi sổ. Mục tiêu này yêu cầu tất cả doanh thu phát sinh hợp lý phản ánh đầy đủ không bị bỏ sót. Nếu mục tiêu này không được tuân thủ sẽ ảnh hưởng đến BCTC và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Sự đánh giá và tính toán: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền phải được đánh giá và tính toán đúng đắn. Thể hiện ở khoản tiền thu được đúng với số tiền trên hoá đơn, phiếu thu; phải được kiểm tra, đối chiếu hợp đồng kinh tế hay ĐĐH tương ứng.

  • Sự phân loại: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền đều phải đựơc phân loại đúng đắn, rõ ràng từng nội dung.

  • Tính đúng kỳ và kịp thời: Doanh thu phản ánh đúng kỳ, các khoản tiền thu được phản ánh chính kịp thời tại thời điểm phát sinh.

  • Quá trình chuyển sổ tổng hợp: Các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền được ghi

chép đúng đắn vào các sổ chi tiết đã mở và tổng hợp chính xác.

        1. Thủ tục KSNB đối với chu trình bán hàng - thu tiền

  1. Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng

  • Phân chia trách nhiệm giữa xét duyệt và thực hiện bán hàng.

  • Xác minh lại ĐĐH.

  • Xây dựng quy trình uỷ quyền, xét duyệt nghiệp vụ: Kiểm tra ĐĐH, HTK trước

khi chấp nhận bán hàng; kiểm tra tài chính, tín dụng khách hàng; duyệt lệnh bán hàng.

  • Cập nhật chính xác và kịp thời dữ liệu HTK và công nợ khách hàng.

  • Phê chuẩn các phương thức bán chịu.

  • Trường hợp các ĐĐH đặc biệt phải có sự phê duyệt riêng.

  • Trong tất cả các trường hợp, việc phê chuẩn phải để lại dấu vết như làm dấu, ký

nháy hay lập Phiếu xác nhận ĐĐH đánh số thứ tự trước và lập thành nhiều liên.

  1. Xét duyệt bán chịu

  • Quyết định hạn mức tín dụng và lưu thành văn bản.

  • So sánh ĐĐH và hạn mức tín dụng của từng khách hàng.

  • Làm dấu, ký tên để xác nhận việc phê duyệt bán chịu trên ĐĐH.




  1. Chuyển giao hàng hóa

  • Phiếu xuất kho được gửi đến cho thủ kho điền số lượng thực xuất.

  • Thủ kho chỉ được xuất kho khi phiếu xuất kho đã có sự phê duyệt.

  • Đếm, kiểm tra hàng trong quá trình xuất kho, giao hàng.

  • Hạn chế tiếp cận HTK, tiến hành kiểm kê kho hàng.

  • Việc ghi sổ và kiểm tra việc ghi sổ phải tách biệt với việc bảo quản hàng hóa.

  • Phòng vận chuyển khi nhận được hàng từ kho phải kiểm tra sự khớp đúng giữa

số hàng nhận được với ĐĐH và Phiếu xuất kho đã được phê duyệt.

  • Phân ly trách nhiệm vận chuyển hàng với việc phê duyệt và điền Phiếu xuất kho

  • Phiếu vận chuyển được lập làm nhiều liên và được đánh số thứ tự trước.

  1. Lập hóa đơn và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng

  • Lập hóa đơn và gửi hóa đơn cho khách hàng

  • Trước khi lập hóa đơn phải kiểm tra sự khớp đúng giữa ĐĐH với phiếu xuất

kho, phiếu vận chuyển đã được phê duyệt do các bộ phận khác gửi tới.

  • Ghi các dữ liệu cần thiết vào hóa đơn.

  • Trước khi hóa đơn được gửi đi, cần có sự kiểm tra độc lập về giá và sự chính

xác của hóa đơn.

  • Đối chiếu số tổng cộng trên Phiếu vận chuyển với số tổng cộng trên hóa đơn.

  • Tất cả hóa đơn được lập phải đánh số thứ tự trước.

  • Ghi sổ nghiệp vụ bán hàng

  • Bộ phận kế toán ghi sổ phải tách biệt với các bộ phận còn lại.

  • Việc ghi sổ Nhật ký bán hàng, chi tiết phải thu khách hàng 2 người thực hiện.

  • Khi ghi sổ phải có đầy đủ chứng từ gốc.

  • HĐBH được đánh số trước. Đồng thời kế toán phải kiểm tra sự khớp đúng giữa HĐBH với các nghiệp vụ trên Nhật ký bán hàng.

  • Độc lập đối chiếu số dư định kỳ trên Sổ cái tổng hợp với sổ chi tiết.

  • Sử dụng một sơ đồ tài khoản đầy đủ và đúng đắn.

  • Một người độc lập lập Bảng đối chiếu tiền hàng, gửi đến cho mỗi khách hàng.

  1. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền

  • Thu tiền mặt trực tiếp




  • Phân cách nghiệp vụ bán hàng và thu tiền.

  • Sử dụng thiết bị thu tiền.

  • Đối chiếu các chứng từ gốc trước khi lập Phiếu thu.

  • Phiếu thu được đánh số thứ tự trước và có nhiều liên.

  • Phiếu thu phải được phê duyệt bởi kế toán trưởng và Giám đốc. Cuối ngày, kế toán có trách nhiệm lập bảng kê thu tiền để làm căn cứ ghi sổ kế toán.

  • Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu đã được duyệt, tiến hành thu tiền và ghi số thực

tế đã nhập quỹ trước khi ký tên và yêu cầu người nộp ký tên.

  • Có sự kiểm tra độc lập giữa số tiền trên Bảng kê với Sổ quỹ.

  • Thu tiền qua ngân hàng

  • Đính kèm chứng từ chứng minh nghiệp vụ đó vào giấy báo.

  • Phân loại giấy báo theo từng ngân hàng giao dịch và sắp xếp giấy báo theo số

thứ tự liên tục ghi trên giấy báo.

  • Thực hiện đối chiếu giữa số phát sinh trên giấy báo với chứng từ gốc đính kèm.

  • Gửi tiền vào ngân hàng

  • Tất cả tiền mặt thu được phải kịp thời gửi vào ngân hàng

  • Ghi sổ số tiền nộp vào ngân hàng sẽ xác minh nghiệp vụ thu tiền đã xảy ra.

  • Có một nhân viên độc lập kiểm tra sự khớp đúng giữa tiền gửi vào ngân hàng với số tiền ghi trong Bảng kê, giữa Phiếu nộp tiền với Bảng kê hàng ngày (định kỳ).

  • Ghi sổ các khoản thu tiền

  • Phân cách nhiệm vụ ghi sổ Sổ quỹ với kế toán thu tiền.

  • Có nhân viên độc lập kiểm tra việc khớp đúng giữa số tiền đã ghi sổ với Bảng

kê tiền mặt và Bảng sao kê của ngân hàng.

  • Lập bảng cân đối thu tiền và gửi cho khách hàng đều đặn (tuần, tháng hay quý).

  1. Xử lý và ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu

  • Kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân khiếu nại của khách hàng và chất lượng hàng hóa không đảm bảo yêu cầu.

  • Lập bảng các tiêu chuẩn nhận lại hàng bán từ khách hàng.

  • Đối chiếu và kiểm tra hàng hóa với các tiêu chuẩn đã lập trước khi nhận hàng.

  • Kiểm tra số lượng hàng bán bị trả lại trước khi nhập kho.




  • Kiểm tra các chứng từ về hàng bán bị trả lại và các khoản bớt giá đã được phê duyệt đầy đủ và đúng đắn chưa trước khi vào sổ kế toán.

  1. Thẩm định và xóa sổ khoản phải thu không thu được

  • Tiến hành thẩm định, xem xét nguyên nhân các khoản phải thu không thu được.

  • Việc xóa sổ khoản phải thu khó đòi phải được phê duyệt bởi người có đầy đủ

thẩm quyền.

  • Tiến hành xóa sổ nhưng vẫn phải theo dõi trên Tài khoản 004 “Nợ phải thu khó

đòi” để tiếp tục đòi nợ.

  • Đối chiếu sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng với bảng phân tích tuổi nợ để chứng minh việc xóa sổ do khách hàng không trả được nợ là có thật.

  1. Lập dự phòng nợ khó đòi

  • Định kì lập bảng theo dõi tuổi nợ của các khoản nợ từng đối tượng khách hàng nhằm làm cơ sở để trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

  • Xem xét những khách hàng quá hạn mà chưa thanh toán, tiến hành gửi thư thúc nợ, lập dự phòng phải thu khó đòi đồng thời phải điều tra nguyên nhân tại sao khách hàng không trả nợ được.




tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương