Khóa luận tốt nghiệp gvhd: Th. S hoàng Thị Kim



tải về 0.88 Mb.
trang10/44
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích0.88 Mb.
#55687
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   44
tailieuchung pham thi thom 434-1
Ôn tập chương 6
Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm

Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Nó cụ thể hóa về quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị, giúp cho mỗi thành viên phải hiểu rằng họ có nhiệm vụ cụ thể gì và từng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục tiêu. Do đó khi mô tả công việc, đơn vị cần phải thể chế hóa bằng văn bản về những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng thành viên và quan hệ giữa họ với nhau.

  • Chính sách nhân sự

Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát thông qua việc tác động đến các nhân tố khác như đảm bảo về năng lực, tính chính trực và giá trị đạo đức.



        1. Đánh giá rủi ro (Risk Assessment)

Đối với mọi hoạt động của một đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát tất cả. Vì vậy, các nhà quản lý phải dựa trên những mục tiêu đã được xác định của đơn vị, nhận dạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu của đơn vị không đạt được và phải cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây nên.

  • Xác định mục tiêu của đơn vị

Xác định mục tiêu bao gồm việc đưa ra sứ mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lược cũng như những chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc xác định mục tiêu có thể được thực hiện qua việc ban hành các văn bản hoặc đơn giản hơn qua nhận thức và phát biểu hàng ngày của người quản lý.

  • Nhận dạng rủi ro

Rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Ở mức độ toàn đơn vị, nhân tố làm phát sinh rủi ro như sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu của khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi trong các chính sách của Nhà nước, trình độ nhân viên không đáp ứng yêu cầu hoặc thay đổi cán bộ quản lý. Trong phạm vi từng hoạt động như bán hàng, mua hàng, kế toán...rủi ro có thể phát sinh và tác động đến bản thân từng hoạt động trước khi gây ảnh hưởng dây chuyền đến toàn đơn vị. Để nhận dạng rủi ro, người quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng các phương tiện dự báo, phân tích các dữ liệu quá khứ, rà soát thường xuyên đến các hoạt động.

  • Phân tích và đánh giá rủi ro

Quy trình phân tích và đánh giá rủi ro thường bao gồm những bước sau đây: Ước lượng tầm cỡ của rủi ro qua ảnh hưởng có thể có của nó đến mục tiêu đơn vị, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng để đối phó với rủi ro.
Trong kế toán, có thể kể những rủi ro đe dọa sự trung thực và hợp lí của BCTC như ghi nhận các tài sản không có thực, đánh giá tài sản và các khoản phải trả không phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán; khai báo không đầy đủ thu nhập và chi phí; trình bày những thông tin tài chính không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán.



        1. Hoạt động kiểm soát (Control Activities)

Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi các hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang, có thể gặp phải.

  • Phân chia trách nhiệm đầy đủ

Phân chia trách nhiệm là không cho phép một thành viên nào được giải quyết
mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc.
Mục đích của phân chia trách nhiệm nhằm để các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, giảm cơ hội cho bất kì thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu diếm sai phạm của mình.
Phân chia trách nhiệm đòi hỏi phải tách biệt giữa các chức năng sau:

  • Chức năng bảo quản tài sản với chức năng kế toán.

  • Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản.

  • Chức năng thực hiện nghiệp vụ với chức năng kế toán.
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương