Kỷ YẾu hội thảo khoa học quốc gia


Thương mại dịch vụ; hành chính công và phát triển bền vững



tải về 260.3 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2022
Kích260.3 Kb.
#53607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

3.2.2. Thương mại dịch vụ; hành chính công và phát triển bền vững
FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, mua 
sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và 
môi trường.
Một trong những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại là giúp các nước thành 
viên như Việt Nam xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ tích cực 
trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Các FTA này 
sẽ hoàn thiện thể chế theo hướng cải thiện cơ chế điều hành kinh doanh, tạo ra môi 
trường kinh doanh mới với những đặc trưng: thuận lợi, thông thoáng hơn, minh bạch 
hơn và dễ dự đoán hơn trước đây. Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, kết hợp với 
những cơ hội mới được mở ra trên thị trường xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, cả 
đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh 
nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn. 
Những tiêu chuẩn về quản trị công và chính sách phát triển bền vững hay lao động 
và môi trường của FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách, kiện 
toàn bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ 
tục trên cơ sở tăng cường trách nhiệm, kỷ luật của các bên liên quan.
Những cam kết của các FTA thế hệ mới là cơ hội để Việt Nam và các quốc gia 
thành viên xây dựng phát triển toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa 
xã hội theo hướng đảm bảo quyền tự quyết của quốc gia, trên cơ sở tăng tính cam kết 
và mức độ chịu trách nhiệm.


66
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
3.3. Tác động của FTA thế hệ mới
3.3.1. Tác động tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tĩnh của FTA
Tác động tĩnh hay còn gọi là tác động thương mại. Khi ký các FTA, các thành viên 
sẽ được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan. 
Với việc này, xuất hiện tình trạng có hàng hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với 
hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí sản xuất cao hơn. Tác động thương mại 
được thể hiện ở tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại
Trong đó, tạo lập thương mại là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao 
của một nước thành viên bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ một nước thành viên khác do 
kết quả của tự do hóa thương mại trong khối; chuyển hướng thương mại diễn ra khi 
hàng nhập khẩu từ một nước không phải thành viên trong liên minh thuế quan (nhưng 
sản xuất hiệu quả hơn) bị thay thế bởi hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một 
nước thành viên do tác động của các ưu đãi trong nội bộ khối.
Tác động tĩnh của FTA sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và cũng vì 
vậy thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước 
thành viên FTA. Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế thậm chí là loại bỏ 
thuế trên nhiều hàng hóa và dịch vụ đã tác động tạo lập thương mại ngày càng mạnh 
mẽ, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, 
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cùng với tác động tạo lập thương mại, việc ký các FTA sẽ tác động làm chuyển 
hướng thương mại. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước khi chưa tham gia 
FTA, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thường theo hướng: đối với các hàng hóa 
có chất lượng tương ứng mà chi phí sản xuất thấp sẽ có năng lực cạnh tranh cao và có 
cơ hội thực hiện các giao dịch xuất khẩu trên phạm vi rộng trong hoạt động thương 
mại quốc tế.
Tuy nhiên, khi tham gia FTA, đặc biệt khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt 
giảm sâu thuế quan và được hưởng các ưu đãi khác, các quốc gia sẽ chuyển sang nhập 
khẩu hàng hóa nội khối, cho dù chí phí sản xuất có cao hơn nhưng vẫn đảm bảo tính 
cạnh tranh về giá của hàng hóa. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam 
thực hiện xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. 
Như vậy, với tác động thương mại của FTA đối với Việt Nam được thể hiện qua: 
tăng vốn đầu tư FDI, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cũng như 
ổn định thị trường tiêu thụ, thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước. Đây cũng chính 
là những nhân tố kinh tế quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể thực hiện mục 


67

tải về 260.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương