Kỷ YẾu hội thảo khoa học quốc gia


Nội dung của FTA thế hệ mới



tải về 260.3 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2022
Kích260.3 Kb.
#53607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

3.2. Nội dung của FTA thế hệ mới
3.2.1. Thương mại hàng hóa
Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên 
thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa 
thương mại, TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại, ROO. Để đánh giá tác 
động của FTA đến thương mại hàng hóa, cần phân tích sự thay đổi của các hàng rào 
thương mại trước và sau khi FTA đó được thực hiện.
Xét về xuất khẩu, các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa 
của các quốc gia thành viên. Trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như Hoa Kỳ hay 
EU. Đây là cơ hội sản phẩm hàng hóa của các nước tăng sức cạnh tranh về giá. Nếu so 
sánh với WTO - các quốc gia thành viên chỉ cam kết cắt giảm thuế, không phải loại bỏ 
thuế, và chỉ áp dụng với một số dòng thuế chứ không phải với hầu hết các dòng thuế 
thì các FTA mang lại những lợi thế hơn hẳn về thuế quan ưu đãi.
Tuy nhiên ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ nội 
khối phù hợp (quy tắc xuất xứ - ROO). Hàng hóa đáp ứng ROO sẽ được cấp CO ưu 
đãi, là căn cứ pháp lý quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Mục đích của 
ROO là giúp cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương 


65
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019
Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng
mại. Như vậy, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam muốn được hưởng thuế suất 0% khi 
xuất khẩu sang các nước FTA thành viên thì sản phẩm phải đạt mức tiêu chuẩn 40% 
nguyên vật liệu có xuất xứ sở tại hoặc xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA. 
Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước thực hiện sản xuất các nguyên 
phụ liệu hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên FTA. Mặt khác chính các cam 
kết về quy tắc xuất xứ là yếu tố kích thích đầu tư FDI. Theo công bố Báo cáo của 
Tổng cục Thống kê, năm 2018 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 25,6 
tỷ USD. Vốn FDI giải ngân là 19,1 tỷ USD. Như vậy, chính các cam kết FTA đã tạo 
cơ hội để doanh nghiệp trong nước trở thành một thành tố, một mắt xích trong dây 
chuyền cung ứng các sản phẩm, nguyên liệu cũng như giúp nền kinh tế thu hút dòng 
vốn FDI.

tải về 260.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương