Kỷ YẾu hội thảo khoa học quốc gia


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019



tải về 260.3 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2022
Kích260.3 Kb.
#53607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019
Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng
tiêu “kép” vừa tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định vĩ mô nền kinh tế trong thời gian quan 
cũng như thời gian tới.
Để tạo hiệu ứng tốt từ những tác động thương mại của FTA đối với nền kinh tế Việt 
Nam cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến tác động này. Cụ thể:
Thứ nhất, phạm vi, mức độ và hình thức liên kết của Việt Nam với các FTA. Số 
lượng các quốc gia thành viên trong FTA càng nhiều thì FTA đó càng có khả năng 
tạo thị trường với quy mô lớn, làm giảm chệch hướng thương mại, tăng tác động tạo 
lập thương mại. Tuy nhiên, càng có nhiều thành viên, sự khác biệt giữa các quốc gia 
càng lớn, việc làm cho hài hòa hóa các chính sách sẽ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, 
các quốc gia trong đàm phán FTA cần có những định hướng trong cơ chế, chính sách 
phát triển. Đối với Việt Nam, CPTPP chính thức có hiệu lực từ năm 2019 sẽ thúc đẩy 
xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt 
Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị 
trường nguyên liệu truyền thống. Đây chính là cơ sở để có những dự báo lạc quan 
về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019. Theo đó, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 
1/1/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đã đặt mục tiêu tăng trưởng 
GDP khoảng 6,8%; Tốc độ tăng CPI dưới 4% thay vì ước khoảng 4%. Tổng vốn đầu 
tư toàn xã hội so với GDP 34%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 
8 - 10% cao hơn Quốc hội giao. Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 42 - 43 tỷ USD; tốc 
độ tăng tổng mức bán lẻ dịch vụ 12%.
Thứ hai, lợi thế so sánh và cơ cấu thương mại. Lợi thế so sánh của các nước thành 
viên trong FTA càng lớn thì cơ hội mở rộng thương mại giữa các nước và phúc lợi xã 
hội sẽ gia tăng tương ứng sau khi FTA được hình thành. Cơ cấu thương mại giữa các 
nước càng bổ sung lẫn nhau thì FTA có khả năng thúc đẩy gia tăng thương mại giữa 
các bên càng cao, tăng tạo lập thương mại. Việt Nam tham gia các FTA với việc dỡ bỏ 
các hàng rào bảo hộ, lợi thế tương đối và phân công lao động sẽ có bước chuyển dịch. 
Với vị trí thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao 
động... sẽ có thể có lợi thế cao trong một số lĩnh vực: Dệt may, giày dép, điện tử, sản 
xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp công nghệ cao... Điều này hứa hẹn mang lại cơ hội 
hợp tác về vốn, về những mô hình, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn 
cho doanh nghiệp Việt Nam từ đó tăng mức đóng góp vào GDP trong nước năm 2019.


68
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tải về 260.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương