Kỷ YẾu hội thảo khoa học quốc gia


 Tác động thúc đẩy và những yếu tố ảnh hưởng đến tác động thúc đẩy của FTA



tải về 260.3 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2022
Kích260.3 Kb.
#53607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

3.3.2. Tác động thúc đẩy và những yếu tố ảnh hưởng đến tác động thúc đẩy của FTA
Tác động thúc đẩy được thể hiện ở những tác động đối với các hàng rào phía sau 
biên giới. Nghĩa là các tác động hướng đến thể chế, cơ chế chính sách hay hệ thống 
pháp lý. Các tác động thúc đẩy chủ yếu nhất của FTA gồm: Tăng năng suất trên cơ sở 
khai thác tính kinh tế của quy mô; cạnh tranh, chuyên môn hóa sản xuất và tính hiệu 
quả; thúc đẩy đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững; tạo 
ra cơ hội hài hòa hóa các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện 
hệ thống pháp lý. Cụ thể, tác động thúc đẩy của FTA thể hiện ở 3 dạng: mở rộng thị 
trường; thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư. 
Tác động thúc đẩy đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Do 
được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành 
viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường. Cũng có nghĩa nhu cầu và 
tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất theo phương thức 
xây dựng và phát triển các doanh nghiệp, đồng thời xét từ góc độ quản lý nhà nước, 
các quốc gia cũng phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện 
cho sự phát triển các doanh nghiệp.
Đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ 
hàng hóa, dịch vụ. Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động 
lớn nhất của FTA. Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các 
quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương 
mại của Nhà nước, không còn khái niệm “sân nhà”. Thách thức đối với họ chính là áp 
lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA 
trên chính thị trường nội địa. 
Các tác động mang tính thúc đẩy tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải 
vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao 
năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Đó là con 
đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp.
Như vậy, ngoài việc tận dụng mọi cơ hội để liên kết, xuất khẩu sang các thị trường 
thành viên, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng những lợi thế sẵn có đối với thị 
trường trong nước về thói quen tiêu dùng, thị hiếu, tập quán, phong tục... để không chỉ 
chú trọng vào xuất khẩu mà còn cần có các giải pháp cạnh tranh để giữ và giành lại thị 
trường trong nước từ các đối thủ nước ngoài. 
Tác động thúc đẩy của FTA còn biểu hiện là hình thành sự lưu chuyển của các 
dòng vốn đầu tư. Do các cam kết bảo đảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đẳng giữa 


69

tải về 260.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương