Kỷ YẾu hội thảo khoa học quốc gia



tải về 260.3 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2022
Kích260.3 Kb.
#53607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của FTA thế hệ mới 
Theo quan niệm truyền thống, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận 
giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại 
về một hoặc một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo 
thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên bên cạnh việc tiếp 
tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài FTA.
Các nội dung mà FTA đề cập đến thường bao gồm: quy định về việc cắt giảm các 
hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm 
thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ.
Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương 
mại thế giới. Nếu trước đây các hoạt động giao dịch chủ yếu là các sản phẩm hàng 
hóa hữu hình, thì ngày nay ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ, phi vật thể. 


63
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019
Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng
Các phương thức giao dịch cũng ngày càng hiện đại, nhiều dịch vụ thương mại mới 
ra đời. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác, chuyển giao công nghệ, 
hoàn thiện hóa thủ tục hải quan... trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các nhà sản 
xuất và phân phối cũng được đẩy mạnh. Do sự phát triển này, việc thỏa thuận giữa các 
quốc gia trong giao thương cũng ngày càng mở rộng nội dung. Nếu FTA truyền thống 
là sự thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa hữu hình, cắt giảm thuế quan và 
cùng nhau thỏa thuận loại bỏ các rào cản phi thuế quan thì phạm vi cam kết của FTA 
hiện đại bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động 
đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương 
mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, 
thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố... Các 
FTA hiện đại này còn được gọi là FTA thế hệ mới, khi có hiệu lực sẽ tác động mạnh 
mẽ tới thể chế của các bên liên quan.
Hội nhập quốc tế là yêu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. 
Việt Nam trong thời gian qua đã tích cực, nỗ lực tham gia vào các Hiệp định thương 
mại tự do, các khu mậu dịch tự do nhằm tạo động lực trong tăng trưởng và phát triển 
kinh tế. Các FTA đã ký kết và có hiệu lực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), 
Hàn Quốc (VKFTA), Liên minh Hải quan (VCUFTA) hay Hiệp định Đối tác toàn diện 
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Đây 
là các Hiệp định “FTA thế hệ mới” toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch 
vụ, điện tử; phòng vệ thương mại; đầu tư; quy tắc xuất xứ; các biện pháp vệ sinh an 
toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); thuận lợi hóa hải quan; hàng rào 
kỹ thuật thương mại (TBT); sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; mua sắm công; phát triển bền 
vững; thể chế và pháp lý... 
Sự phát triển của FTA từ truyền thống đến hiện đại phản ánh quá trình phát triển 
ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất 
trên phạm vi toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại giữa các bên tham gia. Để 
phân biệt FTA thệ hệ mới, thường căn cứ vào các đặc điểm:
Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại. Các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới 
thường xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan. Nghĩa là khi tham gia FTA thế hệ mới, 
nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ... cơ 
bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA.
Thứ hai, phạm vi cam kết. Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không 
chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống mà còn bao gồm các 


64
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên quan đến thương mại 
như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động nhằm tạo môi trường kinh doanh 
minh bạch và cạnh tranh công bằng giữa các thành viên.
Thứ ba, cam kết linh hoạt. Nếu như trong FTA truyền thống lộ trình cắt giảm thuế 
thường kéo dài không quá 10 năm, thì trong các FTA thế hệ mới lộ trình được đẩy 
nhanh hơn. Thông thường lộ trình cắt bỏ hàng rào thuế quan được áp dụng trong vòng 
5 - 10 năm, (trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện 
pháp hạn ngạch thuế quan).
Thứ tư, cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn 
trong quá trình thực thi. Các thảo thuận của FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng 
ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp 
tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. 
Thứ năm, các FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các 
tranh chấp phát sinh. Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp 
bằng việc Nhà nước kiện Nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện Nhà nước mà các FTA thế 
hệ cũ không có. 

tải về 260.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương