KỸ NĂng sinh tồn survival skills


PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ RẮN CẮN



tải về 17.16 Mb.
trang44/53
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích17.16 Mb.
#36026
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   53

PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ RẮN CẮN

Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tỉnh, càng ít cử động chỗ rắn cắn càng tốt, nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được).



Ap dụng năm giai đoạn “phương pháp cấp cứu người bị rắn cắn” của trại rắn “Đồng Tâm” như sau:

  1. Đặt garrot cách phía trên vết cắn từ 3-5 cm. Để khoảng một giờ thì tháo ra khoảng một phút.

  2. Tẩy nọc tại chổ bằng nước (nước xà phòng, nước có chất chua, chất chát…)

  3. Rạch rộng hai đường tại vết cắn.

  4. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng.

  5. Đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt



Chú ý: Nếu vết cắn đã trên nửa giờ thì không cần phải hút, vì không lợi ích gì, đôi khi còn hại thêm.
TRƯỜNG HỢP Ở XA BỆNH VIỆN

Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc. Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...


Đề phòng rắn cắn

Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:

- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống

- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rậm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.

- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...

- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.

- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.

- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.


CÁ SẤU VÀ THẰN LẰN HẠT (Gila monster)

Trong lớp bò sát, còn có hai loài có thể gây nguy hiểm cho chúng ta là cá sấu và thằn lằn hạt


Cá Sấu

Các loài cá sấu (lớn hay nhỏ) thường sinh sống trong những vùng hoang vu trên thế giới, trong các đầm lầy, các dòng sông... và có một loài sấu rất lớn sống ven bờ biển, hoang đảo. Cá sấu ít khi chủ động tấn công người ở trên cạn, trừ khi bị khiêu khích, nhưng nếu các bạn đang vùng vẫy dưới nước là một chuyện khác, nó sẽ trở thành hung thần.



 

Ở Việt Nam các bạn thường gặp 2 loại cá sấu là:



1- Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensi). Là loài sấu nhỏ, dài khoảng 3m, thân màu xám, đầu ngắn và rộng, sống ở nước ngọt.

2- Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus). Loài cá sấu có thể dài hơn 8m, thân màu vàng có xen lẫn vảy đen, đầu dài và thuôn, sống ở vùng nước mặn, ven biển.

Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách là ngắn, thậm chí là ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng.

Để đề phòng, các bạn không nên tắm giặt ở những bờ sông có nhiều lùm bụi, và nếu bị tấn cống thì các bạn chống trả bằng cách dùng gậy đánh vào yếu huyệt của chúng là mắt và sống mũi, nó sẽ bỏ chạy.


Thằn lằn hạt (gila monster)

Chỉ thấy ở vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico. Loài thằn lằn có nọc độc này khi cắn cũng gây chết người như các loài rắn độc. Xử lý cũng như khi bị rắn độc cắn

LƯU Ý: Các loài bò sát (kể cả những loài có nọc độc) đều có thể ăn được và rất ngon. Tuy nhiên khi làm các bạn cũng cần cẩn thận khi làm thịt. Nên chặt bỏ đầu (nhất là rắn) , chôn sâu xuống đất để phòng dẫm phải.



ĐỘNG VẬT NHỎ, SÂU BỌ, CÔN TRÙNG.

Con Cóc

Cóc là một trong những loài động vật thuộc lớp ếch nhái (Amphibia), bộ Anura, họ Bufonidae, rất phổ biến ở nước ta. Loài cóc có các tuyến trên da bài tiết ra chất nhầy màu trắng, dính keo, dân gian còn gọi là "nhựa cóc" - đây là hỗn hợp độc tố có khả năng gây ảo giác, nghẽn mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn.



Ở người, hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Tuy nhiên, khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng . . . có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng; nhưng chỉ khi chất nhầy này được hấp thụ qua đường tiêu hóa thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.



Chế biến thịt cóc

Chọn những con cóc to (khoảng 80-100 gr) màu xám hay vàng (theo kinh nghiệm dân gian, không dùng những con có mắt đỏ, gọi là cóc tía, vì loại này rất độc) rửa sạch, để khô. Dùng dao sắc chặt bỏ đầu (phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), lột da (theo kinh nghiệm cá nhân, nên lột từ dưới chân ngược lên, dễ hơn là lột từ trên cổ xuống) chặt bỏ cả 4 bàn chân. Dùng dao nhọn khoét bỏ hậu môn (nằm phía cuối xương cùng), nếu để sót cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi loại bỏ hết ruột gan (cẩn thận không để cho mật bị giập, rất nguy hiểm), nhất là trứng. Thả vào chậu nước muối (20-30 gr/1 lít nước), ngâm khoảng 60 phút, vớt vào rổ, để thật ráo.

Khi chế biến cần phải:

- Tránh nhựa (mủ) bắn vào mắt người làm (đeo kính bảo hộ).

- Tránh nhựa còn sót lại trong thịt cóc do không rửa kỹ, nhiều lần, sẽ ngộ độc

- Trứng và mật cóc rất độc, tránh làm vỡ, để dính, sót trứng cóc trong thịt, cũng sẽ ngộ độc, nguy đến tính mạng.


Nhện độc

Trong các loài côn trùng độc, có lẽ nhện là con vật mang mầm độc cao nhất. Có những con nhện chỉ với một vết cắn bé tí xíu, với một chấm chất độc bằng đầu kim, đủ để giết chết một con người.



Tuy nhiên, trong số 40.000 loại nhện khác nhau, chì có độ 100 loại với nọc độc có khả năng gây khó chịu cho con người, nhưng chỉ có khoảng 10 loại là thật sự nguy hiểm.
Tiêu biểu nhất là “Góa phụ đen” (Black Widow). Đây không phải là loại nhện độc nhất, nhưng nó đông đúc và phổ biến ở vùng Châu Mỹ.

Chỉ có nhện cái mới đe dọa con người. Ảnh hưởng của vết cắn đến sau 1-2 giờ. Nạn nhân co giật liên hồi và bị ngẹt thở, có khi nạn nhân hoảng loạn thần kinh la hét sợ hãi, cho dù nọc của nó hiếm khi làm chết người nhưng nó vẫn rất nổi tiếng.

Ở Châu Mỹ còn có một loại nhện độc cũng khá đông đúc nữa đó là nhện nâu (Brown Recluse) có nọc độc như “goá phụ đen” và còn gây hoại thư.
Tuy nhiên, hai loài nhện trên cũng còn thua xa loài nhện Funnel-Web ở Sydney nước Úc cả về nọc độc lẫn tính hung hăng của nó

Với bộ nanh dài gần 1 cm, loài nhện cực độc này tấn công mọi sinh vật mà nó gặp trên đường đi. Chỉ vài phút sau khi bị cắn, chất độc sẽ tác dụng lên cơ của nạn nhân, khiến lưỡi bị co thắt, dớt dãi chảy lòng thòng, nạn nhân nôn mửa, toát mồ hôi, khó thở, huyết áp tăng, các bắp thịt quằn quại như thể có đàn rắn nằm dưới da. Với một vết cắn của Funnel- Web, có thể giết chết một em bé sau vài giờ hoặc một người lớn sau vài ngày.





Funnel Web

Ở nước Úc, còn có những loài nhện cực độc khác như (Phoneutia fera) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài Atrax robustus cũng là một trong số 37 loài Funnel Web cực độc... Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể thêm loài nhện Loxosceles ở châu Mỹ, loài Tarantula ở rừng Amazon, tuy ít độc hơn các loài trên, nhưng không kém phần nguy hiểm.




Каталог: images -> ebook -> 2013
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
2013 -> Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ
2013 -> SÔ caáp cöÙu cöÙu thöÔng – CÖÙu hoä phoøng vaø chöÕa beäNH

tải về 17.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương