KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


STT

Nội dung

Địa phương

I- Chính sách xã hội



Chính sách đối với người cao tuổi, hiện nay độ tuổi từ 80 trở lên được hưởng trợ cấp xã hội, nhưng nếu người đó đang hưởng tiền tuất của liệt sĩ, tiền thương binh hoặc tiền hưu trí thì không được hưởng trợ cấp người cao tuổi. Đây là điều chưa hợp lý, cần phải phân biệt rạch ròi giữa chế độ trợ cấp xã hội với chính sách của Nhà nước. Đề nghị Chính phủ xem xét cho các đối tượng này được hưởng chế độ ưu đãi.

Bến Tre, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang



Cử tri kiến nghị chuẩn hộ nghèo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh & xã hội là bất cập vì mức chênh lệch giữa hộ nghèo thành thị và hộ nghèo nông thôn cao (giá cả các mặt hàng tiêu dùng vùng nông thôn thấp hơn thành thị). Nhưng thực tế cho thấy chỉ có thực phẩm là giá thấp còn các mặt hàng khác (công nghệ phẩm) ở nông thôn giá có thể cao hơn thành thị. Vậy, đề nghị Bộ Lao động Thương binh & xã hội xem xét lại vấn đề trên và có hướng điều chỉnh.

An Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Thái Bình



Về dự thảo quy định chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015: cử tri đồng tình với chủ trương nâng mức quy định về thu nhập đối với chuẩn nghèo mới. Tuy nhiên, cần phải có quy định cụ thể về các điều kiện xét hộ nghèo theo nhiều tiêu chí khác (ngoài thu nhập, điều kiện vùng miền) như: quy định về sự điều chỉnh theo tỷ số giá tiêu dùng cho hợp lý để làm cơ sở thống nhất cho việc xem xét thực hiện nhất quán các chính sách liên quan đến giảm nghèo. Tiêu chí xét chuẩn nghèo chưa tính đến yếu tố ngành nghề và thu nhập mang tính ổn định của người dân.

Ninh Thuận, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cao Bằng, Bạc Liêu, Đắc Lắc, Quảng Ngãi



Cử tri phản ánh Luật người cao tuổi có hiệu lực thi hành từ 01/7/2010 nhưng đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề nghị chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm triển khai thực hiện luật người cao tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc người cao tuổi.

Hà Nội, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre



Các đối tượng là công nhân nghỉ thôi việc một lần do sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trước đây theo Quyết định 176/CP tiếp tục đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ vì phần lớn trong số họ khi trở về địa phương không có đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Bình



Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách cho đồng bào là dân tộc Kinh sống lâu năm ở vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng xa, vùng biên giới cũng được cấp thẻ BHYT và các chính sách khác như người dân tộc thiểu số.

Sơn La



Cử tri tiếp tục có ý kiến về vấn đề Bảo hiểm xã hội: bắt đầu từ năm 2010 mức đóng bảo hiểm xã hội tăng từ 20% lên 21,5%, nhưng lại không điều chỉnh mức được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm là không hợp lý. Và đề nghị cấp mai táng phí cho tất cả đối tượng là người cao tuổi khi qua đời, không phân biệt người đó có được hưởng trợ cấp của nhà nước hay không.

Thái Bình



Cử tri kiến nghị cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng hộ cận nghèo về nhà ở, cấp BHYT miễn phí, miễn giảm học phí cho con em họ... vì thực tế cuộc sống hộ nghèo và cận nghèo cũng không chênh lệch nhiều, những hộ cận nghèo, cuộc sống còn rất khó khăn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai



Hiện nay có nhiều hộ rất nghèo, phải ở nhờ trên đất người khác, nhưng không được chủ đất xác nhận bằng văn bản nên họ không được cấp hộ khẩu theo Luật cư trú, do đó, chính quyền địa phương không thể xét và cấp sổ hộ nghèo cho họ. Đề nghị Bộ có hướng dẫn phù hợp để những hộ này được xét cấp sổ hộ nghèo.

Tiền Giang



Nghiên cứu, thay thế hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các hộ nghèo bằng hình thức tạo việc làm ổn định để các hộ nghèo có thể thoát nghèo bền vững trong việc triển khai, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Bắc Kạn, Thái Nguyên



Chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay chưa có tính bền vững, nặng về bao cấp, từ đó làm cho người nghèo chưa có quyết tâm cao để thoát nghèo. Cử tri đề nghị các bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo để ban hành chương trình hỗ trợ hộ nghèo mang tính tổng thể, toàn diện hơn vì hiện nay các chính sách hỗ trợ hộ nghèo còn dàn trải, chồng chéo, nhất là việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo.

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bạc Liêu



Đề nghị các cấp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc để đảm bảo an sinh xã hội, công bằng , chính xác.

Nghệ An



Đề nghị cần tăng thời hạn đối với Giấy chứng nhận hộ nghèo từ 2 năm trở lên, vì với 1 năm như hiện nay là thời hạn quá ngắn, không đủ thời gian để thoát nghèo. Việc đầu tư để hỗ trợ giảm nghèo cần tập trung vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng với định suất đầu tư cao hơn, tránh cấp tiền mặt, vật chất. Phương pháp tác động giảm nghèo cũng nên cụ thể hóa từng vùng miền, không nên áp dụng chung chung như hiện nay.

Ninh Thuận, Điện Biên



Đề nghị Bộ sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội để quyền lợi của các đối tượng được quy định trong nghị định này sớm được thực hiện.

Tiền Giang, Nghệ An



Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành chính sách phụ cấp thỏa đáng đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã (cán bộ chuyên trách), vì vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở rất quan trọng, là một mắc xích không thể thiếu trong công tác điều hành và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo xuyên suốt từ Trung ương đến tận xã, phường, thị trấn.

Gia Lai



Hiện nay, trợ cấp đối với các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội còn thấp, trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu tăng cao. Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ nâng trợ cấp bảo trợ xã hội lên gấp đôi so với mức trợ cấp hiện nay.

Gia Lai



Cử tri tiếp tục kiến nghị: Đối với những đối tượng hiện đang thuộc diện hưởng chế độ mất sức lao động (nhưng nay có chủ trương tạm dừng) họ là những người tuổi đã cao, không có thu nhập, gia đình rất khó khăn. Đề nghị Chính phủ xem xét cho họ tiếp tục được hưởng chế độ mất sức lao động. Những trường hợp trước đây đã bị cắt chế độ mất sức lao động nay do hoàn cảnh khó khăn đề nghị Nhà nước quan tâm xét trợ cấp xã hội.

Điện Biên



Trong xây dựng Chương trình quốc gia về người cao tuổi Việt Nam 2011-2020, cần cụ thể hóa thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 5 năm tới (2010-2015), với những chỉ tiêu mới, phát triển rộng hơn sự đóng góp vai trò của người cao tuổi trong giai đoạn mới. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc người cao tuổi trên các mặt đời sống xã hội, đồng thời phát huy sự đóng góp có ý nghĩa của người cao tuổi trong xây dựng thành phố văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế. Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện ở các địa phương, để có đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

TP Hồ Chí Minh



Thông tri số 35 và Thông tri số 08 của Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội về việc lập hồ sơ giải quyết chính sách cho người bị nhiễm chất độc màu da cam có quy định nếu người con bị nhiễm thì người cha mới được hưởng chính sách là chưa hợp lý. Vấn đề này cử tri đã có kiến nghị nhưng chưa được giải trình, đề nghị Bộ xem lại.

An Giang



Cử tri nhiều nơi cho rằng công tác quản lý cai nghiện và sau cai nghiện đối với loại tội phạm liên quan đến ma túy trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả thật sự, tình trạng tái nghiện và tiếp tục phạm tội trở lại cộng đồng của loại tội phạm này vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, đề nghị trong thời gian tới Bộ và các ngành có liên quan cần làm tốt hơn công tác này.

Cần Thơ,
An Giang




Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí 20% để mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo, vì hiện nay mức quy định chuẩn giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo chênh lệch không cao, hơn nữa thu nhập của những hộ này còn rất thấp nên việc vận động hộ cận nghèo mua thẻ BHYT còn gặp nhiều khó khăn. Cần thống nhất đầu mối quản lý tập trung, thống nhất ở cấp TW và cấp tỉnh để dễ điều phối, lồng ghép các chương trình sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Kiên Giang



Cử tri đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hàng năm bố trí cho tỉnh Kiên Giang thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, do không được phân bổ kinh phí nên việc thực hiện dự án này gặp nhiều khó khăn không đáp ứng được yêu cầu giúp đỡ người nghèo. Đề nghị có hướng dẫn việc trợ giúp đối với những hộ nghèo thuộc diện già cả, neo đơn, tàn tật, nếu thống kê các hộ này vào diện nghèo thì rất khó khăn trong việc thực hiện các chính sách chung đối với mục tiêu giảm nghèo.

Kiên Giang



Đề nghị Nhà nước quan tâm có chủ trương, chính sách giải quyết vấn đề người mất trí, người ăn xin.

Vĩnh Long



Theo quy định của Nghị định 67/2007/NDD-CP thì những trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS....thuộc hộ gia đình nghèo mới được nhận trợ cấp xã hội. Trong khi đó, mức sống của những hộ nghèo và hộ cận nghèo rất gần nhau. Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu, nên có chính sách hỗ trợ cho những đối tượng trên thuộc cả hộ gia đình nghèo và cận nghèo.

Ninh Thuận



Cử tri kiến nghị hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ người nhiễm chất độc da cam quá phức tạp, hay thay đổi gây ra nhiều phiền toái, phức tạp, tốn kém cho nhân dân. Trên thực tế các hiện tượng chạy giấy ra viện, giấy chứng nhận sức khoẻ đang diễn ra khá phổ biến cần có giải pháp khắc phục ngay. Đề nghị đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ cho người nhiễm chất độc da cam.

Thái Bình, Bắc Ninh, Bình Định



Trong chiến tranh, khắp chiến trường Miền Nam hầu hết đều bị ảnh hưởng chất độc da cam, đến nay vẫn còn tiềm ẩn trong tự nhiên, vì vậy có rất nhiều trường hợp bị nhiễm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng chính sách qui định đối tượng được thụ hưởng quá bó hẹp rất ít người được hưởng chính sách này. Cử tri kiến nghị Bộ xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng.

Phú Yên



Về chế độ cho nạn nhân chất độc hoá học Điôxin: đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng nghiên cứu, xem xét để có chính sách đảm bảo công bằng, phù hợp. Vì hiện nay, việc thực hiện chế độ cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mâu thuẫn giữa những đối tượng được hưởng trước, hưởng sau; giữa người được hưởng và không được hưởng, nhất là quy định về danh mục 17 bệnh của Bộ Y tế quy định về các bệnh được cho là nhiễm chất độc hoá học Điôxin chưa được các đối tượng chấp nhận.

Hà Nam



Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xác định mức độ và có chính sách đối với người dân sống trong khu vực nhiễm chất độc màu da cam vì những người dân này có nguy cơ bị nhiễm các căn bệnh do chất độc da cam cao hơn quân nhân đã từng sống tại khu vực này (cử tri huyện Sóc Sơn, Thị xã Sơn Tây).

Hà Nội



Cử tri phản ảnh, khu vực từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Phú Yên có rất nhiều người bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Hiện nay chính sách của nhà nước chỉ áp dụng cho những đối tượng còn sống. Đề nghị quan tâm áp dụng đối với những gia đình có con bị nhiễm chất độc đã chết sớm.

Đà Nẵng



Quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học còn rườm rà. Việc niêm yết công khai hai lần danh sách đối tượng xét chất độc hoá học là không cần thiết và thiếu tính nhân văn. Đề nghị nghiên cứu rút gọn quy trình xét duyệt đảm bảo xét duyệt đúng, đủ không ảnh hưởng tới đối tượng được xét duyệt và nhân thân.

Thái Nguyên



Cử tri nhiều nơi trong tỉnh đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem mở rộng chế độ người có công bị bắt ở tù, đối tượng bị chất độc hóa học bị bệnh ung thư; xem xét việc thực hiện chế độ cho người có công phạm tội ở tù đã bị cắt chế độ theo quy định tại Nghị định số 28/CP.

Kiên Giang



Đề nghị cần đầu tư mở rộng Trung tâm quản lý tâm thần với quy mô quản lý từ 150-300 đối tượng ở mỗi tỉnh.

Thái Nguyên



Để tạo điều kiện tiếp tục thực hiện có kết quả Đề án “Chăm sóc trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”, thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính điều chỉnh mức chi hỗ trợ trẻ em trong diện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg trong học nghề, giải quyết việc làm cho phù hợp thực tế.

TP Hồ Chí Minh



Cử tri kiến nghị, chính sách hỗ trợ 15 kg gạo/01 người bằng tiền (135.000 đồng/người) để cứu đói giáp hạt còn bất cập, vì với số tiền đó nhân dân cũng không thoát đói được, do đó đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ khác phù hợp hơn để nhân dân thoát đói bền vững.

Cao Bằng



Chế độ trợ cấp cho người cao tuổi 120.000 đ/tháng là thấp so thời điểm hiện nay đề nghị nâng lên 250.000đ/tháng.

Trà Vinh



Cử tri phản ánh một số đối tượng là người tàn tật nặng chưa được hưởng chế độ vì không thuộc diện hộ nghèo, đề nghị Nhà nước xem xét nghiên cứu cho đối tượng này được hưởng chế độ.

Hải Dương, Long An



Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương giải ngân, chi trả kịp thời các chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP, người cao tuổi. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hạn chế tiêu cực xảy ra.

Nghệ An



Đề nghị Bộ tăng cường công tác quản lý đối với những người mắc bệnh tâm thần sau khi chữa bệnh trở về địa phương để hạn chế những hậu quả do họ gây ra.

Hà Nam



Thời gian qua người lao động trong diện nghèo và dân tộc thiểu số thuộc 62 huyện nghèo đã được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ . Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng người nghèo ở các vùng khó khăn không thuộc 62 huyện nghèo cũng được hưởng chính sách hỗ trợ trên.

Thái Nguyên



Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét cấp nhà tình nghĩa cho người thân trực tiếp thờ cúng liệt sĩ không có vợ con.

Vinh Long



Hiện nay chưa có văn bản quy định rõ trách nhiệm quản lý người bị bệnh tâm thần; việc người tâm thần đi lang thang, gây gổ đánh người, thậm chí giết người là mối đe dọa tiềm tàng, nguy hại cho xã hội. Đề nghị Chính phủ ban hành quy định cụ thể về quản lý, chăm sóc các đối tượng này; đồng thời có chính sách ưu tiên nuôi dưỡng bệnh nhân tại các Bệnh viện Tâm thần.

Quảng Nam



Cử tri huyện A Lưới tiếp tục kiến nghị: hiện nay những quân nhân trực tiếp tham gia phục vụ quân đội mới được hưởng chế độ chất độc màu da cam, còn những người dân ở trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam vẫn chưa nhận được chế độ này. Đề nghị Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xem xét tổ chức các đợt khám, xác định mức độ nhiễm độc cho người dân trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam để có chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng này.

Thừa Thiên Huế

II- Chính sách người có công



Mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Nghị định số 07/2008/NĐ – CP ngày 21/01/2008 của Chính phủ thấp, đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người nuôi dưỡng thờ cúng liệt sĩ, cán bộ về hưu, người có công với cách mạng. Xem xét tiếp tục ban hành thêm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người có công cách mạng vì hiện nay đời sống còn nhiều khó khăn, nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với những người có công với đất nước. Đồng thời chỉ đạo ngành làm công tác này triển khai, tổ chức, thực hiện phải đảm bảo nhanh chóng, đúng người, đúng đối tượng để tránh bức xúc tại cơ sở.

Gia Lai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Điện Biên, Vĩnh Long, Lạng Sơn, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hải Dương



Đề nghị Chính phủ nên sớm giải quyết chế độ cho lực lượng Thanh niên xung phong tham gia từ sau năm 1975.

Quảng Nam, Long An, Thái Bình



Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước còn nhiều đối tượng nữ thanh niên xung phong không xây dựng gia đình, đang sống cô đơn không có chồng, con nuôi dưỡng, chăm sóc khi về già. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét cho các đối tượng trên được hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước để đảm bảo cuộc sống.

Phú Thọ, Tiền Giang



Chính sách người có công với Cách mạng, trong quá trình thực hiện cái đúng, cái thật đan xen với sự gian dối làm ảnh hưởng đến chủ trương – chính sách của Đảng và Nhà nước. Cử tri đề nghị Nhà nước tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra để đảm bảo sự công bằng xã hội.

Bến Tre, Quảng Bình



Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa chế độ cho những người cựu tù kháng chiến và có phụ cấp hợp lý cho Ban liên lạc Cựu tù kháng chiến.

Tiền Giang



Đề nghị Bộ tiếp tục nghiên cứu, xem xét và có quy định cụ thể theo hướng đơn giản hóa các thủ tục kê khai vừa bảo đảm đúng quy định và phù hợp với thực tế để có giải pháp giải quyết các chính sách tồn đọng sau chiến tranh cho các đối tượng là người có công với cách mạng, người có công với các mạng bị nhiễm chất độc hóa học, cán bộ tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng, thanh niên xung phong, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.. do thủ tục hồ sơ, kê khai còn rườm rà, nhiều người thực tế có công, có tham gia thanh niên xung phong là thương binh nhưng không có giấy tờ gốc và không còn người làm chứng nên đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ.

Quảng Ninh, Thái Nguyên, Kiên Giang, Quảng Nam

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương