KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.29 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30



Đối với các công ty lâm nghiệp không có đủ trữ lượng gỗ khai thác để bảo đảm được hoạt động, đồng thời chưa đủ tiêu chí chuyển thành ban quản lý rừng phòng hộ, đề nghị Bộ hướng dẫn cho phép những công ty này được chuyển thành ban quản lý rừng phòng hộ để ngân sách tỉnh cấp kinh phí làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Gia Lai



Đề nghị Bộ nghiên cứu, giao vốn rừng cho các công ty lâm nghiệp. Cho phép các công ty lâm nghiệp được khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương án điều chế rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Gia Lai



Hiện nay rừng trên núi đá là hệ sinh thái cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đề nghị Chính phủ xem xét quy định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên trực tiếp quản lý bảo vệ đối với diện tích rừng núi đá tập trung. Những diện tích nhỏ nên giao cho hộ dân quản lý bảo vệ, tuy nhiên đề nghị tăng mức hỗ trợ cho việc bảo vệ rừng theo hướng đảm bảo cho hộ gia đình là 2,5kg gạo /nhân khẩu/ha/tháng nhận khoán bảo vệ.

Thái Nguyên



Về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường: Qua quá trình thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hòa Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập của người dân tham gia bảo vệ rừng tăng hơn so với mức khoán bảo vệ rừng của nhà nước. Chính sách này được nhân dân hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Đề nghị Bộ sớm trình Chính phủ để chính thức ban hành Nghị định áp dụng rộng rãi cho các địa phương trên toàn quốc.

Quảng Ngãi



Đề nghị Chính phủ cần sửa đổi các quy định theo hướng tăng thẩm quyền, lực lượng, điều kiện công tác cho ngành kiểm lâm; cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để bảo vệ cho cán bộ ngành kiểm lâm khi thi hành công vụ chống lâm tặc để không xảy ra những trường hợp thương tâm và phẫn nộ (như trường hợp cán bộ kiểm lâm bị lâm tặc sát hại như vừa qua). Đề nghị xử lý nghiêm những vụ lâm tặc tấn công người thi hành công vụ và tuyên truyền bản án rộng rãi để giáo dục và răn đe.

Quảng Ngãi, Vĩnh Long



Cử tri phản ảnh tình trạng phá rừng ngày càng nghiêm trọng và công khai, bọn lâm tặc sử dụng các phương tiện cơ giới để phá rừng nhưng không được phát hiện và xử lý. Vấn đề này cử tri đã phản ảnh nhiều lần nhưng tình trạng này vẫn chưa được chấn chỉnh. Cử tri cho rằng có sự tiếp tay của các lực lượng chức năng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp chấn chỉnh tình trạng này, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, làm rõ trách nhiệm của địa phương để xảy ra tình trạng này.

Đà Nẵng, Quảng Bình



Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Điều 19 về khai thác rừng trái phép trong Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo hướng điều chỉnh giảm khối lượng gỗ khai thác trái phép xuống thấp hơn mức quy định bị xử phạt vi phạm hành chính hiện nay (khoảng một nửa - nhất là đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trong rừng đặc dụng) để có thể xử lý trách nhiệm hình sự nhiều hơn nữa các vụ khai thác rừng trái phép, nhằm nâng cao tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép hiện nay.

Kon Tum



Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan quan tâm xem xét nâng mức khoán bảo vệ rừng của các chương trình quản lý, sử dụng và phát triển rừng tại địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung và các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng (không phải là huyện nghèo) từ 100.000 đồng/ha/năm lên 200.000 đồng/ha/năm (bằng mức khoán cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ) để có sự tương thích trong chính sách của Nhà nước.

Kon Tum



Đề nghị Chính phủ ưu tiên giao đất, giao rừng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân tộc… Vì hiện nay, việc giao đất, giao rừng cho một số doanh nghiệp trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả không cao, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất.

Đắk Nông



Xem xét, nâng mức hỗ trợ trồng rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015 để khuyến khích người dân trồng rừng và giữ rừng, hạn chế tình trạng lũ lụt như hiện nay. Vì với mức hỗ trợ (2 triệu đồng/ha) là quá thấp so với ngân sách hàng năm Nhà nước phải bỏ ra để phòng chống lụt bão

Bắc Kạn



Cử tri tiếp tục đề nghị tăng mức hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh rừng lên 500.000đ/ha/năm và tăng mức đầu tư trồng rừng lên 10.triệu đ/ha vì mức nhận khoán như hiện nay là quá thấp

Điện Biên, Bạc Liêu, Bình Thuận, Thanh Hóa, An Giang



Đề nghị liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường có thông tư hướng dẫn việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thống nhất giữa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với Luật Đất đai; quy định rõ đối với các dự án xây dựng liên quan đến rừng, trình tự của việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và thẩm định phê duyệt dự án.

Hà Tĩnh



Để tiếp tục phát triển rừng bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, sau khi kết thúc Dự án 661, đề nghị Chính phủ có Chương trình Phát triển Lâm nghiệp, trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính: phát triển hạ tầng lâm nghiệp; nâng cấp chất lượng rừng; chính sách cho người làm nghề rừng.

Hà Tĩnh



Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng và Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 hướng dẫn thực hiện, nhưng hiện nay việc triển khai áp dụng vào thực tế để tính toán rất khó, hầu hết các địa phương lúng túng nên chưa thể thực hiện được. Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về định giá các loại rừng.

Hà Tĩnh



Đề nghị Chính phủ nâng cos độ cao đối với dự án Vườn Quốc gia Ba vì tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn vì thực tế hiện nay việc cắm mốc độ cao cos 100 thì quá thấp, đã ảnh hưởng tới đất canh tác của nhân dân trong địa bàn.

Tại Quyết định số 510/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/5/2003 quy định về việc phê duyệt quy hoạch mở rộng diện tích Vườn Quốc gia Ba vì có quy định "Vùng mở rộng Vườn Quốc gia Ba vì nằm trên địa bàn 9 xã của các huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ranh giới mở rộng bao quanh khu núi Viên Nam, có độ cao thấp nhất là 100 mét (thuộc xã Phú Minh) và cao nhất là 500 mét (thuộc xã Đồng Xuân). Tổng diện tích mở rộng là 4.646 ha trong đó: Huyện Kỳ Sơn có diện tích là: 1.569 ha thuộc 3 xã Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa; Huyện Lương Sơn có diện tích là: 3.077 ha thuộc 6 xã: Yên Quang, Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đồng Xuân và Lâm Sơn".

Theo Quyết định số 921/QĐ - UB ngày 26/6/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc giao đất lâm nghiệp cho Vườn Quốc gia Ba vì có quy định "Thu hồi 4.646 ha đất lâm nghiệp có độ cao từ cos 100 trở lên, thuộc 2 huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn để giao cho vườn Quốc gia Ba vì mở rộng Vườn Quốc gia."

Tuy nhiên, về quy định cắm mốc độ cao có sự chênh lệch giữa các khu vực làm cho nhân dân thiếu đất sản xuất. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên rà soát lại và quy định nâng cos độ cao từ 100 lên 300 hoặc 400 tùy theo địa hình của các vùng, như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhân dân có đất sản xuất ổn định đời sống.



Hòa Bình



Việc bồi thường cho dân nơi có đất bị thu hồi để giao cho dự án Vườn Quốc gia Ba vì chưa được thực hiện. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo để Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba vì tiến hành thông báo việc cắm mốc và tổ chức bồi thường cho nhân dân đối với những diện tích rừng trồng bị thu hồi.

Hòa Bình



Công tác quản lý rừng, trồng rừng nên giao quyền chủ động canh tác cho các hộ dân, tăng diện tích rừng tái sinh và giảm diện tích rừng phòng hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng.

Vĩnh Phúc



Cử tri huyện sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cơ quan chức năng xem xét, chuyển đổi diện tích rừng hiện nay công ty giấy Bãi Bằng quản lý giao cho nhân dân trong vùng quản lý để khai thác hiệu quả hơn (khu rừng Đồng Găng và Đồng Dong).

Vĩnh Phúc



Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay vốn ưu đãi đối với người dân nhận khoán trồng rừng nguyên liệu; giảm lãi suất và kéo dài thời hạn cho vay đầu tư trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp theo chu kỳ sản xuất kinh doanh được duyệt.

Lào Cai



Đề nghị Bộ cho địa phương được áp dụng một số chính sách thuế như: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu khi kinh doanh ở địa bàn các xã vùng I; 7 năm ở vùng II và 10 năm ở vùng III; có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp về vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến lâm sản; xây dựng mạng lưới giao thông thuận lợi để tạo dựng thị trường tiêu thụ lâm sản ổn định, giúp người làm nghề rừng yên tâm sản xuất và có thu nhập ổn định.

Lào Cai



Đề nghị Bộ xem xét, hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai đề tài nghiên cứu về giống cây trồng lâm nghiệp áp dụng cho địa bàn thuộc 3 huyện thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mương Khương) hiện đang có nguy cơ sa mạc hóa ; sớm phủ xanh đất trống phát huy khả năng phòng hộ môi trường của rừng; tạo điều kiện cấp kinh phí cho nghiên cứu, lựa chọn loài cây gỗ lớn bản địa có năng suất cao đưa vào cơ cấu cây trồng phòng hộ cho các huyện vùng cao của tỉnh.

Lào Cai



Cử tri đề nghị Bộ hỗ trợ đầu tư cho tỉnh Lào Cai xây dựng 03 vườm ươm cây giống công nghệ cao để đảm bảo cây giống có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong việc phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai



Đề nghị Chính phủ sau khi kết thúc Dự án trổng rừng mới 5 triệu ha rừng cho phép chuyển dự án này thành Chương trình mục tiêu quốc gia để duy trì, phát triển tốt diện tích hiện có. Toàn bộ diện tích đang trong giai đoạn đầu tư cơ bản của dự án 661 sau 2010 vẫn tiếp tục đầu tư, lồng ghép Chương trình 30a vào trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, xây dựng chính sách phát triển lâm nghiệp trong thời kỳ mới, tập trung nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao chất lượng rừng đặc biệt là rừng sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Lào Cai



Đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư trồng rừng kinh tế từ 2 triệu đồng/ha lên 3 triệu đồng/ha để đảm bảo đầu tư trong việc trồng rừng và phát triển rừng.

Lào Cai



Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, sửa đổi chính sách hưởng lợi về khoanh khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương miền núi vùng cao.

Lào Cai



Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn với giao đất, thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ.

Điện Biên



Cử tri đề nghị Nhà nước nghiên cứu kỹ việc cho trồng cây cao su ở miền Bắc, miền Trung để tránh sự lãng phí tiền và sức lao động của người dân vì các vùng, miền thường chịu ảnh hưởng mưa bão và thời tiết khắc nghiệt nên không phù hợp với loại trồng cây này. Đồng thời cần nghiên cứu và tìm những giống cây trồng thích hợp hơn để trồng ở vùng này giúp người dân cải thiện đời sống.

Bình Dương



Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, việc bảo tồn và phát triển rừng là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Ngoài hiệu quả kinh tế, tài nguyên rừng còn ảnh hưởng lớn đến công tác an ninh quốc phòng. Vì vậy, cử tri đề nghị Nhà nước nghiên cứu kỹ việc giao đất trồng rừng cho người nước ngoài.

Bình Dương



Hiện nay cơ chế chính sách để phát triển trồng cây cao su khu vực miền núi Thanh Hóa đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vốn, cây giống. Đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách đầu tư để hỗ trợ phát triển cây cao su ở miền núi Thanh Hóa.

Thanh Hóa

III. Chăn nuôi, giống, khoa học kỹ thuật



Trong thời gian gần đây, hiện tượng dịch bệnh xảy ra thường xuyên trên các loại cây trồng, vật nuôi, gây rủi ro lớn và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân; công tác dự báo tình hình và hoạt động phòng ngừa dịch bệnh chưa hiệu quả; việc đối phó với dịch bệnh của cơ quan chức năng các cấp còn nhiều lúng túng… Cử tri kiến nghị Bộ sớm có giải pháp khắc phục tồn tại trên, tăng cường các hoạt động giám sát phòng, chống dịch và khẩn trương chỉ đạo các ngành chuyên môn tăng cường nghiên cứu khoa học và hướng dẫn người nông dân thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh là chủ yếu; đồng thời, khi có dịch bệnh xảy ra thì công tác dập dịch có hiệu quả với thời gian ngắn nhất; thông báo kịp thời các dịch bệnh gia súc và định hướng cho người tiêu dùng, tránh tình trạng người tiêu dùng có tâm lý khi thấy thông báo dịch bệnh là tẩy chay thực phẩm đó, ảnh hướng đến ngành chăn nuôi vì đầu ra khó khăn, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Hưng Yên, Phú Thọ,
Tiền Giang




Cử tri rất vui mừng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tiêu hủy heo bệnh tai xanh, kinh phí để khống chế lây lan nguồn bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người sản xuất. Tuy nhiên, cử tri rất lo lắng trước tình trạng heo sạch không bán được hoặc bán lỗ do thương lái ép giá gây khó khăn cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh. Đề nghị Bộ có biện pháp quan tâm chỉ đạo để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y.

Tiền Giang



Dịch heo tai xanh ở Tiền Giang đã gây thiệt hại lớn về kinh tế tỉnh nhà (người chăn nuôi thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng, ngân sách nhà nước chi gần 79 tỷ đồng cho công tác tiêu hủy, hỗ trợ tiêu hủy, tiêu độc khử trùng…).Cử tri và lãnh đạo tỉnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu sản xuất vắcxin phòng bệnh tai xanh ở heo để địa phương và người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống; đồng thời kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 100% chi phí chống dịch (khoảng 79 tỷ đồng), 30.000 lít thuốc sát trùng và khoảng 68 tỷ đồng cho việc tái đàn.

Tiền Giang



Đề nghị Bộ có kế hoạch tuyên truyền, vận động, phối hợp kịp thời ngăn ngừa tình hình dịch bệnh không để lây lan, bùng phát tại một số địa phương, như dịch sốt xuất huyết (đã có hơn 55.430 người bị sốt trong cả nước, 42 trường hợp tử vong), heo tai xanh, trâu bò lở mồm, long móng.

Đắk Lắk



Bài học về ốc bươu vàng và chuột hải ly vẫn còn đó, nay lại đến lượt rùa tai đỏ và tôm hùm đỏ được nhập về Việt Nam với khả năng xâm hại môi trường trở thành nỗi lo không phải của riêng người dân địa phương. Thậm chí rùa tai đỏ còn được một công ty nhập về theo giấy phép của Cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cử tri đề nghị Bộ chỉ đạo việc tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm việc nhập khẩu rùa tai đỏ và tôm hùm đỏ, không để lây lan, phát triển như dịch ốc bươu vàng trước đây.

Hải Phòng, Đắk Lắk, Quảng Nam



Hiện nay, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp phần lớn xuất phát từ tập quán, thói quen, chưa có sự chỉ dẫn của nhà chuyên môn dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng cây trồng rất lớn. Cử tri kiến nghị Bộ chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, phổ biến cách sử dụng các loại dược liệu này nhằm giúp nông dân khắc phục tình trạng nêu trên.

Cần Thơ



Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn, cử tri đề nghị mỗi cụm xã có một đội kỹ sư (kỹ sư chăn nuôi, trồng trọt...) làm nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học, hướng dẫn kịp thời kỹ thuật, phương pháp và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong phát triển nông nghiệp. Đội kỹ sư này có thể thuộc biên chế cấp xã hoặc thuộc phòng Nông nghiệp cấp huyện.

Ninh Bình



Cử tri xã Tiên Thành, Phục Hòa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nghiên cứu các nông cụ phù hợp với điều kiện sản xuất nông lâm miền núi. Cử tri cũng đề nghị Bộ cần xây dựng cơ chế phù hợp thực sự tạo ra cầu nối giữa nhà khoa học và nông dân. Đề nghị Bộ chỉ đạo xây dựng nhiều lớp tập huấn về sản xuất nhiều hơn nữa cho nông dân để kiến thức khoa học thực sự được ứng dụng vào cuộc sống.

Cao Bằng



Việc nhà nước hỗ trợ dịch heo tai xanh là 25.000 đ/kg heo hơi đã giải quyết được một phần khó khăn cho người chăn nuôi. Cử tri đề nghị nhà nước khoanh lại vay ngân hàng cho người dân thì hiệu quả cao hơn.

Bến Tre



Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung nguồn lực đầu tư, định hướng để các nhà khoa học, các viện nghiên cứu Việt Nam sản xuất ra các loại giống lúa, cây trồng, con vật nuôi có khả năng thích ứng với biến đổi của thời tiết, dịch bệnh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, từng miền đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm hỗ trợ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.


Quảng Nam, Cao Bằng, Nghệ An, Vĩnh Long



Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chất lượng gạo của Việt Nam so với một số nước như Thái Lan vẫn còn ở mức thấp nên việc xuất khẩu đạt giá thành thấp. Cử tri kiến nghị nhà nước cần nghiên cứu tạo ra giống lúa vừa đạt năng suất, vừa đạt chất lượng.

Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long

IV. Vật tư nông nghiệp



Hiện tại, giá phân bón phục vụ nông nghiệp tăng mạnh ở hầu hết các chủng loại và tăng đều khắp các địa phương trong cả nước. Đề nghị Bộ có những giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với tình trạng này, chống đầu cơ tăng giá.

Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Tây Ninh, Cà Mau, Hà Nam, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh



Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay còn rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường, nông dân không phân biệt dược hàng thật, hàng giả, khi mua sử dụng gây thiệt hại kinh tế. Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo, kiểm tra và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, các vật tư nông nghiệp giả vì hành vi trên gây thiệt hại cho nông dân nhưng mức xử phạt hiện nay còn quá thấp.

Bình Thuận, Gia Lai, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hà Nam, Hải Dương



Tình trạng thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát. Nông dân phải chịu tổn thất rất lớn trong việc sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường. Từ đó, các loại dịch bệnh càng gia tăng khiến nông dân thêm thất bát, thiệt thòi. Đề nghị Nhà nước thống nhất quả lý, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều kiện cho nhà nông phát triển sản xuất.

Bắc Ninh



Đề nghị nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho vay vốn, tăng định mức vay, kéo dài thời gian vay để chủ động mua vật tư phục vụ sản xuất chủ động vào thời điểm giá thấp hoặc dự trữ được hàng hóa sau thu hoạch. Vì đa số nông dân sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, đời sống còn thiếu thốn không có vốn tái sản xuất và chi tiêu buộc phải bán ngay hàng hóa sản xuất ra thường bị người mua ép giá.

Bạc Liêu



Giá vật tư nông nghiệp luôn tăng cao khi vào mùa vụ sản xuất, có nhiều mức giá khác nhau ở các cấp đại lý. Do đó, cử tri tiếp tục kiến nghị ngành chức năng có chủ trương quy định việc niêm yết giá trên từng loại sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý thị trường được chặt chẽ

An Giang, Hậu Giang, Ninh Thuận



Đề nghị Chính phủ nên ban hành danh mục quy chuẩn đối với các loại vật tư nông nghiệp làm cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác quán lý chất lượng vật tư nông nghiệp.

Sóc Trăng



Đề nghị Nhà nước có chính sách bảo hiểm đối với một số loại cây trồng, vật nuôi. Riêng về chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu cần bắt buộc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải lập phòng thí nghiệm để phân tích mẫu, không nên gửi mẫu đến cơ sở khác để kiểm tra mất thời gian hoặc lượng lớn được bán ra thị trường trong khi chưa có kết quả xét nghiệm; cần có quy định nghiêm ngặt đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ sản xuất thủ công có chất lượng thấp hơn so với thành phần ghi trên bao bì sản phẩm.

Trà Vinh

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương