ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


III. Xã hội URC Việt Nam thu hồi nước Rồng Đỏ nơi bé gái bị nghi nhiễm độc mua uống?



tải về 190.32 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích190.32 Kb.
#15697
1   2   3   4   5   6   7

III. Xã hội

URC Việt Nam thu hồi nước Rồng Đỏ nơi bé gái bị nghi nhiễm độc mua uống?


(Đời Sống & Pháp Luật Online 15/12, tác giả Xuân Hương)



Đại diện CLB Nét bút xanh vùng cao Bố Trạch (Quảng Bình) trao cho em A. số tiền ủng hộ 500.000 đồng.
Việc nhiễm độc do sử dụng nước ngọt Rồng Đỏ chưa được làm rõ thì mới đây, trong thông cáo gửi đến báo ĐS&PL, Công ty TNHH URC Việt Nam đã có đề cập đến việc thăm hỏi gia đình bé Hồ K.A ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Tìm hiểu được biết, công ty này đã “ủng hộ” cho bé K.A. 2 triệu đồng và luôn “nhấn mạnh”: đây không phải tiền bồi thường.
Công ty URC Việt Nam 'ủng hộ' 2 triệu đồng
Liên quan đến thông tin này, chị Lê Thị Hà, mẹ của bé Hồ K.A. cho biết: “Sau khi cháu đi điều trị ở Huế về thì một người đàn ông có đến và giới thiệu với chúng tôi là đại diện của nước tăng lực Rồng Đỏ. Người đó hỏi thăm tình hình cháu A. và tìm hiểu cháu mua chai nước ở đâu. Sau đó thì người này có đưa cho chúng tôi 2 triệu và nói là nghe thông tin kêu gọi của một CLB từ thiện ở Bố Trạch, thấy cháu tội nghiệp quá nên ủng hộ 2 triệu. Họ hỏi thì chúng tôi cũng nói thật là cháu A. uống nước tăng lực Rồng Đỏ khoảng 4 năm nay rồi. Ngày nào cháu đi học thì gia đình đều cho cháu 6.000 đồng, cháu mua 2.000 đồng tiền xôi còn 4.000 thì cháu mua 1 hộp nước tăng lực Rồng Đỏ và hôm người bị phồng rộp thì cháu cũng uống 1 hộp như thường ngày”.
Chị Hà còn cho biết thêm, trong lần gặp với đại diện của phía công ty TNHH URC hôm đó, người này luôn nhắc đi nhắc lại lỗi không phải do nước tăng lực Rồng Đỏ cho nên số tiền trên không phải tiền bồi thường mà chỉ là ủng hộ cho hoàn cảnh của cháu.
Đi tìm căn nguyên của việc “ủng hộ” 2 triệu đồng cho gia đình bé K.A. của tập đoàn URC Việt Nam thông qua Câu lạc bộ Thiện nguyện Nét bút xanh vùng cao Bố Trạch, anh Phạm Dương, Chủ nhiệm CLB này cho hay: “Trước đó, chúng tôi đăng bài về trường hợp em K.A. trên trang thông tin của CLB bị bệnh nặng và theo lời gia đình thì trên đường đi học về em có uống nước tăng lực Rồng Đỏ. Chúng tôi đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ em vì hoàn cảnh của gia đình hết sức khó khăn, bố mẹ không có việc làm ổn định trong khi nhà lại đông con. Đồng thời cũng đưa ra cảnh báo cho nhiều người biết để tránh xa loại nước ngọt mà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng tôi cũng nói đến nước Rồng Đỏ mà em A. đã uống. Không ngờ những thông tin mà chúng tôi đưa ra nhận được sự chia sẻ của rất nhiều người. Rồi tôi nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là đại diện của Công ty TNHH URC nói xin được ủng hộ cho CLB 2 triệu đồng . Tuy nhiên chúng tôi đã từ chối và nói rằng nếu như URC muốn ủng hộ thì hãy trực tiếp đến gia đình họ.”
Nước tăng lực Rồng Đỏ bất ngờ biến mất khỏi địa bàn?
Theo thông tin mà PV báo Đời sống & Pháp luật nắm được từ những người dân địa phương thì mặc dù luôn nhấn mạnh nguyên nhân gây ra căn bệnh của cháu K.A không phải là do nước tăng lực Rồng Đỏ nhưng sau đó đại diện của Tập đoàn URC đã cho thu hồi toàn bộ sản phẩm nước tăng lực tại cửa hàng tạp hóa mà nơi bé A. đã mua.
Qua tìm hiểu được biết, sau khi biết tin bé A. bị nhiễm độc toàn thân thì hiện nay ở các cửa hàng tạp hóa ở xã Phúc Trạch không còn xuất hiện sản phẩm nước tăng lực Rồng Đỏ nữa.
Như tin đã đưa trước đó, ngày 9/11, bé Hồ K.A. (11 tuổi) trú tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được đưa vào bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng toàn thân mẩn đỏ, có dấu hiệu phồng rộp, loét miệng, sốt cao.
Tại đây, các bác sỹ kết luận em mắc chứng bệnh hoại tử thượng bì nhiễm độc. Sau thăm khám, bé A. và gia đình cho biết là buổi sáng hôm đó em có ăn một gói xôi và khi tan học có uống một lon nước tăng lực Rồng Đỏ như mọi ngày. Đến chiều, K.A. bắt đầu có triệu chứng nổi mẩn đỏ, phồng rộp khắp người thì được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Mặc dù, sau gần 1 tháng điều trị, bệnh tình có thuyên giảm nhưng hiện tại bé K.A. vẫn ở trong tình trạng mắt lờ đờ, ăn không kiểm soát và nhiều khi không làm chủ được đường tiểu. Ngoài ra, trên người bé vẫn còn nhiều vết bong tróc nham nhở, nhất là ở tay, bụng và hai chân.
Còn bé Nguyễn T.M. (13 tuổi) trú tại P. Đồng Sơn, TP Đồng Hới (Quảng Bình) thì đã tử vong cách đây không lâu khi bé xuất hiện cơn đau bụng dữ dội.
Sau 2 ngày được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện , các bác sỹ ở đây kết luận bé M. bị sốc nhiễm trùng suy ra phủ tạng hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết. Gia đình và bạn bè của bé M. cho hay, ngoài những thức ăn thông thường thì ngày hôm đó bé có uống 1 lon nước tăng lực Rồng Đỏ như nhiều ngày trước đó.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những diễn biến mới của vụ việc tới quý độc giả.Về đầu trang

http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/urc-vn-ung-ho-cho-be-gai-vu-nuoc-rong-do-a124170.html

Giữa núi rừng, có lớp mầm non 6 học sinh và một cô giáo


(Giaoduc.net.vn 15/12, tác giả Thủy Phan)



Lớp ghép mầm non 3 độ tuổi, 6 học sinh ở điểm lẻ bản ông Tú (Ảnh: Thủy Phan)
Hàng ngày, tiếng đọc, tiếng hát của 7 cô trò mầm non làm vang vọng cả một bản làng nằm lọt thỏm giữa núi rừng.
Lớp ghép mầm non 3 độ tuổi, 6 học sinh
Cách điểm trường chính của trường mầm non số 1 Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) khoảng 4-5 cây số, nhưng muốn leo lên đến điểm trường lẻ bản ông Tú, chúng tôi phải đổ rất nhiều mồ hôi mặc dù đang trong những ngày trời lạnh.
Muốn đến được bản ông Tú, chúng tôi phải đi qua khoảng hơn 500m đường dốc cheo leo, ngoằn nghèo, đá lởm chởm. Nếu trời mưa, đường càng trở nên trơn trượt, không cẩn thận thì có thể sẽ bị trượt chân.
Bản làng này chỉ có duy nhất một lớp học mầm non tại nhà cộng đồng thôn với 6 em học sinh nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà sàn bằng gỗ của người Khùa.
Đầu năm, cô giáo Đinh Thị Thanh Hải đã dọn dẹp và tự trang trí lại lớp học trông khá sạch sẽ và đẹp mắt.
Đón chúng tôi tại lớp học, cô Hải đon đả: “Mấy anh chị đi lên được đây chắc mệt lắm? Đường khó đi như thế nhưng hàng ngày cô phải trèo lên trèo xuống để lên đây dạy các em. Lớp có 6 học sinh nhưng hôm nay một em không lên lớp”.
Theo cô Hải, lớp của cô tuy chỉ có 6 học sinh nhưng là lớp ghép 3 độ tuổi (từ 3-5 tuổi). Vì vậy, dù rất ít học sinh nhưng ngày nào cô cũng phải soạn giáo án đủ cho cả 3 lớp.
Lúc chúng tôi đến, các bạn nhỏ đang chăm chú tập đọc chữ cái, đọc thơ và ca hát, ai cũng tỏ ra rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học bài. Khi được gọi lên đọc thơ, hầu hết các em đều đọc rất to và dõng dạc.
Trời lạnh, nhưng chỉ cần thấy cô giáo đến là các em đến lớp đầy đủ cho đến khi tan giờ học. Đây cũng chính là niềm an ủi để các cô giáo gắn bó lâu dài với nơi đây.
Em Hồ Mi (5 tuổi, một học sinh ở lớp mầm non bản ông Tú) cho biết: “Em rất thích đi học vì được cô giáo dạy đọc thơ, đọc chữ cái, ca hát và có đồ chơi nữa”.
Mang ba lô leo dốc lên bản
Cô Đinh Thị Thanh Hải (SN 1984), tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Nam. Cô hiện đã lập gia đình và có một cô con gái 2 tuổi đang nhờ ông bà nội trông ở quê.
Vì có con nhỏ, nên dù nhà xa cách trường mấy chục cây số, hàng ngày cô Hải vẫn sáng đi tối nhà về bằng xe máy.
Người dân nơi đây đã quen thuộc với hình ảnh một cô giáo với dáng người nhỏ nhắn hàng ngày mang ba lô leo dốc đồi lên bản để dạy chữ cho các em nhỏ.
“Đây là năm thứ 2 cô đi làm, năm trước thì cô dạy ở bản Hưng, cách bản ông Tú gần 1 cây số nhưng đường bằng phẳng nên không có gì khó khăn mấy. Năm nay, luân chuyển lên đây nên đường sá đi lại khó khăn hơn.
Hàng ngày cô phải leo lên leo xuống đường dốc cheo leo, trời mưa còn đỡ chứ trời nắng lầy lội lắm. Người ta chân dài nên đi nhanh chứ cô chân ngắn nên phải mất 25 phút mới leo đến”, cô vừa cười vừa chia sẻ.
Cô Đinh Thị Vinh, Hiệu trưởng trường mầm non Trọng Hóa cho biết, toàn trường có 157 học sinh, 22 cô giáo với 8 điểm trường. Vì các điểm trường lẻ rất ít học sinh nên đều phải mượn nhà cộng đồng thôn làm lớp học.
Trong số các điểm trường lẻ, các cô giáo dạy ở điểm trường bản ông Tú vất vả nhất vì đường sá đi lại khó khăn.
Người dân ở đây chủ yếu là người Khùa, cuộc sống rất khó khăn, trình độ dân trí lại thấp nên nhiều khi các cô thầy gặp phải những điều dở khóc dở cười, nhất là dịp phổ cập vào đầu năm học.
Theo cô Vinh, nhiều em học sinh đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh nên các thầy cô phải chở phụ huynh ra UBND xã khai sinh cho con.
Có phụ huynh để hộ khẩu ở nhà mẹ đẻ nên thầy cô phải chở từ bản này sang bản khác lấy hộ khẩu rồi mới chở lên xã làm giấy khai sinh.
“Có gia đình còn khai nhầm, đứa đang bế trên tay thì đã 5 tuổi, còn đứa 5 tuổi thì lại thành đứa đang bế trên tay… Khổ nhất là việc phổ cập đầu năm học .
Tuy nhiên, được cái các em học sinh ở đây rất thích học. Cứ thấy cô giáo đến là vào lớp ngồi học rất nghiêm túc, kể cả trời mưa rét đến đâu cũng không em nào bỏ học”, cô Vinh cho biết.Về đầu trang

http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giua-nui-rung-co-lop-mam-non-6-hoc-sinh-va-mot-co-giao-post164132.gd


tải về 190.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương