ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Khai mạc lớp tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt của CAND



tải về 190.32 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích190.32 Kb.
#15697
1   2   3   4   5   6   7

Khai mạc lớp tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt của CAND


(Công An Nhân Dân Online 14/12, tác giả Sông Lam; Công An Nhân Dân 15/12, tr3)



Các đại biểu của Bộ Công an, Công an Quảng Bình và các đơn vị liên quan tham dự buổi khai mạc lớp tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt của CAND.
Sáng 14-12, tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, đã khai mạc lớp tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt trong toàn lực lượng Công an nhân dân năm 2015.
Lớp tập huấn lần này thu hút 200 cán bộ Đoàn chủ chốt trong toàn lực lượng tham gia. Lớp tập huấn sẽ kéo dài 5 ngày với 8 chuyên đề tập huấn trên lớp, 1 hoạt động sinh hoạt chính trị, xã hội tình nghĩa và hoạt động thực tế.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân nhấn mạnh, thông qua lớp bồi dưỡng này, cùng với việc nghiên cứu những quan điểm, quán triệt chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về công tác thanh niên, các cán bộ Đoàn sẽ có những trao đổi, thảo luận để đưa ra những nội dung, mô hình, cách làm hiệu quả của công tác thanh niên trong tình hình mới, cũng như giao lưu, học tập kinh nghiệm thực tế, cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác…
Để duy trì tốt lớp bồi dưỡng, đồng chí Trung tướng Nguyễn Xuân Mười đề nghị các đồng chí trong Ban tổ chức cần bố trí chương trình, nội dung hợp lý, chất lượng, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để các đồng chí cán bộ Đoàn yên tâm học tập, nghiên cứu.Về đầu trang

http://cand.com.vn/Hoat-dong-LL-CAND/Khai-mac-lop-tap-huan-can-bo-doan-chu-chot-cua-CaNd-376202/

HĐND huyện Bố Trạch khóa XVII tổ chức kỳ họp thứ 13


(Báo Quảng Bình Online 15/12, tác giả Thanh Hải)



Toàn cảnh kỳ họp HĐND huyện Bố Trạch lần thứ 13, khóa XVII.
Trong 2 ngày 14 và 15-12-2015, HĐND huyện Bố Trạch khóa XVII tổ chức kỳ họp thứ 13.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe và cho ý kiến vào 11 báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016; báo cáo về tình hình hoạt động của HĐND và các ban của HĐND huyện; kết quả công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện, Uỷ ban MTTQVN huyện...


Theo đó, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng năm 2015, tình hình kinh tế-xã hội của huyện vẫn duy trì sự phát triển ổn định và đạt những kết quả khả quan trên các lĩnh vực; cả 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra: sản lượng lương thực 50.565 tấn/KH 45.700 tấn; sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 23.100 tấn/KH 22.050 tấn; tổng thu ngân sách ước thực hiện 196 tỷ đồng/KH 144,2 tỷ đồng; số trường đạt chuẩn Quốc gia 53 trường/KH 51 trường; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,3%/KH 6,3%; số lao động được giải quyết việc làm 3.700 lao động/KH 3.500 lao động; thu nhập bình quân đầu người 29,2 triệu đồng/KH 29 triệu đồng.
Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi về số lượng và chất lượng xây dựng các tiêu chí nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Dự kiến đến hết năm 2015, toàn huyện có 7 xã đạt 19 tiêu chí.
Kỳ họp HĐND huyện Bố Trạch lần thứ 13 khóa XVII, nhiệm kỳ 2011-2016 cũng đã dành nhiều thời gian để các đại biểu tiến hành thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn.
Cũng tại kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và thông qua các tờ trình, dự thảo nghị quyết về nhân sự của HĐND và UBND; về dự toán thu chi ngân sách Nhà nước của huyện năm 2016; về phân bổ ngân sách nhà nước huyện; về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 nguồn vốn cân đối ngân sách huyện; về chương trình hoạt động của HĐND huyện và dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2016.Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201512/hdnd-huyen-bo-trach-khoa-xvii-to-chuc-ky-hop-thu-13-2131113/

II. Kinh tế

Nhân rộng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI


(TTXVN 14/12, tác giả Viết Ý)
Ngày 14/12, tại Quy Nhơn, Ban Quản lý Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi - giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” cùng Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đơn vị chức năng tổng kết và kiến nghị giải pháp cần nhân rộng dự án Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI – System Rice Intensification) vào sản xuất lúa gạo sạch và bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi - giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” do Chính phủ Australia tài trợ, được triển khai thí điểm tại tỉnh Bình Định và Quảng Bình từ năm 2012 đến nay và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định và Quảng Bình phối hợp với SNV triển khai thực hiện.
Sau 5 vụ thực hiện Dự án tại Bình Định và Quảng Bình cho thấy, những diện tích được áp dụng hệ thống SRI (System Rice Intensification - Hệ thống canh tác lúa cải tiến) cho năng suất tăng bình quân 8% và điển hình có diện tích tăng 13%; cho thu nhập bình quân đạt 12%, thậm chí có nơi tăng từ 26-34%; lợi nhuận tăng 35%; giảm giống sử dụng từ 39- 65%; giảm đạm từ 20-28% và giảm chi phí bảo vệ thực vật từ 39-62% so với sản xuất truyền thống.
Canh tác theo hệ thống SRI sẽ tạo cho tiểu vùng canh tác đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa và tăng khả năng chống chịu đối với những tác động của thời tiết cực đoan như mưa bão, hạn hán.
Mặt khác, canh tác theo SRI sẽ giảm nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa từ 14-40% mỗi vụ so với phương thức canh tác truyền thống. Ngoài ra, áp dụng SRI còn góp phần giảm đáng kể phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống: CH4 giảm từ 21-24 %; NO2 giảm từ 15-22% và CO2 giảm từ 22-27%.
Ước tính, nếu áp dụng SRI trên diện rộng toàn tỉnh Bình Định (nhất là cánh đồng mẫu lớn), nông dân Bình Định mỗi năm tiết kiện được khoảng 5.000 tấn giống (tương đương 50 tỷ đồng) và tiết kiệm từ 40-60 tỷ đồng do giảm thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, khả năng và nhu cầu tăng diện tích áp dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI của tỉnh còn rất lớn, hiện tại mới chỉ thí điểm chiếm khoảng 1% diện tích trong tổng số 115.000 ha sản xuất lúa hàng năm. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương tiếp tục nhân rộng Hệ thống canh tác SRI vào sản xuất lúa gạo bền vững trên địa bàn tỉnh vào những năm tới.Về đầu trang


tải về 190.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương