ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


I. Thời sự - Chính trị Siêu bão Melor giật cấp 17 tiến thẳng vào biển Đông



tải về 190.32 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích190.32 Kb.
#15697
1   2   3   4   5   6   7

I. Thời sự - Chính trị

Siêu bão Melor giật cấp 17 tiến thẳng vào biển Đông


(Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 15/12, tác giả Đặng Trung; Nguoiduatin.vn 15/12, tác giả Lê Hân; News.zing.vn 15/12, tác giả Công Khanh; Báo Chính Phủ Điện Tử 15/12, tác giả Thanh Phương; Quân Đội Nhân Dân Online 14/12, tác giả Xuân Vũ)



Siêu bão Melor giật cấp 17 hướng vào biển Đông. Ảnh: NCHMF
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Văn phòng quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện về ứng phó chủ động với cơn bão mạnh Melor.
Sáng nay (15-12), Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi thông báo vị trí tâm bão Melor ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 122,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 135 đến 150 km/giờ), giật cấp 17.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 1giờ sáng 16-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 730 km về phía đông-đông bắc.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 105 đến 120 km/giờ), giật cấp 12-13. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão vùng biển phía đông khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 12-13. Biển động dữ dội.
Cũng trong sáng nay (15-12), Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện gửi Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau chủ động phòng chống bão, kêu gọi tàu thuyền đến nơi trú, tránh bão an toàn.
Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ TT&TT, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao chủ động thông báo cho chủ tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão Melor để chủ động phòng tránh, trước khi bão tiến vào biển Đông.
Triển khai phương án đối phó với mọi diễn biến của bão, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ các công trình cầu, cống, kho tàng, nhà ga, bến cảng, phương tiện vận tải, thiết bị thi công, hạn chế thiệt hại do cơn bão gây ra đến mức thấp nhất.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hay trong ngày và đêm nay (15-12), bộ phận không khí lạnh này sẽ được tăng cường bổ sung liên tục. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác. Các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và giông. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.
Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Từ chiều nay vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, khu vực giữa biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. Riêng ở các tỉnh miền Bắc trời rét; có vùng rét đậm, vùng núi rét hại.Về đầu trang

http://phapluattp.vn/thoi-su/sieu-bao-melor-giat-cap-17-tien-thang-vao-bien-dong-600412.html

Người dân xã Quảng Hải nơm nớp lo sông Gianh “ăn” mất làng


(Nhân Dân Online 14/12, tác giả Hương Giang; TTXVN 13/12, tác giả Đức Thọ)



Sạt lở bờ sông Gianh thuộc thôn Tân Thượng, xã Quảng Hải (Quảng Bình) ngày càng nghiêm trọng.
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất ven sông Gianh thuộc xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Người dân nơm nớp trước nỗi lo sông “ăn” mất làng, còn chính quyền địa phương đang loay hoay chưa có phương án chế ngự sự tàn phá của thiên nhiên.
Quảng Hải là xã cồn bãi nằm giữa dòng sông Gianh vốn thừa nước mặn nhưng thiếu nước ngọt. Diện tích tự nhiên không những không được bồi tụ thêm mà trái lại còn mất đi hàng năm, nhất là sau mỗi trận lũ dữ sông Gianh.
Đầu, trước và sau làng đều là các nhánh của sông Gianh và nhánh nào cũng hung dữ, cuộn chảy và cuốn theo nhiều diện tích đất ở, đất sản xuất của người dân.
Thấy chúng tôi loay hoay tìm chỗ đặt máy ghi hình về nạn sạt lở bờ sông xã Quảng Hải, ông Trần Văn Nghiêu, 80 tuổi ở thôn Tân Thượng đi ngang dừng lại trò chuyện. Ông chỉ tay ra phía sông nói: “Trước kia, mũi đất của làng Tân Thượng xa cả trăm mét, có cái giếng làng hàng trăm tuổi nhưng giờ đã chìm dưới đáy sông. Nhánh sông Gianh chảy qua đầu làng hai mươi năm trước chỉ một lạch nhỏ nhưng nay rộng mênh mông và mức độ sạt lở vẫn chưa dừng lại. Sau mỗi trận lũ, doi đất đầu làng đổ xuống sông ầm ầm”.
Theo chân anh Nguyễn Minh Anh ở thôn Tân Thượng đi một vòng doi đất đầu làng, chúng tôi thấy nhiều gốc tre được trồng chắn sóng nhưng đã bị bật cả rễ, vườn bạch đàn cũng bị xô ngã, cuốn trôi do sông “ăn” mất đất. Từng thớ đất thịt nom mỡ màng thỉnh thoảng rơi xuống nước ùm ụp. Anh lo lắng nói: “Mỗi mùa mưa lũ đến là chúng tôi rất hoang mang. Ở gần sông, nhiều người muốn làm nhà nhưng không dám, vì sợ sạt lở trôi mất nhà. Với đà này, chẳng bao lâu nữa dòng sông Gianh sẽ “nuốt” hết đất của làng. Đề nghị Nhà nước quan tâm xây kè bảo vệ để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn”.
Chủ tịch UBND xã Quảng Hải Cao Xuân Ngọc cho biết, Quảng Hải có sáu thôn nhưng ba thôn bị sạt lở, trong đó nặng nhất là thôn Tân Thượng. Mỗi năm địa phương mất 5 - 7m đất do sạt lở theo dọc các nhánh sông, riêng năm có lũ lớn thì mức độ nguy hại còn lớn hơn nhiều. Cả ba phía làng đều sạt lở làm ảnh hưởng đến hơn 100 hộ dân. Bốn năm trước, địa phương được đầu tư xây khoảng 200m kè bảo vệ cho một khu dân cư nhưng do thiếu vốn nên thành ra dang dở. Hiện, bờ sông sạt lở đang đe dọa đến sự an toàn ngay cả đoạn kè này. Chỉ có xây kè kiên cố mới là biện pháp căn bản, lâu dài hơn để giữ được đất ở, đất sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân, vừa tạo được một cảnh quan mới cho hành lang ven sông. Vừa rồi địa phương có lập khai toán dự án xây kè với số vốn khoảng 140 tỷ đồng. Kinh phí lớn nên phải chờ dài.
Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phụng cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông xã Quảng Hải là rất đáng báo động song việc xây dựng tuyến kè phải cần số vốn lớn. Phần kinh phí lớn này trong nhiều năm qua tỉnh Quảng Bình đều phải trông chờ vào sự hỗ trợ của T.Ư.
Trước mắt, xã Quảng Hải cần rà soát để di dời các hộ trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn và lập dự án xây dựng kè ở khu vực xung yếu để trình cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ.Về đầu trang

http://www.nhandan.org.vn/khoahoc/moi-truong/item/28250402-nguoi-dan-xa-quang-hai-nom-nop-lo-song-gianh-%E2%80%9Can%E2%80%9D-mat-lang.html


tải về 190.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương