ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình: Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ



tải về 368.87 Kb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích368.87 Kb.
#22935
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

13. Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình: Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr6, tác giả Nguyễn Hiếu)
Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình được thành lập năm 2003 trên cơ sở chuyển đổi Lâm trường Nam Quảng Bình, được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển hệ thống rừng với diện tích trên 15.000ha (trong đó diện tích có rừng trên 11.000ha) thuộc địa phận hành chính của 11 xã thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Những năm qua, đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm, Ban đã tổ chức ký cam kết giao khoán bảo vệ rừng với các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, phối hợp với các địa phương làm tốt công tác lựa chọn hộ nhận khoán bảo vệ rừng có đủ tiêu chuẩn, nhất là trong việc huy động lực lượng khi cháy rừng xảy ra; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp cũng như các quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng cho các hộ dân.
Năm 2014, đơn vị đã mở được 6 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và nghiệp vụ trong công tác bảo vệ rừng với hơn 300 lượt người tham gia (gồm lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng, Đồn Biên phòng Ngư Thủy, công an, xã đội, trưởng thôn của 11 xã trên địa bàn quản lý), tu sửa 16 bảng tin, làm mới 50 biển báo bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền đã nâng cao được ý thức tự giác của nhân dân, cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nên trong những năm qua không có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Thụy - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình cho biết: “Ngoài công tác quản lý, bảo vệ rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng rất được chúng tôi coi trọng. Ngay từ đầu năm, Ban giám đốc phải kiện toàn, củng cố Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, các tiểu ban v của các trạm quản lý bảo vệ rừng, giao trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng về lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và phụ trách địa bàn theo hệ thống tổ tự quản bảo vệ rừng địa phương.
Phân công tuần tra, canh trực nhằm phát hiện và dập tắt kịp thời khi xảy ra cháy rừng. Thành lập lực lượng cơ động chữa cháy tại văn phòng để kịp thời hỗ trợ, bổ sung lực lượng chữa cháy cho các trạm. Các đồng chí trạm trưởng trạm bảo vệ rừng chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng theo địa bàn được giao quản lý. Trong thời kỳ khô hạn phải tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ). Từ các trạm đến văn phòng Ban quản lý phải niêm yết danh sách thời gian trực của từng đồng chí cụ thể: từ lãnh đạo đến nhân viên đều được phân công trực phòng cháy chữa cháy rừng, hết ca phải bàn giao cụ thể...
Những nơi trọng điểm dễ xảy ra cháy, Ban quản lý chủ động tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương mở hội nghị chuyên đề về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tuyên truyền đến tận thôn, xóm bằng hệ thống loa phát thanh. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ dân nhận khoán.
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn vị quản lý trên 15.000ha rừng và đất rừng nhưng chỉ có 16 cán bộ. Đặc biệt là khu rừng trồng phòng hộ với nhiệm vụ chắn cát và gió bão nhưng mật độ còn rất thưa, có nơi chỉ còn 300-400 cây/ha nhưng không có kinh phí để trồng bổ sung. Do vậy, đơn vị rất mong các cấp lãnh đạo trong thời gian tới tăng biên chế cán bộ cũng như có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt là cấp kinh phí để trồng bổ sung những diện tích rừng thưa nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ.
Ghi nhận những cố gắng của đơn vị, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000), nhiều Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Quảng Bình; năm 2013 được UBND tỉnh tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc, 5 năm liên tục đạt cơ quan văn hóa; là đơn vị lâm nghiệp duy nhất trong tỉnh được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Về đầu trang

14. Ban quản lý cảng cá Nhật Lệ: Vươn lên trong khó khăn


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr6, tác giả Nguyễn Trung)
Quảng Bình có 116,04km bờ biển với hệ thống cảng và cửa sông vô cùng đa dạng nên ngành thủy sản phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực khai thác hải sản. Lượng tàu thuyền đóng mới, cải hoán có công suất lớn tăng nhanh, lượng hàng giao dịch cũng tăng khiến nhiệm vụ của Ban quản lý cảng cá Nhật Lệ càng thêm nặng nề.
Năm qua, lượng tàu thuyền và sản lượng thủy sản khai thác qua cảng đạt 16.500 tấn, tương đương 103% so với kế hoạch giao (trong đó hàng thủy sản 11.000 tấn, hàng hóa khác 7.000 tấn); phương tiện qua lại 12.040 chiếc, tương đương 83% kế hoạch giao (trong đó xe ôtô các loại 9.800 chiếc, tàu thuyền cập cảng 2.240 chiếc); thu phí được 1.100 triệu đồng, đạt 133% kế hoạch giao, nộp ngân sách 160 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch.
Cảng cá Nhật Lệ còn là chợ đầu mối bán buôn hàng hải sản để cung ứng cho các chợ trong và ngoài tỉnh nên thu hút rất đông tàu thuyền cũng như lượng hải sản của các tỉnh bạn, phục vụ cho công tác bán buôn và chế biến.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 cuối năm 2013, khu vực cầu cảng bị bồi lấp, cản trở tàu thuyền vào mua bán trao đổi hàng hóa... Mặt khác, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cộng thêm giá cả vật tư liên tục biến động trong khi giá bán hải sản không tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngư dân, làm giảm lượng tàu và sản lượng thủy sản qua cảng. Hơn nữa, cơ sở vật chất của cảng đang xuống cấp nghiêm trọng, trong khi kinh phí duy tu bảo dưỡng rất hạn hẹp, phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế cảng của một số thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chưa nghiêm...
Khó khăn là vậy nhưng Ban quản lý cảng cá Nhật Lệ đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, vận hành cảng có hiệu quả. Duy trì và tiếp tục khẳng định cảng là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, từng bước ổn định và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung và của ngành nông nghiệp thủy sản Quảng Bình nói riêng. Về đầu trang


tải về 368.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương