ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


IV. An ninh – Quốc phòng 1. Quảng Bình: Bắt đối tượng vận chuyển 168kg pháo lậu



tải về 368.87 Kb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích368.87 Kb.
#22935
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

IV. An ninh – Quốc phòng

1. Quảng Bình: Bắt đối tượng vận chuyển 168kg pháo lậu


(VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 9h ngày1/2; Baodientu.chinhphu.vn 31/1, tác giả PV; Lao Động Online 31/1, tác giả Lê Phi Long; Lao Động & Xã Hội Online 31/1, tác giả Nguyễn Ngọc Vượng; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 31/1, tác giả Nguyễn Tân; Pháp Luật Xã Hội Online 31/1, tác giả Cảnh Hoa; Tin Tức Online 31/1, tác giả Trang Trí; Công An Nhân Dân Online 2/2, tác giả T.Nam; Đời Sống & Pháp Luật 2/2, tr3, tác giả PV; Nhân Dân 2/2, tr8; Quân Đội Nhân Dân 2/2, tr8, tác giả Anh Tần – Đức Trí )



Lực lượng chức năng đang kiểm tra niêm phong số pháo lậu.
Ngày 31/1, tại Km111 Quốc lộ 12A thuộc địa bàn xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, lực lượng tuần tra Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo bắt quả tang đối tượng Lê Vạn Biên, sinh năm 1987, thường trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, điều khiển xe ô tô vận chuyển trái phép 5 thùng pháo chứa 127 hộp pháo các loại, tổng khối lượng 168kg.
Đối tượng thuê chở ra Nghệ An với giá 2.5 triệu đồng.
Xin mời xem chi tiết tại clip:
https://www.youtube.com/watch?v=L_FOf2a8Ohk&index=1&list=PL_qYDK-jQXX_cEQ_MKis9nvgWX3cWSUzw Về đầu trang

2. Các “ông trùm” buôn lậu ngày càng “nhờn” luật?


(Pháp Luật Việt Nam 2/2, tr10+11, tác giả P.H)
206 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại là con số được các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, bắt giữ xử lý trong năm 2014. Thế nhưng ngạc nhiên là số vụ xử bị lý Hình sự lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc vi phạm đã phát hiện, bắt giữ.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt là tuyến buôn lậu “nóng” nhất. 13 địa phương để xảy ra tình trạng buôn lậu diễn biến rất phức tạp gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, An Giang.
Hàng hóa vi phạm được thống kê chủ yếu là ma túy, pháo nổ, đồ chơi bạo lực, rượu ngoại, bia, thuốc lá ngoại, đường kính, nước giải khát, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, xe đạp điện, lâm sản, động vật hoang dã...
Thủ đoạn buôn lậu thì “thiên biến, vạn hóa“. Tại tuyến biên giới phía Bắc, các đối tượng buôn lậu chia nhỏ hàng hóa, thuê cửu vạn đeo vác qua đường mòn, lối mở, dùng thuyền đò vận chuyển qua sông biên giới hay cất giấu, trà trộn hàng lậu trong người, hành lý cá nhân khi xuất nhập cảnh, cải tạo thêm hầm hàng, vách ngăn xe ô tô, hoán cải xe máy để chuyên chở hàng lậu. Thậm chí, sử dụng hóa đơn, chứng từ thu gom hàng cư dân biên giới, vận chuyển nội địa để đối phó với lực lượng chức năng kiểm tra trên đường vận chuyển.
Tuyến biên giới Tây Nam, hoạt động buôn lậu thuốc lá diễn ra rất nghiêm trọng khi hình thành hẳn các tụ điểm, đường dây chuyên vận chuyển tiêu thụ thuốc lá lậu với số lượng rất lớn. Trong những ngày áp Tết Nguyên đán, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng ra quân và đã bắt giữ được nhiều vụ “khủng”.
Ngày 3/1/2015, Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 62 nghìn bao thuốc lá tại Củ Chi; ngày 8/1/2015, C46, Bộ Công an và tổ công tác Ban Chỉ đạo 389 quốc gia bắt giữ 52 ngàn bao thuốc lá tại Long An. Đáng nói, cả 2 vụ đều bắt giữ được đối tượng cầm đầu, tổ chức đường dây buôn lậu với thời gian dài.
Theo lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, những tháng áp Tết Nguyên đán, đối phó với sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các đối tượng buôn lâu liên tục thay đổi phương thức, địa bàn hoạt động, tổ chức vận chuyển hàng lậu qua các vùng xa xôi, hẻo lánh trước đây không phải là địa bàn trọng điểm; tập trung lợi dụng chính sách ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới.

Thống kê cho thấy, năm 2014, các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, bắt giữ xử lý trên 206 nghìn vụ việc vi phạm (tăng 12,11% so với năm 2013); thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt trên 13 nghìn tỷ đồng (tăng 27,1% so với năm 2013); khởi tố 2.081 vụ án hình sự với 2.275 đối tượng.


Tuy vậy, con số được cơ quan chức năng thống kê cho thấy các vụ đã khởi tố chủ yếu chỉ liên quan đến ma túy, hàng cấm. Trong khi đó, các vụ liên quan tới buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế... rất ít vụ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, sở dĩ số vụ xử lý hình sự chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc vi phạm các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nói trên là do việc thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm rất khó khăn.
Ngoài ra, công tác phối hợp xác minh, điều tra sâu giữa các cơ quan chức năng còn thiếu đồng bộ, chưa có sự kết nối tốt dẫn đến nguy cơ có thể bỏ lọt tội phạm. Điển hình như vụ 08 tấn bao bì giả bắt giữ tại Hà Nội, vụ bắt giữ 4 xe chở 100 tấn hàng tại Lạng Sơn.
Cơ chế chính sách bất cập cũng là nguyên nhân làm cho bộ máy chống buôn lậu, gian lận thương mại chưa phát huy hết hiệu suất, thậm chí còn kích thích hoạt động buôn lậu. Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, quản lý thuế, chính sách ưu đãi về đầu tư, chính sách cư dân biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, tạm nhập tái xuất khẩu... còn nhiều sơ hở, bất cập dễ bị các đối tượng lợi dụng vi phạm; nhiều văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp về: thẩm quyền xử lý, chế tài xử phạt, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp của các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh, phát hiện, bắt giữ. Về đầu trang

3. Nhiều chuyển biến trong công tác đấu tranh chống buôn lậu


(Hải Quan 29/1, tr5, tác giả Quang Hùng)
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, năm 2014, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp trên khắp các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Các đối tượng thường lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, đầu tư đối với các khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, tạm nhập, tái xuất, gia công đầu tư, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu, thậm chí gian lận ngay trong khai báo thủ tục hải quan điện tử… để thực hiện các hành vi vi phạm. Nhóm đối tượng này hoạt động có tổ chức, manh động, liều lĩnh, hình thành các tụ điểm, đường dây vừa vận chuyển vừa tiêu thụ hàng hóa từ biên giới về sâu trong nội địa.
Trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, các lực lượng chức năng xác định địa bàn trọng điểm gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, An Giang… Hàng hóa vi phạm lên tới hàng chục đến hàng trăm loại mặt hàng có giá trị lớn, thậm chí có cả hàng cấm như: Pháo nổ, ma túy, đồ chơi bạo lực, rượu ngoại, bia, thuốc lá, đường kính trắng, nước giải khát, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, xe đạp điện, vải, quần áo may mặc…
Trên tuyến biên giới phía Bắc, các đối tượng buôn lậu chia nhỏ hàng hóa, thuê cửu vạn gùi, cõng, đai vác qua đường mòn, lối mở; dùng thuyền, đò vận chuyển qua sông biên giới; cất giấu, trà trộn hàng lậu trong người, hành lý cá nhân khi nhập cảnh; cải tạo thêm hầm hàng, vách ngăn xe ô tô, hoán cải xe máy để chuyên chở hàng lậu.
Để đối phó lực lượng chức năng kiểm tra trên đường, bọn chúng thường xuyên sử dụng hóa đơn chứng từ thu gom hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, đưa hàng về tập kết tại các chợ đầu mối thuộc các tỉnh lân cận Thành phố Hà Nội, trước khi đưa hàng đi tiêu thụ khắp cả nước.
Tuyến hàng không, bưu điện là đường mà các loại hàng cấm, hàng hóa có giá trị kinh tế cao, dễ cất giấu như mỹ phẩm, điện thoai di động, đồng hồ, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, ngoại tệ, vàng “đổ bộ”… Địa bàn trọng điểm là các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; chuyển phát nhanh Fedex, DHL… Đáng lưu ý, hoạt động vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất, tân dược, sản phẩm động vật hoang dã có chiều hướng gia tăng.
Bên cạnh diễn biến khó lường của hoạt động buôn lậu trên các tuyến biên giới, ở nội địa, tình trạng bày bán, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng chưa có dấu hiệu giảm. Các mặt hàng bị làm giả đa dạng, từ hàng tiêu dùng thông dụng như giày, dép, quần áo, nước uống đóng chai, phụ tùng xe máy, mũ bảo hiểm… đến các mặt hàng có giá trị cao hoặc có chức năng đặc biệt từ vàng, thẻ tín dụng, thẻ cào điện thoại, phần mềm tin học, linh kiện điện tử… Phần lớn các loại hàng giả được sản xuất từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), sau đó nhập lậu vào Việt Nam qua tuyến biên giới phía Bắc và miền Trung.
Bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt ra quân triển khai nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thường xuyên liên tục, sát với thực tiễn, là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương có định hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời điều phối hoạt động đấu tranh của các lực lượng: Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trưởng, Cảnh sát biển.
Song song với quá trình thực hiện, Văn phòng Thường thực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã thành lập các Đoàn công tác đột xuất kiểm tra tình hình thực tế về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các tỉnh biên giới trọng điểm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, TP. Hà Nội và các tỉnh Tây Nam Bộ. Kết quả kiểm tra cũng là cơ sở quan trọng để tham mưu, báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo triệt phá thành công nhiều vụ buôn lậu lớn. Điển hình vụ bắt giữ hơn 60 tấn dược liệu từ Trung Quốc; bắt giữ 4 xe ô tô vận chuyển trái phép 100 tấn hàng lậu tại Lạng Sơn; vụ bắt 120 tấn hàng lậu tại Móng Cái, Quảng Ninh; bắt giữ 52.000 bao thuốc lá lậu tại Long An…
Qua từng vụ việc, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt, chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng các cấp từng bước làm tốt công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả theo tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Đồng thời, áp dụng các biện pháp kỷ luật, điều động cán bộ, công chức có dấu hiệu, hành vi sai phạm trong thực thi công vụ. Việc làm này đã phát huy tích cực, có hiệu quả răn đe, phòng ngừa vi phạm, tạo sức chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, cũng như người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Về đầu trang

4. Xử lý xe quá tải còn khác nhau giữa các địa phương


(VTV1 – Mục Điểm báo lúc 6h20 ngày 30/1)
Việc xử lý xe chở quá tải không đồng đều giữa các địa phương, nơi thì buông lỏng, nơi thì siết chặt (như giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh) khiến mục tiêu kiểm soát trọng tải xe không thể giải quyết triệt để, đồng thời mục tiêu bảo vệ đường, nhất là những con đường vừa mới làm ở miền Trung vẫn sẽ rất khó khăn.

Xin mời xem chi tiết tại clip:



https://www.youtube.com/watch?v=xKazoaf5kc8&list=PL_qYDK-jQXX_cEQ_MKis9nvgWX3cWSUzw&index=7 Về đầu trang

V. Điểm tin đã đưa



Toaan.gov.vn 30/1 điểm lại tin: Ngày 26/1, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015. Đến dự, về phía TAND Tối cao, có đồng chí Trương Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao. Về đầu trang
Chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng qua, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phá thành công 4 chuyên án, bắt 9 đối tượng, thu giữ 661 kg pháo các loại. Thông tin được điểm lại trên Bảo Vệ Pháp Luật 3/2, tr13. Về đầu trang
Ngày 29/1, Đồn Biên phòng Cà Roòng – Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với lực lượng phòng chống tội phạm ma túy của bộ chỉ huy bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển trái phép 670kg thuốc bom qua biên giới Việt – Lào. Thông tin được điểm lại trên VTV1 – Bản tin Tin Tức lúc 14h ngày 30/1, Nhân Dân 31/1, tr7, Đời Sống & Pháp Luật 2/2, tr8. Về đầu trang

https://www.youtube.com/watch?v=a-AjSoennUs&list=PL_qYDK-jQXX_cEQ_MKis9nvgWX3cWSUzw&index=1
Ngày 30/1, tin từ UBND xã Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết, lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra và truy tìm thủ phạm vụ mất trộm hơn 100 triệu đồng tại trụ sở UBND xã. Thông tin được điểm lại trên Lao Động 31/1, tr8. Về đầu trang
Công An Nhân Dân 31/1, tr5 đưa lại tin: Ngày 29/1, công an huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đang điều tra làm rõ vụ việc các đối tượng đi trên xe taxi biển kiểm soát 38A-010.83 đã vi phạm trật tự an toàn giao thông và dùng dao truy sát, đánh công nhân đang thi công mở rộng Quốc lộ 1A. Về đầu trang
Sau khi tỉnh Quảng Bình đột ngột thông báo tăng giá vé tham quan các hang động lên gấp đôi sơ với trước, gây bức xúc cho không ít công ty lữ hành và cả du khách, Tổng cục Du lịch vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình lùi thời điểm tăng phí tham quan. Thông tin được điểm lại trên Vietnamnettv.vn 30/1; Vtc14.vn 30/1; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 31/1, tr11, Đại Biểu Nhân Dân 2/2, tr4, tác giả HH. Về đầu trang
Giáo Dục & Thời Đại 30/1, tr5 đưa lại tin: Ngày 28/1, Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh này đã trao một chiếc đò mới cho các em học sinh trường Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG





tải về 368.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương