ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Để những cánh rừng Tuyên Hóa thêm xanh



tải về 368.87 Kb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích368.87 Kb.
#22935
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

7. Để những cánh rừng Tuyên Hóa thêm xanh


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr3, tác giả Trung Hiếu)
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 29.055ha rừng trên địa bàn 5 xã Thuận Hóa, Kim Hóa,Thanh Hóa, Hương Hóa và Lâm Hóa, rừng tập trung ở vùng sâu, vùng xa, giáp ranh với huyện Minh Hoá, tỉnh Hà Tĩnh và nước bạn Lào.
Với địa hình hiểm trở nhiều núi cao, suối sâu, đời sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào rừng nên nhiệm vụ của đơn vị gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến bảo vệ, phát triển vốn rừng.
Được sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và sự phối kết hợp có hiệu quả giữa các ngành chức năng như lực lượng kiểm lâm, công an, chính quyền các địa phương đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, là tiền đề cơ bản giúp Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng hiện có cơ bản được bảo vệ, phát triển tốt, góp phần không nhỏ đưa độ che phủ rừng của tỉnh Quảng Bình thuộc top đầu cả nước.
Ông Nguyễn Hữu Sơn - Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa, cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ rừng ở đây rất phức tạp, khó khăn do diện tích bảo vệ, quản lý rừng rộng, địa hình hiểm trở, cuộc sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào rừng, đất sản xuất nông nghiệp ít, ngành nghề phụ chưa phát triển, lực lượng nông nhàn nhiều. Không có việc làm nên phần lớn người dân ở vùng này còn nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác lâm sản, trong khi đó, lực lượng của đơn vị rất mỏng (28 người thuộc biên chế và 26 người hợp đồng). Thực tế ấy đặt ra áp lực lớn trong bảo vệ rừng, nếu không có quyết tâm cao và cách làm tốt thì rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhận rõ những thách thức đó, thời gian qua, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa đã bố trí lực lượng, triển khai nhiều biện pháp tích cực. Bên cạnh phân công, bố trí cán bộ phụ trách địa bàn, phối hợp với các lực lượng (công an, kiểm lâm, bộ đội) tuần tra, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, đơn vị còn thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân vùng giáp ranh, còn những vùng rừng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn do lực lượng bảo vệ rừng của ban đảm nhận.
Cùng với đó, ban đã phối hợp triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy, chống chặt phá, xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với các xã, Hạt Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, chủ động tổ chức kiểm tra chéo giữa các cụm trạm. Đặc biệt, Ban quản lý cùng với chính quyền các xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, ký cam kết với 100% hộ dân trong vùng giáp ranh thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy...
Nhờ đó, rừng được bảo vệ tốt, trong năm không để xảy ra các vụ cháy rừng nguy hiểm và các vụ chặt phá rừng trái phép. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn đang được thực hiện theo hướng xã hội hóa, đã huy động được đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia nên có bước chuyển biến khá.
Có thể nói, còn nhiều vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từ việc giao khoán đến chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân và lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách bảo vệ rừng ở các đơn vị địa phương. Vì vậy, theo ông Sơn, các ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu và sớm có biện pháp hữu hiệu như chế độ tiền lương mới, đặc thù cho các viên chức đang công tác tại các ban quản lý rừng phòng hộ. Bởi vì hiện nay các đối tượng này chưa được hưởng các chính sách ưu đãi như công chức kiểm lâm mặc dù lực lượng này thường xuyên ở trong rừng nhiều hơn, cần trang bị trang phục, công cụ hỗ trợ đi liền với đó là tạo việc làm và sinh kế bền vững cho người dân miền núi, giảm áp lực dựa vào rừng để mưu sinh thì mới đảm bảo việc quản lý bảo vệ rừng bền vững. Về đầu trang

8. Quảng Trạch, rừng vẫn xanh


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr4, tác giả Kim Ngân)
Xác định rừng là tài sản quý giá, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, những năm qua, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Quảng Trạch (Quảng Bình) đã làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng do đơn vị quản lý luôn được chăm sóc bảo vệ tốt, từng bước phát huy hiệu quả.
“Quản lý, bảo vệ rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong khi trên lâm phần do ban quản lý, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vào rừng khai thác gỗ, đốt than, lấn chiếm đất vẫn thường xuyên xảy ra, đặt thêm gánh nặng lên vai cho cán bộ, nhân viên của ban”, ông Trần Náy - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Quảng Trạch cho biết.
Năm 2014, Ban quản lý rừng phòng hộ Quảng Trạch được Nhà nước giao quản lý 12.400,5ha rừng và đất rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là 9.493,5ha, rừng trồng 1.128,2ha, còn lại là đất chưa có rừng. Với những biện pháp bảo vệ rừng sát thực tế và có hiệu quả, Ban quản lý đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm lâm luật xảy ra.

Để bảo vệ tốt tài nguyên rừng, hàng năm, Ban quản lý đều chú trọng sắp xếp, kiện toàn tổ chức, kịp thời giao khoán rừng và đất rừng cho cán bộ, công nhân, các hộ gia đình đảm nhận. Chú trọng thiết kế và chỉ đạo thi công các hạng mục trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa, chòi canh, hệ thống bảng tuyên truyền.


Một nhiệm vụ khác mà đơn vị luôn quan tâm chú trọng, đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ban đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân ký cam kết thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Phòng cháy chữa cháy. Cán bộ phụ trách địa bàn luôn bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để phản ánh kịp thời.
Do vậy, trong năm 2014, tình trạng khai thác, chặt phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng và đốt cháy rừng ngày càng hạn chế và từng bước chấm dứt. Diện tích rừng phòng hộ được bảo vệ tốt, đã có tác động thuận lợi cho việc tích trữ nước cho các công trình thủy lợi lớn như sông Thai, Vực Tròn, Trung Thuần và sông Rào Nan.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ, Ban quản lý rất chú trọng nhiệm vụ trồng, phát triển rừng. Từ năm 2008 đến nay đã thực hiện trồng hàng trăm hecta rừng tại các xã. Để chủ động nguồn cây giống phục vụ trồng rừng, góp phần giảm chi phí đầu tư, Ban quản lý đã xây dựng được 2 vườn ươm (trong đó 1 vườn ươm cây ngập mặn), mỗi năm sản xuất được 50 vạn cây giống. Nhờ nắm vững kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cây giống do đơn vị sản xuất luôn bảo đảm chất lượng tốt.

Nói về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015, ông Náy cho biết: “Chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng. Đồng thời tạo việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, người lao động. Xây dựng đơn vị đạt trong sạch vững mạnh, 100% cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, 15 – 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Về đầu trang




tải về 368.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương