ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Ban quản lý Cảng cá Sông Gianh: Đáp ứng dịch vụ hậu cần nghề cá



tải về 368.87 Kb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích368.87 Kb.
#22935
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

11. Ban quản lý Cảng cá Sông Gianh: Đáp ứng dịch vụ hậu cần nghề cá


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr5, tác giả Bích Ngọc)
Những năm qua, Ban quản lý cảng cá Sông Gianh (Quảng Bình) đã không ngừng vượt khó, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ ngư dân ra khơi an toàn.
Ông Trần Đăng Thảo - Giám đốc Ban quản lý cho biết: “Chúng tôi là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, được giao nhiệm vụ quản lý cảng cá Sông Gianh và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh rộng 21ha, đáp ứng được 450 tàu một lúc, phục vụ ngư dân không vì mục đích lợi nhuận”.
Để hỗ trợ tối đa cho ngư dân, Ban đã phối hợp với các đơn vị liên quan như: bộ đội biên phòng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân, chủ các tàu thuyền đánh bắt cá những chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Bên cạnh đó, Ban cũng tổ chức hội nghị liên ngành về việc ký kết phối hợp hướng dẫn tàu cá vào tránh trú tại khu neo đậu và triển khai tốt việc tập luyện thuần thục công tác hướng dẫn tàu cá. Đồng thời, đảm bảo tốt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực cảng, khu neo đậu tránh trú bão và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư vào kinh doanh, buôn bán tại cảng, đảm bảo các dịch vụ hậu cần nghề cá được cung cấp đầy đủ.
Nhờ đó, năm 2014, tổng số lượng tàu cá cập cảng đạt 5.590 lượt chiếc và phương tiện vận tải là 16.139 lượt chiếc; sản lượng hàng hóa qua cảng 35.479 tấn, trong đó có 22.033 tấn hàng hải sản, chiếm 44% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh. Tổng số phí thu trên 1,042 tỷ đồng (đạt 139% kế hoạch), nộp ngân sách 200 triệu đồng (đạt 133,3% kế hoạch). Đối với khu neo đậu, mặc dù không có lụt, bão nhưng năm qua đã có 2.700 lượt tàu vào bốc dỡ hàng hóa, nghỉ trăng và 1.000 lượt chiếc tàu vào trú gió mùa.
Ông Nguyễn Trung Sơn - Phó giám đốc Ban quản lý cảng cá Sông Gianh chia sẻ thêm: “Hơn 14 năm qua, Ban đã phục vụ hiệu quả cho cộng đồng nghề cá trong khu vực. Nhưng do đầu tư đã lâu, đến nay cảng không còn phù hợp nữa, cầu tàu ngắn, hẹp, không đáp ứng được yêu cầu của đội tàu công suất lớn. Đề nghị cấp trên quan tâm, đầu tư bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xuống cấp và không còn phù hợp như: Cầu cảng, sân bãi, hệ thống điện, kè cầu cảng phần còn lại phía hạ lưu cầu dưới…
Ở khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh cần làm thêm bến cập tàu đủ 350m (hiện bến cập tàu có 150m), phục vụ cho tàu cá vào kết hợp bốc dỡ hàng hóa… Nhất là sớm triển khai làm mới khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh 2 ở Phúc Thuận để có thêm chỗ cho tàu cá có công suất lớn trên 300CV vào tránh trú bão và kết hợp bốc dỡ hàng hóa.
Trao đổi về mục tiêu năm 2015, ông Thảo cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, khuyết điểm năm 2014, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2015 với các chỉ tiêu cụ thể như: Số lượng tàu cá cập cảng đạt 5.500 lượt chiếc và phương tiện vận tải 11.000 lượt chiếc; sản lượng hàng hóa qua cảng 26.000 tấn, trong đó có 15.000 tấn hàng thủy sản. Tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh phấn đấu có 3.500 lượt chiếc tàu vào bốc dỡ hang hóa, nghỉ trăng và tránh trú bão. Cùng với đó là thực hiện tốt dịch vụ hậu cần nghề cá và thu hút các thành phần kinh tế vào làm dịch vụ nhằm phát huy tối đa hiệu quả của cảng cá và khu tránh trú bão”. Về đầu trang

12. Ban quản lý Rừng phòng hộ Động Châu: Không ngừng phát triển vốn rừng


(Kinh Tế Nông Thôn 30/1, tr4, tác giả Trung Hiếu)
Thực hiện kế hoạch hành động và giải pháp năm 2014, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Động Châu đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương để hoàn thành tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tổng diện tích rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu phụ trách là 18.360,36ha. Dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, toàn bộ diện tích rừng, đất rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu quản lý, bảo vệ vẫn phát triển tốt, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tiêu chí rừng phòng hộ.
Hiện, Ban quản lý có 22 cán bộ, viên chức thuộc biên chế, 8 hợp đồng. Dù lực lượng mỏng lại phải quản lý diện tích rừng lớn nhưng Ban quản lý vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đội cơ động bảo vệ rừng đã tăng cường giám sát, tăng cường lực lượng cho các trạm; 5 trạm quản lý, bảo vệ rừng được phân bố trên các khu vực lâm phần trọng điểm.
Các trạm, đội quản lý, bảo vệ từng khu vực theo địa bàn lâm phần được phân công, phối hợp chặt chẽ khi có vụ việc xảy ra đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý trên địa bàn được phân công quản lý, bảo vệ; tổ chức chỉ đạo, lập phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Lập phương án cắm chốt tại các vùng trọng điểm, triển khai đến các tổ, đội, trạm bảo vệ rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn diện trên toàn bộ lâm phần được giao quản lý. Tập trung bảo vệ diện tích phòng hộ, rừng trồng phòng hộ.
Một nhiệm vụ tương đối quan trọng được Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu quan tâm là tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Phòng cháy chữa cháy. Trong năm, ban đã phối hợp với chính quyền xã Kim Thủy tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho các hộ dân sống gần rừng, liền rừng. Tổ chức 4 đợt tập huấn, chăm sóc rừng trồng, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. Ký cam kết với các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban quản lý, UBND xã Kim Thủy, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, các hộ dân bản Rum - Ho nhận khoán bảo vệ rừng (83 người), các hộ dân sống gần rừng, liền rừng, ven rừng và các chủ xe chuyên chạy qua đường 16 về thực hiện cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Hoàn thành tu sửa bảng bảo vệ rừng ở các trạm và làm mới 40 bảng tuyên truyền bảo vệ rừng với nhiều nội dung, được đóng ở các vị trí trung tâm của các trạm, đội được giao quản lý bảo vệ rừng, nơi dễ nhận biết ở các đường vào rừng, đảm bảo công tác tuyên truyền có hiệu quả.

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, phòng cháy là chính, ban bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý, thường trực 24/24 giờ trong những thời điểm nắng nóng, thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy. Nhờ vậy, tại lâm phần không xảy ra cháy rừng.


Ban quản lý cũng thực hiện tốt quy chế hoạt động của cơ quan; quy định phân công nhiệm vụ đối với cán bộ và nhân viên hợp đồng; giao khu vực lâm phần quản lý bảo vệ cho các trạm, đội bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng các trạm, đội đã thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động tuyên truyền, giám sát, kiểm tra, giúp đỡ đồng bào sống ven rừng và liền rừng. Thường xuyên tuần tra, canh gác tại khu vực lâm phần được giao, tuần tra vùng ven để nắm bắt tình hình và ngăn chặn kịp thời từ vòng ngoài không cho người vào rừng đặt bẫy hay săn bắt động vật rừng trái phép.
Tổ chức truy quét, đẩy đuổi người vi phạm ra khỏi rừng. Trên toàn lâm phần quản lý, bảo vệ không phát hiện các đường bẫy đang đặt. Thực hiện chương trình ứng dụng không gian SMART vào việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học do dự án GIZ và Chi cục Kiểm lâm chủ trì; thực hiện 4 đợt tập huấn kỹ thuật, kỹ năng sử dụng phần mềm SMART và máy định vị GPS. Triển khai 4 đợt sinh hoạt sâu rộng về chính trị - tư tưởng, chỉnh đốn đạo đức tác phong trong toàn lực lượng của đơn vị, gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thường xuyên bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tham mưu cho cơ quan cấp trên ban hành các chủ trương, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng.

Thời gian tới, tuy còn nhiều khó khăn, tình hình diễn biến phức tạp, đời sống đại bộ phận cư dân sống ven rừng và liền rừng vẫn còn nghèo, tác động bất lợi đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhưng Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ. Giữ vững diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và không ngừng phát triển vốn rừng. Về đầu trang




tải về 368.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương