ĐỐi sánh thành ngữ tiếng việt và tiếng anh biểu thị CẢm xúc vui từ LÝ thuyết hoán dụ Ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhậN


Hoán dụ hoạt động trong một mô hình tri nhận lí tưởng hoá (ICM)



tải về 34.61 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2022
Kích34.61 Kb.
#54064
1   2   3   4   5   6   7   8   9
55233-Article Text-159445-1-10-20210324

Hoán dụ hoạt động trong một mô hình tri nhận lí tưởng hoá (ICM)


Khái niệm “tương cận” (contiguity) là cốt lõi của hầu hết các định nghĩa về hoán dụ. Lakoff và Johnson (1980) đề cập đến sự “tương cận” khi xem xét toàn bộ các quan hệ liên tưởng ý niệm thường liên quan đến một biểu thức; Lakoff (1987) giải thích cho sự tương cận hoán dụ trong khuôn khổ các mô hình nhận thức lý tưởng hóa (ICMs); Croft (1993) giải quyết các mối quan hệ tương cận xét trên sự biểu hiện về tri thức bách khoa trong một miền hoặc một ma trận miền; Blank (1999), mô tả mạng lưới tương cận ý niệm bằng cách sử dụng khái niệm khung (frame) và kịch bản (scenario).
Cũng cần bàn thêm về tính tương cận trong hoán dụ ý niệm. Mối quan hệ tương cận được xem như phụ thuộc giữa ý nghĩa của hai từ, giữa những gì mà hoán dụ xảy ra. Hoán dụ dựa trên ba loại tương cận: tương cận không gian (spatial contiguity), tương cận thời gian (time contiguity) và tương cận nguyên nhân (causal contiguity). Tính tương cận theo quan điểm tri nhận, lần đầu tiên được đề xuất bởi Lakoff và Johnson (1980), cho rằng nền tảng của hoán dụ ý niệm có liên quan đến mối liên kết vật lý hoặc nhân quả. Định nghĩa này rất rộng, bao gồm mối quan hệ tương cận giữa (inter-) và nội tại (intra-) trong các thành tố về ngôn ngữ, thực tế và ý niệm. Lakoff (1987) đề xuất mô hình tri nhận lý tưởng hóa (ICM), và đặc điểm của nó là: (1) con người tổ chức cấu trúc tri thức thông qua ICM, mỗi cấu trúc của ICM là một cấu trúc phức tạp về mặt tổng thể và có một cấu trúc gestalt (thể toàn vẹn); (2) ICM không nhất thiết phản ánh thực tế, một cách trung thực, nhưng nó là sự đơn giản hóa mức độ cao của một số giải thuyết về nền tảng; (3) ICM không chỉ bao gồm kiến thức về các lĩnh vực cụ thể, mà còn cả về văn hóa, phong tục, v.v...
    1. Việc áp dụng lý thuyết hoán dụ ý niệm vào đối tượng thành ngữ biểu thị vui của tiếng Việt và tiếng Anh


Có thể nói, các mô hình hoán dụ cảm xúc được hình thành dựa trên nguyên lý nhập thân hóa và các phản ứng sinh lý học tạo nên mô hình hoán dụ phổ quát HIỆU ỨNG SINH LÝ CỦA CẢM XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC (THE PHYSIOLOGICAL EFFECTS OF AN EMOTION STAND FOR THE
EMOTION), để từ đó tạo ra một hệ thống hoán dụ về các loại cảm xúc liên quan đến PHẢN ỨNG SINH LÝ (physiological responses), PHẢN ỨNG HÀNH VI (behavioural responses) và PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT (facial expression responses). Trong đó, những phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi được sản sinh bởi cảm xúc nào đó được sử dụng để đại diện cho chính loại cảm xúc ấy (Ungerer & Schmid, 2006).
Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, xét trên đối tượng thành ngữ biểu thị cảm xúc vui, chúng tôi chọn mô hình hoán dụ phổ quát HIỆU ỨNG SINH LÝ CỦA CẢM XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC làm nền tảng lý thuyết, với ba tiểu hệ thống hoán dụ cảm xúc liên quan đến PHẢN ỨNG SINH LÝ (physiological responses), PHẢN ỨNG HÀNH VI (behavioural responses) và PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT (facial expression responses).

    1. tải về 34.61 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương