ĐỐi sánh thành ngữ tiếng việt và tiếng anh biểu thị CẢm xúc vui từ LÝ thuyết hoán dụ Ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhậN



tải về 34.61 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2022
Kích34.61 Kb.
#54064
1   2   3   4   5   6   7   8   9
55233-Article Text-159445-1-10-20210324

Kết quả nghiên cứu


  1. Hoán dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn PHẢN ỨNG SINH LÝ

Bộ phận cơ thể người có thể được phân thành hai loại dựa trên trải nghiệm tri giác: bộ phận bên ngoài cơ thể bộ phận bên trong cơ thể. Bộ phận bên ngoài cơ thể là những bộ phận cơ thể có thể nhìn thấy được, sờ nắn được. Chúng có thể là đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân, v.v... Bộ phận bên trong thể là những bộ phận cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy hay sờ mó được vì chúng ở bên trong vùng bụng và ngực của con người. Chúng là tim, phổi, gan, lá lách, thận, dạ dày, ruột, v.v... Những trải nghiệm tri giác với bộ phận bên trong cơ thể thường biểu thị những phản ứng về mặt sinh lý.
Qua khảo sát chúng tôi phát hiện có 9 thành ngữ tiếngViệt biểu thị niềm vui có sử dụng miền nguồn hoán dụ PHẢN ỨNG SINH LÝ: mở lòng mở dạ, nở ruột nở gan, nở gan nở ruột, nở từng khúc ruột, như nở từng khúc ruột, được lời như cởi tấm long, mở cờ trong bụng, như mở cờ trong bụng (lòng), vui như mở cờ (trong bụng). Cảm xúc vui được biểu hiện trong các thành ngữ tiếngViệt này được ví như là những phản ứng sinh lý thông thường với các bộ phận cơ thể người như lòng, dạ, bụng, ruột, gan. Đây là các bộ phận bên trong cơ thể, có đặc tính không hiển lộ ra bên ngoài, nên con người không thể nhìn thấy được. Tuy vậy, các bộ phận cơ thể này vẫn được người Việt vận dụng vào việc kiến tạo nên ý niệm hoán dụ cảm xúc vui cho các thành ngữ tiếng Việt, đó là nhờ vào sự liên tưởng của người nói hay người nghe giữa một bên là miền nguồn phản ứng sinh lý và một bên là ý niệm cảm xúc vui, sử dụng kết hợp các động từ “mở, cởi, nở” với các bộ phận bên trong cơ thể. Nhìn chung, cách dùng bộ phận cơ thể biểu trưng cho cảm xúc nội tâm của con người chính là một dạng của phương thức tư duy hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái chứa đựng và cái được chứa đựng mà Lakoff gọi là ICM chứa đựng (Containment ICM).
Qua khảo sát nhóm thành ngữ cảm xúc vui tiếng Anh, chúng tôi chỉ phát hiện 3 thành ngữ sử dụng bộ phận bên trong cơ thể là tim (heart): gladden one’s heart, warm the cockles of one’s heart, with a light heart. Mặc dù cả thành ngữ biểu thị niềm vui trong tiếngViệt và tiếng Anh đều dùng tên của bộ phận cơ thể để kiến tạo nên ẩn dụ ý niệm cảm xúc, nhưng kết quả khảo sát chỉ ra rằng người Anh Mỹ thường dùng hình ảnh “tim”, còn người Việt thì dùng “lòng, bụng, dạ, ruột, gan” cùng để biểu thị ý niệm cảm xúc vui. Theo Trịnh Sâm (2016), có thể có ba loại nghiệm thân: nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân tự nhiên và nghiệm thân xã hội. Trong đó, nghiệm thân sinh lý, gắn liền với thân xác, cụ thể và dễ quan sát nhất là những trải nghiệm gắn liền những bộ phận cơ thể của con người. Qua quá trình quan sát bức tranh ngôn ngữ dân gian trong tục ngữ và thành ngữ, Trịnh Sâm (2016) kết luận rằng để biểu đạt cảm xúc và cả lý trí, người Việt dùng các bộ phận cơ thể: bụng, dạ, gan, lòng, ruột, trong đó, gan thường biểu trưng cho ý chí và lòng can đảm, bốn cơ quan còn lại, ngữ nghĩa của chúng vừa có thể tương đương với đầu mà cũng có thể tương đươngvới tim
hoặc cả với hồn/ tâm hồn như cách tri nhận của phương Tây. Cách định vị 5 yếu tố nội tạng trong tiếng Việt là khá tiêu biểu cho dạng thức ý niệm hoá vùng bụng.Trong diễn đạt, không ít trường hợp các bộ phận cơ thể ấy trong tổ hợp có thể hoán đổi cho nhau mà nghĩa biểu trưng về cơ bản không đổi.

    1. tải về 34.61 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương