ĐỐi sánh thành ngữ tiếng việt và tiếng anh biểu thị CẢm xúc vui từ LÝ thuyết hoán dụ Ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhậN


Quan điểm về thành ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận



tải về 34.61 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2022
Kích34.61 Kb.
#54064
1   2   3   4   5   6   7   8   9
55233-Article Text-159445-1-10-20210324

Quan điểm về thành ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận


Việc nghiên cứu thành ngữ đã trở thành một lĩnh vực quan tâm hàng đầu của các nhà ngôn ngữ học tri nhận. Một số nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận (ví dụ: Gibbs, 1990; Gibbs và O'Brien, 1990; Kövecses và Szabó, 1996; Lakoff, 1987) đã chỉ ra rằng nghĩa của thành ngữ không chỉ đơn giản được khuôn định và
từ vựng hóa sẵn. Theo ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ được khẳng định có nguyên do về ý niệm. Điều này được hiểu rằng nghĩa của nhiều thành ngữ có vẻ tự nhiên và tường minh với chúng ta bởi vì ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và tri thức quy ước giúp liên kết nghĩa nguyên văn của các từ thành tố với nghĩa biểu trưng của toàn thành ngữ. Bên cạnh nguyên do mà các cơ chế ý niệm nêu trên tạo ra, các thành ngữ, các phép ẩn dụ và hoán dụ còn được cho là bị tác động bởi phép hiện thân (xem Lakoff, 1987; Johnson, 1987; Lakoff và Johnson, 1999).
Sự linh hoạt về mặt từ vựng cũng góp phần vào mức độ nghĩa biểu trưng của thành ngữ.Tính năng không thể phân tích cũng ảnh hưởng đến việc hiểu thành ngữ. Do vậy, nghĩa của một thành ngữ có khả năng phân tích cao hơn bao nhiêu thì việc hiểu thành ngữ ấy càng dễ dàng và nhanh hơn bấy nhiêu. Theo Gibbs (1990, tr.428), lý do kiến giải điều này là vì nghĩa nguyên văn của các biểu thức ngôn ngữ mà có thể phân tích nghĩa đã góp phần trực tiếp vào nghĩa biểu trưng của chúng. Bằng cách này, nghĩa nguyên văn và nghĩa biểu trưng của một thành ngữ có thể được xử lý đồng thời.
Bên cạnh hình thức cấu tạo của một thành ngữ, tức gồm các mục từ vựng và các thuộc tính cú pháp, thì một thành ngữ còn mang nghĩa biểu trưng, tức là ý nghĩa tổng thể đặc biệt của nó (Kovecses, 2010). Các miền ý niệm về kiến thức hữu quan có quan hệ lẫn nhau thông qua các cơ chế tri nhận như ẩn dụ và hoán dụ ý niệm. Gibbs và O'Brien (1990) đã cho thấy rõ vai trò của các miền ẩn dụ ý niệm khác nhau bằng ví dụ minh họa các thành ngữ biểu thị cảm xúc giận như “blow one’s stack” (dịch sát ý: thổi nút chai của ai đó), “flip one’s lid” (thổi bay cái nắp của ai đó), “hit the ceiling” (chạm trần nhà) với nghĩa biểu trưng rất giận, thường được hiểu theo cách tương tự nhau, bởi vì người ta thường hồi tưởng lại hình ảnh và kiến thức cụ thể tương tự nhau diễn ra trong chính tình cảnh ấy. Điều này là do các ẩn dụ ý niệm như TRÍ ÓC LÀ VẬT CHỨA và GIẬN LÀ MỘT CHẤT LỎNG NÓNG TRONG VẬT CHỨA tồn tại và hoạt động trong hệ thống ý niệm của người sử dụng tiếng Anh.

  1. tải về 34.61 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương