ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.52 Mb.
#10744
1   2   3   4   5   6   7   8
485

  • Con người không thể sống còn, nếu không thờ phượng gì. Fedor Dostoievski

  1. Ta có thể cưỡng ép người khác tin Thiên Chúa không ?

- Không. Không ai được cưỡng ép người khác tin, ngay cả cưỡng ép con cái riêng mình, cũng như không ai được cản trở người khác tin. Mọi người đều có thể quyết định tin một cách hoàn toàn tự do. Nhưng Kitô hữu cần giúp người khác bằng lời nói, bằng gương lành để họ tìm thấy con đường đức tin. [2104-2109, 2137]

  • Đức Gioan Phaolô II nói rằng: “Loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô không đi ngược với tự do, khi được thực hiện trong tôn trọng lương tâm… Đức tin đòi hỏi phải do sự tự ý chấp thuận của con người, nhưng đức tin cũng cần được đề nghị cho họ” (Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu thế, 1990,8)

  • Chủ thuyết dụ đạo là chủ trương khai thác sự yếu đuối về thể xác hay tinh thần của người khác để lôi kéo người khác tin mình.

  • Ta không áp đặt cho người nào phải tin như ta. Cái lối dụ đạo đó trái nghịch với Kitô giáo. Đức tin chỉ có thể đạt được trong tự do. Nhưng ta phải mời gọi con người dùng tự do mà mở lòng cho Chúa, để tìm Chúa, để nghe lời Chúa.

  1. "Ngươi sẽ không có thần lạ trước mắt Ta" nghĩa là gì ?

- Điều răn này cấm chúng ta:

* thờ lạy những thần khác, thần ngoại, thần tượng, ngẫu tượng (như thần đất, thần tài, ảnh hưởng, thành công, thần đẹp, thần trẻ v.v...).

* mê tín dị đoan, tin bí truyền, tin ma thuật, huyền bí, hành nghề xem bói, thông linh, gọi hồn, tiên tri ...

* bất chấp Thiên Chúa trong lời nói, việc làm.

* phạm thánh.

* buôn thần bán thánh. [2110-2128, 2138-2140]



  • Phiếm thần quan niệm cho rằng trong thế giới mọi cái hiện hữu đều là Thiên Chúa, và Thiên Chúa là tổng số tất cả những gì hiện hữu. Cái học thuyết siêu hình này không thể dung hòa với Kitô giáo.

  • Mê tín là nghĩ tưởng một cách không hợp lý rằng một số lời nói ra, một số cử chỉ, biến cố hoặc đồ vật có thể có hoặc phát ra những năng lực ma thuật.

  • Thuyết huyền bí. (thường dùng theo nghĩa thuyết bí truyền) là những chủ thuyết hoặc những thực hành gán cho con người có quyền trên số phận, trên vật chất hoặc trên các sự vật quanh họ. Các thực hành huyền bí là: dùng quả lắc đồng hồ, quả cầu tinh thể, chiêm tinh, nhìn thấu suốt dĩ vãng tương lai…

  • Phạm thánh là ăn cắp, làm mất phẩm giá hoặc tục hóa vật gì là thánh thiêng.

  • Học thuyết bí truyền: vào thế kỷ XIX người ta gọi học thuyết bí truyền là các thứ học thuyết và các thứ thực hành thần thiêng cho rằng con người có thể tìm thấy một sự “hiểu biết đích thật” được mạo xưng là được ẩn giấu trong họ từ muôn thuở. Trái lại, mặc khải mà Thiên Chúa ban cho con người từ bên ngoài, nó không liên quan gì đến tư tưởng bí truyền.

  1. Chủ nghĩa bí truyền có phù hợp với đức tin Kitô giáo không ?

- Không. Chủ nghĩa này đi ngược với sự thật về Thiên Chúa, Thiên Chúa là Ngôi vị, là Tình yêu và nguồn gốc Sự Sống, Người không phải là một năng lực lạnh lùng trong vũ trụ. Con người được Thiên Chúa muốn tạo dựng, nhưng con người không phải là thần thánh, đúng hơn, con người là thụ tạo bị tổn thương vì tội lỗi, bị sự chết đe dọa, và cần được cứu độ. Kitô hữu tin rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô và ơn thánh Chúa cứu rỗi họ. Thiên nhiên hay vũ trụ (phiếm thần) không thể cứu chúng ta được. Chỉ mình Đấng Tạo Hóa, Đấng cao cả vượt trên tất cả mọi sự mới có thể cứu chúng ta. Những người theo chủ nghĩa bí truyền cho là con người có thể cứu độ chính mình, không cần Thiên Chúa. [2110-2128]

  • Nhiều người thời nay, để giúp sức khỏe nên rèn luyện Yoga, hoặc tham gia những lớp học suy niệm siêu đẳng để cảm nghiệm về sự thinh lặng yên tĩnh hoặc tự tập trung nơi bản thân, hoặc để tự cảm thấy mình đổi khác trong thân xác mình. Các thứ kỹ thuật này không phải luôn luôn là vô tội. Đôi khi nó chứa đựng những học thuyết xa lạ với Kitô giáo như học thuyết bí truyền. Một người có lý trí không được để cho mình bị cám dỗ chạy theo lối nhìn phi lý về thế giới, trong đó lúc nhúc những ma quái, thần thánh và thần tiên (do bí truyền), tin vào ma thuật, hoặc có những người cho rằng mình nắm được khoa học bí nhiệm mà quần chúng dốt nát không biết được. Thời Cựu Ước ở Israel người ta để ý đến những tin tưởng vào thần tượng và thần linh được phổ biến nơi các dân tộc chung quanh. Chỉ mình Thiên Chúa là Chúa, không có Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa. Cũng không có những ma thuật mà người ta có thể dùng để chiếm giữ được thần linh, để áp đặt những lối nhìn về vũ trụ, và để tự cứu mình. Nhiều thực hành theo học thuyết bí truyền đều thuộc loại mê tín hoặc loại huyền bí, xét theo quan điểm của Kitô giáo.

  1. Có phải vô thần luôn là tội chống lại Điều răn thứ 1 không ?

- Vô thần không phải là tội, nếu người ta không được học biết gì về Thiên Chúa, hoặc tâm hồn và lương tâm họ kiểm tra xem xét vấn đề về Thiên Chúa mà họ vẫn không thể tin. [2127-2128]

  • Khó phân biệt được câu nói: “tôi không thể tin” với câu “tôi không muốn tin”. Thái độ loại bỏ đức tin, không chịu tìm hiểu sâu hơn vì nghĩ đơn giản rằng tin chẳng quan trọng gì thường là trầm trọng hơn một người vô thần có suy nghĩ 5

  • Vô thần là học thuyết từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đây cũng là một quan niệm tổng quát có ý chỉ nhiều hình thức vô thần trong lý thuyết và trong thực hành, chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa.

  1. Tại sao Cựu Ước cấm biểu thị hình ảnh Thiên Chúa, và tại sao người Công giáo không giữ điều cấm này nữa ?

- Để bảo vệ mầu nhiệm Thiên Chúa và để tránh cho dân Israel khỏi thờ cúng những thần ngoại giáo, Điều răn thứ nhất dạy: “Các ngươi không được tạo ra cho mình những hình tượng về Thiên Chúa” (Xh 20,4). Tuy nhiên, từ khi Thiên Chúa mang bộ mặt con người qua Chúa Kitô, Kitô giáo không cấm tạo ra hình ảnh Chúa nữa. Trong Hội thánh Đông phương, những hình ảnh về Chúa cũng được coi như hình thánh. [2129-2132, 2141]

  • Do thái giáo và Hồi giáo ngày nay, giống như các tổ phụ Israel xưa, đều nghĩ rằng Thiên Chúa trổi vượt, “siêu việt” hơn tất cả, và Người vô cùng cao cả hơn mọi sự ở dưới trần, vì thế họ cấm biểu thị Thiên Chúa bằng hình. Trong Kitô giáo, việc cấm các hình ảnh về Thiên Chúa, nhờ có Chúa Kitô làm người, đã giảm đi vào thế kỷ IV, rồi được hủy bỏ ở Công đồng Nixê thứ hai (787). Do Thiên Chúa đã làm người nên Thiên Chúa không còn « Không thể biểu thị bằng hình »: từ khi Chúa Giêsu xuất hiện, ta có thể làm ra hình ảnh về Người: Ai thấy Thầy là thấy Cha (Ga 14,9)  9

  • Hình thánh là một hình để thờ của Hội thánh Đông phương mà người ta đã “diễn tả” một cách rất tôn kính trong kinh nguyện và trong việc giữ chay. Hình thánh gợi lên mối quan hệ huyền nhiệm giữa người chiêm ngắm và hình được trưng bày (Chúa Kitô, các thiên thần, các thánh).

  • Siêu việt là cái gì trổi vượt trên cấp các thực tại có thể thấy được bởi giác quan; cái vượt thời gian không gian.

  • Ta chỉ cần nhìn ngắm nét mặt của Chúa Giêsu: nhìn ngắm nét mặt, người ta thấy được thật sự Thiên Chúa là ai và Thiên Chúa thế nào. Đức Bênêđictô XVI 06-09-2006

    Điều răn thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.





  1. Tại sao cần tôn kính Danh Chúa ?

- Gọi ai bằng tên của họ là dấu tin tưởng người đó. Vì Chúa đã mặc khải tên mình, Người làm cho Người được nhận biết, và cho ta qua Tên Người mà đến với Người. Người tuyệt đối chân thật. Ai kêu Tên Chúa là Đấng chân thật mà lại dùng Tên Chúa để làm điều dối trá là phạm tội nặng. [2142-2149, 2150-2155, 2160-2162, 2163-2164]

  • Không được kêu tên Thiên Chúa cách bất kính. Vì ta chỉ biết tên Chúa nhờ Chúa cho ta biết. Tên là chìa khóa mở lòng Đấng Tối cao. Vì thế ta phạm tội nặng khi nói phạm đến Tên Chúa, khi thề và lấy tên Chúa mà thề quấy. Điều răn thứ hai cũng là điều răn bảo vệ sự “thánh thiêng” một cách tổng quát. Những nơi, những sự vật, những tên và nhân vật được Thiên Chúa động chạm đến đều là “thánh thiêng”. Có cảm tình với sự “thánh thiêng” được gọi là tôn kính hay tôn thờ.  31

  • Chúc tụng Danh Chúa từ bây giờ đến muôn đời. Tv 113,2

  • Sụ tôn kính là vấn đề trung tâm của thế giới.
    Goethe (1749 – 1832, thi sĩ Đức)

  • Cách trả lời khác: Vì Thiên Chúa cao cả vô cùng, nên Tên của Người cũng cao cả, không thể xúc phạm. Không được nói Tên Chúa cách bất kính, không phạm thượng, không dùng Tên Chúa mà chửi thề, hoặc dùng Tên Chúa mà hứa hẹn giả dối. Phải bảo vệ những thực tại thánh thiêng như nơi, vật, tên, người được Chúa là Đấng Thánh có liên quan đến.

  1. Dấu Thánh giá có ý nghĩa gì ?

- Nhờ làm dấu Thánh giá, chúng ta đặt mình trong sự che chở của Thiên Chúa Ba Ngôi. [2157,2166]

  • Khi thức dậy, trước khi cầu nguyện, khi ăn cơm, trước việc quan trọng, khi gặp khó khăn, khi bị cám dỗ, người Công giáo làm dấu Thánh giá trên mình để xin ơn phù giúp. Kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi bằng tên của Người sẽ thánh hóa công việc ta sắp làm, ban chúc lành cho ta và giúp ta mạnh sức khi gặp khó khăn và cám dỗ.

  • Chúng ta đừng e thẹn tuyên xưng Đấng chịu đóng đinh. Hãy ghi dấu Thánh giá trên trán, hãy làm dấu Thánh giá trên mọi nơi, trên bánh khi ăn, trên nước khi uống. Hãy làm dấu Thánh giá khi đi khi về, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dậy, khi ra đi, khi nghỉ ở nhà. Thánh Cyrillô Giêrusalem

  1. Kitô hữu khi được Rửa tội có thêm tên Thánh nữa, điều này quan trọng thế nào ?

- Trước khi được Rửa tội nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, người ta nhận một tên của một vị Thánh, để xin các ngài phù hộ cho trước mặt Chúa và để noi gương thánh thiện của các ngài. « Đừng sợ vì Ta đã gọi tên ngươi : ngươi thuộc về Ta » (Is.43.1). [2158]

  • Kitô hữu tôn trọng tên của một người vì tên gắn liền với căn tính và phẩm giá của người đó. Từ xưa Kitô hữu đã tìm cho con cái mình một tên thánh. Họ làm như vậy để hy vọng thánh quan thầy trở nên gương mẫu của đứa trẻ và trở nên đấng chuyển cầu cho nó trước Thiên Chúa.  201

  • Như thế, ai thắng sẽ được mặc áo trắng; Ta sẽ không xoá tên người ấy khỏi Sổ Trường Sinh; Ta sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên thần của Người. Kh 3,5 

    Điều răn thứ ba: Giữ ngày của Chúa





  1. Tại sao người Do Thái giữ ngày Hưu lễ (Sabbat)?

- Ngày Sabbat đối với người Do Thái là một dấu hiệu lớn lao ghi nhớ đến Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành và giải thoát họ. [2168-2172, 2158]

  • Ngày Sabbat là ngày tưởng nhớ đến ngày thứ bảy trong cuộc Sáng tạo. Kinh Thánh nói: Thiên Chúa đã nghỉ xả hơi (Xh 31,17), đó là một cách Chúa cho phép tất cả mọi người ngừng việc lao động và xả hơi. Ngay cả các nô lệ cũng có quyền để giữ ngày Sabbat. Việc nghỉ ngày Sabbat cũng nhắc nhớ đến dấu hiệu lớn lao hơn phải nhớ là cuộc giải thoát Dân Israel khỏi nô lệ Ai Cập: Ngươi sẽ nhớ rằng ngươi đã phải làm nô lệ ở xứ Ai Cập (Đnl 5,15). Ngày Sabbat là một lễ hội về tự do của con người: ngày Sabbat, người ta có thể “thở”. Vào ngày đó trên thế giới không còn nô lệ và chủ nô lệ nữa. Trong Do Thái giáo truyền thống, ngày của tự do và nghỉ ngơi này được sống như hưởng trước thế giới mai sau.  47

  • Ngươi hãy nhớ ngày Sabbat, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong nhà của ngươi. Xh 20, 8-10

  • Sabbat, Hưu lễ là ngày nghỉ của người Do Thái để nhớ đến thứ bảy trong cuộc Sáng tạo và ngày xuất hành khỏi Ai Cập. Ngày ấy bắt đầu vào chiều thứ sáu và kết thúc chiều thứ bảy. Do Thái giáo chính thống thi hành ngày này bằng cách giữ một số lớn các lề luật để tuân theo việc nghỉ của ngày này.

  1. Chúa Giêsu đối với ngày Sabbat thế nào ?

- Chúa Giêsu giữ ngày Sabbat, công nhận ngày Sabbat là ngày thánh, nhưng đồng thời, Người cũng cư xử rất thoải mái, như một người đến để làm hoàn tất ngày đó, Người nói: "Ngày Sabbat có vì người ta chứ không phải người ta có vì ngày Sabbat" (Mc 2, 27). [2173]

  • Vì Chúa Giêsu đòi cho mình quyền chữa lành vào ngày Sabbat và đặt tình thông cảm như trọng tâm của việc giữ luật ngày Sabbat, nên người Do Thái đồng hương thắc mắc: hoặc Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế được Thiên Chúa sai đến thì người là chủ ngày Sabbat (Mc 2,28), hoặc Người chỉ là một con người bình thường thì cách Người cư xử trong ngày Sabbat là một tội chống lại Lề luật.

  1. Tại sao Kitô hữu thay thế ngày Sabbat bằng ngày Chúa nhật ?

- Vì Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại vào ngày Chúa nhật, tuy nhiên « Ngày Chúa nhật, ngày của Chúa », vẫn giữ những yếu tố của ngày Sabbat Do Thái. [2174-2176, 2100-2191]

  • Chúa nhật của Kitô hữu gồm ba yếu tố chính: (1) Nhắc nhớ cuộc sáng tạo thế giới và ghi vào thời sự vẻ chói sáng của lễ hội về lòng tốt Thiên Chúa. (2) Nhắc nhớ “ngày thứ tám trong cuộc sáng tạo” và cuộc sáng tạo mới được khai mở trong Chúa Giêsu Kitô. (Như lời cầu nguyện đêm vọng Phục sinh: “Chúa đã tạo dựng con người một cách lạ lùng, và còn cứu chuộc họ một cách lạ lùng hơn nữa”). (3) Nhắc lại lý do của việc nghỉ ngơi, không phải chỉ để thánh hóa việc nghỉ ngơi lao động, nhưng còn loan báo ngay từ hôm nay cuộc nghỉ ngơi vĩnh viễn của con người trong Thiên Chúa.

  • Nếu người ngoại giáo gọi Chúa nhật là ngày của mặt trời, ta là Kitô hữu cũng thích gọi như thế, vì ngày đó là ngày ánh sáng thế giới ló dạng, ngày ánh sáng công chính hiện ra có những tia sáng mang đến ơn cứu độ.

  1. Kitô hữu giữ ngày Chúa nhật như ngày của Chúa thế nào ?

- Ngày Chúa nhật, Kitô hữu dự thánh lễ, vào chiều hôm trước hay chính ngày lễ. Họ cũng kiêng làm những việc xác nào ngăn cản việc dự lễ thờ phượng Chúa và khuấy động ngày lễ, niềm vui, sự nghỉ ngơi, và đặc tính riêng của ngày của Chúa. [2177-2186,2192-2193]

  • Vì Chúa nhật là lễ Phục sinh được cử hành mỗi tuần tự xưa đến nay, Kitô hữu tập họp trong ngày đó để chúc mừng Chúa, cảm tạ Chúa, hiệp nhất với Chúa và hiệp thông với tất cả mọi người đã được cứu độ. Tất cả mọi Kitô hữu có bổn phận phải “thánh hóa” Chúa nhật và các ngày lễ khác do Hội thánh qui định. Chỉ được miễn trừ khi có những bổn phận khẩn cấp trong gia đình buộc phải chu toàn hoặc có những trách nhiệm quan trọng trong xã hội. Cũng như việc tham dự Thánh lễ vào Chúa nhật là nền móng cho tất cả đời sống Kitô hữu, Hội thánh coi việc không dự thánh lễ Chúa nhật là một tội nặng, khi không có lý do chính đáng.  219, 345

  • Không có Chúa nhật, ta không thể sống nổi. Các vị tử đạo là Kitô hữu ở Abitène bị tử hình năm 304 do hoàng đế Dioclétien vì các ngài chống lệnh cấm cử hành thánh lễ Chúa nhật

  • Ngày xưa người ta nói: “Xin ban Chúa nhật cho linh hồn anh em”. Ngày nay nói: “Xin ban cho Chúa nhật được có linh hồn”. Beter Rosegger (1843-1918 văn sĩ Áo)

  • Cái khác biệt giữa loài vật và loài người: là loài người có quần áo để đi lễ Chúa nhật. Martin Luther

  1. Tại sao Nhà Nước cần coi trọng việc giữ ngày Chúa nhật như ngày nghỉ lễ ?

- Chúa nhật thực là ngày nghỉ tốt cho xã hội, vì nhờ nghỉ Chúa nhật, con người không bị hoàn toàn chế ngự bởi thế giới lao động. [2188, 2192-2193]

  • Trong những xứ thuộc Kitô giáo, các Kitô hữu không chỉ đòi hỏi Nhà Nước bảo vệ Chúa nhật, họ còn lo để không áp đặt người khác phải làm việc mà chính họ không muốn làm vào Chúa nhật nữa. Mỗi người phải có thể tham dự vào việc “lấy lại hơi” của vạn vật.

  • Chúa nhật đáng giá gì với ta? Đặt câu hỏi này là đã bắn phát súng định mệnh khai tử cho Chúa nhật rồi. Quả thực, Chúa nhật chẳng đáng giá gì, vì không đem lại cái gì về kinh tế. Vấn đề liên quan đến thắc mắc rằng bảo vệ Chúa nhật như ngày nghỉ lễ có đáng giá không, chứng tỏ cho thấy trong tư tưởng người ta đã muốn thay đổi Chúa nhật thành ngày làm việc. Robert Spaemann (1927- triết gia Đức)



Chương 2. Yêu người thân cận như yêu mình

    Điều răn thứ 4: Thảo kính cha mẹ





  1. Điều răn thứ 4 liên quan tới ai? Người ta phải làm gì về Điều răn này ?

- Điều răn thứ 4 liên quan tới cha mẹ phần xác, nhưng cũng liên quan tới những ai mà chúng ta mắc nợ về sự sống, sự thịnh vượng, sự an toàn, và về đức tin nữa. [2196-2200, 2247-2248]

  • Tình yêu, lòng biết ơn và tôn kính cha mẹ phải điều chỉnh các quan hệ của ta với những người có trách nhiệm đối với ta. Ta buộc phải tôn trọng những người mà Thiên Chúa đã trao cho họ quyền để làm ích cho ta: cha mẹ, ông bà, những người già trong gia đình, ông bà già, các nhà giáo dục, các thầy cô, những người làm việc, những người được bầu ra. Ta có bổn phận với tất cả, theo như điều răn thứ bốn. Theo nghĩa rộng hơn điều răn này cũng dẫn tới các bổn phận của các công dân đối với Nhà Nước.  325

  • Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi. Xh 20,12

  • Đời sống cha mẹ là cuốn sách cho con cái đọc. Thánh Augustinô

  • Gia đình cầu nguyện chung với nhau, là gia đình sum họp. Mẹ Têrêsa

  1. Gia đình có vị trí nào trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa ?

- Người nam, người nữ thành hôn với nhau, và cùng với con cái, làm thành một gia đình. Thiên Chúa muốn rằng, từ tình yêu của đôi bạn, có thể sẽ sinh con cái. Những con cái này được trao phó cho cha mẹ bảo vệ, chăm sóc cũng có nhân phẩm như cha mẹ họ. [2201-2206, 2249]

  • Thiên Chúa tự thâm sâu trong bản thể là hiệp thông. Gia đình nhân loại là hình ảnh nguyên thủy của hiệp thông giữa mọi người. Gia đình là trường học tuyệt hảo dạy sống tương quan với nhau. Con cái lớn lên không ở chỗ nào tốt hơn là trong một gia đình hiệp nhất, bao bọc bởi sự âu yếm và tình yêu, bởi sự tôn trọng và có trách nhiệm đối với nhau. Và chính đức tin cũng được lớn lên trong gia đình; theo giáo huấn của Hội thánh, gia đình là một Hội thánh nhỏ, “một Hội thánh tại gia”, một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức mến; gia đình phải loan báo Tin Mừng bằng sự tỏa sáng của mình.  271

  • Bệnh lao và ung thư không phải là bệnh kinh khủng nhất. Theo tôi, bệnh còn kinh khủng hơn là không được ước muốn và không được yêu. Mẹ Têrêsa Calcutta

  • Chỉ có tảng đá của tình yêu trọn vẹn và không thể hủy được mới có thể là nền móng cho việc xây dựng một xã hội mà mọi người đều cảm thấy như là nhà mình. Đức Bênêđictô XVI 11-5-2006

  1. Tại sao gia đình không thể được thay thế ?

-  Mọi con trẻ là của cha mẹ sinh ra, và chúng mong lớn lên trong sự ấm cúng và bảo vệ của gia đình để chúng được hạnh phúc và an toàn. [2207-2208]

  • Gia đình là tế bào làm nền cho xã hội loài người. Những giá trị và nguyên tắc nằm trong gia đình được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội là nơi có những mối tình liên đới đích thực.  516

  • Gia đình là một điều tốt lành cần thiết cho các dân trên trái đất, một nền móng cần thiết cho xã hội loài người, một kho tàng lớn cho những đôi bạn trong suốt đời họ. Gia đình là điều tốt lành không thể thay thế được cho con cái vì chúng phải là kết quả của tình yêu và lòng quảng đại của cha mẹ chúng. Đức Bênêđictô XVI, 08-07-2006

  • Những người trẻ phải tôn trọng những người lớn tuổi hơn, và những người lớn tuổi hơn phải yêu thương những người trẻ. Thánh Benoît de Nursie

  1. Tại sao Nhà Nước cần bảo vệ và thăng tiến gia đình ?

- Vì hạnh phúc và tương lai quốc gia tùy thuộc vào đơn vị nhỏ nhất là gia đình, để sống còn và phát triển. [2209-2213,2250]

  • Gia đình là tế bào nguyên thủy của xã hội, không Nhà Nước nào có quyền điều khiển, cũng như dẹp bỏ quyền sống của gia đình. Không Nhà Nước nào có quyền định nghĩa gia đình khác với sứ mệnh của gia đình trong chương trình sáng tạo. Không Nhà Nước nào được cướp lấy những phận vụ cơ bản, đặc biệt là về việc giáo dục con cái. Trái lại, các Nhà Nước có bổn phận ủng hộ và giúp đỡ các gia đình, và bảo đảm cho gia đình được thỏa mãn các nhu cầu vật chất.

  • Gia đình có trật tự, thì Nhà Nước mới được trật tự, Nhà Nước có trật tự, thì xã hội loài người mới sống được bình an. Lữ Bất Vi (khoảng 300 – 236 TCN, triết gia Tàu).

  1. Con cái cần kính trọng cha mẹ thế nào?

- Con cái cần kính trọng và làm vẻ vang cha mẹ bằng lòng kính mến và biết ơn cha mẹ. [2214-2270,2251]

  • Con cái phải biết ơn cha mẹ vì sự sống của con cái được phát sinh từ tình yêu của cha mẹ. Lòng biết ơn được bày tỏ ra trong suốt đời bằng mối quan hệ yêu thương, kính trọng, có trách nhiệm và vâng lời nữa. Nếu cha mẹ gặp hoàn cảnh túng thiếu, đau yếu hay già nua, con cái phải tận tình chăm sóc.

  • Hãy hết lòng tôn kính cha và không quên những gì mẹ đã phải đau khổ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ con cái đã được sinh ra, làm sao con báo đền được điều họ đã lo cho con. Hc. 7,24-28

  • Người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu, để Người chạm tay vào chúng, nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.” Mc 10,13

  1. Cha mẹ cần tôn trọng con cái thế nào ?

Thiên Chúa trao gửi con cái cho cha mẹ, để cha mẹ trở thành gương mẫu vững chắc và đúng đắn, để biết lo, yêu thương, tôn trọng và làm tất cả những gì có thể giúp con cái phát triển về thể xác cũng như tinh thần. [2221-2231]

  • Con cái là một ân huệ Chúa ban, chứ không phải là tài sản của cha mẹ. Trước khi là con cái của cha mẹ, chúng đã là con cái của Chúa. Bổn phận tốt đẹp nhất của cha mẹ là giúp con cái hiểu biết Tin Mừng và thông truyền đức tin Kitô giáo cho chúng.  374

  • Bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức kẻo chúng ngã lòng. Cl 3, 21

  • Có hai sự mà con cái phải đón nhận nơi cha mẹ: là các rễ và đôi cánh. Goethe văn sĩ Đức.

  • Hạnh phúc lớn của ta với con cái đó là ta bắt đầu lại cách mới mẻ với mỗi đứa, và mỗi lần như thế ta làm lại thế giới. G.K. Chesterton, văn sĩ Anh.

  1. Làm sao để gia đình cùng sống đức tin với nhau ?

- Gia đình Kitô hữu phải là một Hội thánh thu nhỏ, mọi người trong gia đình được mời thi đua giúp nhau lớn lên trong đức tin, và nhiệt thành với Thiên Chúa. Họ nên cầu nguyện cho nhau và với nhau, cũng như cộng tác với nhau trong việc yêu người. [2226-2227]

  • Cha mẹ có trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái và lo cho chúng được rửa tội. Cha mẹ phải phục vụ con cái bằng cách trở thành những chứng nhân về đức tin cho chúng; điều đó muốn nói rằng việc quan trọng là phải giúp cho con cái cảm nghiệm rằng thật là quí giá và vui sướng khi được sống trong sự có mặt và gần gủi của Thiên Chúa tốt lành. Nhưng rồi có ngày cha mẹ phải chú ý đến đức tin của con cái mình, phải nghe Chúa nói qua con cái, bởi vì đức tin của giới trẻ thường được in dấu bởi một lòng sốt sắng muốn dâng mình cho Chúa, và “bởi vì Chúa thường muốn mặc khải cho một người trẻ điều còn tốt đẹp hơn nữa” (thánh Benoît de Nursie, Regula 3,3).

  • Thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Rm 12,10

  1. Tại sao Thiên Chúa quan trọng hơn gia đình ?

-  Không ai có thể sống mà không liên kết với người khác. Và mối liên kết quan trọng nhất là liên kết với Thiên Chúa. Mối liên kết này vượt trên mọi liên kết với con người, hơn cả liên kết với gia đình. [2232-2233]

  • Con cái không thuộc về cha mẹ, cũng như cha mẹ không thuộc về con cái. Mọi người trực tiếp thuộc về Thiên Chúa, họ chỉ tuyệt đối liên kết mãi mãi với Thiên Chúa. Vì thế cần phải hiểu Lời Chúa nói với những người Chúa gọi: Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái hơn Thầy cũng không xứng với Thầy (Mt 10, 37). Vì thế cha mẹ sẽ trao phó con cái với lòng tin cậy trong tay Thiên Chúa, nếu Chúa gọi chúng dâng mình cho Người để làm linh mục hoặc làm tu sĩ nam nữ. 

    tải về 0.52 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương