ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.52 Mb.
#10744
1   2   3   4   5   6   7   8
145.

  • Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Chúa Giêsu Chúa chúng ta quang lâm cùng với các thần thánh của Người. 1Tx 3, 12- 13

  • Tôi sinh ra là người Anbani và có quốc tịch Ấn Độ. Tôi là một nữ tu công giáo. Do sứ vụ của tôi, tôi thuộc về toàn thế giới, nhưng trái tim tôi chỉ thuộc về Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa

  1. Phải hành xử quyền bính thế nào cho đúng ?

- Hành xử quyền bính cho đúng là hành xử luôn luôn để phục vụ như Chúa Giêsu. Không bao giờ được tùy tiện theo ý mình. [2234-2237, 2254]

  • Chúa Giêsu đã chỉ dẫn cho ta một lần thay cho tất cả biết cách thi hành quyền bính. Chúa nắm quyền bính tối cao đã tự làm đầy tớ và chọn chỗ thấp nhất: Người đã rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20). Bậc cha mẹ, thầy cô, nhà giáo dục và người được bầu cử được có quyền bính từ Thiên Chúa, nên vai trò của họ không phải là thống trị những người được trao phó cho họ, mà là thi hành và hiểu biết trách nhiệm của họ về việc giáo dục hoặc về chính trị như là để phục vụ.  325.

  • Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. Mt 20,27,28

  1. Người dân có bổn phận nào đối với Tổ quốc ?

- Mọi công dân có bổn phận trung thành hợp tác với nhà cầm quyền dân sự, và góp phần cho công ích trong sự thật, công bằng, tự do và liên đới. [2238-2246]

  • Một Kitô hữu cũng phải yêu mến Tổ quốc mình, bảo vệ nếu cần bằng mọi cách và tự nguyện phục vụ các quyền bính dân sự. Họ có bổn phận đi bầu cử, không trốn tránh nộp thuế cách chính đáng. Tuy nhiên, mọi công dân trong một Nhà Nước dân chủ là một người tự do, có những quyền lợi cơ bản: quyền phê bình một cách xây dựng đối với nhà cầm quyền và các quyền bính dân sự. Nhà Nước có đó là vì và cho con người chứ không phải con người vì và cho Nhà Nước.

  • Chúa Giêsu bảo họ: Thế thì của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa. Mt 22, 21

  1. Khi nào chúng ta phải từ chối, không tuân lệnh Nhà Nước ?

- Không ai được theo lệnh Nhà Nước, khi lệnh Nhà Nước trái nghịch với Luật Chúa. [2242-2246, 2256-2257]

  • Tông đồ Phêrô đã kêu gọi phải vâng lời tương đối với quyền bính dân sự khi nói rằng: phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta (Cv 5, 25). Một Kitô hữu buộc lương tâm phải từ chối vâng lời và chống lại những luật kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính hoặc chống lại quyền sống.

    Điều răn thứ 5: Chớ giết người





  1. Tại sao không được giết mình (tự tử) hoặc giết người ?

- Chỉ một mình Thiên Chúa có quyền trên sự sống và sự chết. Ngoại trừ trường hợp tự vệ chính đáng, không một ai có quyền giết người khác. [2258-2262, 2318-2320]

  • Xâm phạm đến sự sống con người là xỉ nhục Thiên Chúa. Sự sống con người là thánh thiêng, nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, là sở hữu của Thiên Chúa. Dù sự sống riêng tư của Ta chỉ được Chúa trao cho Ta, Chúa ban cho Ta nên chỉ mình Người có thể lấy lại. Sách Xuất hành nói rõ rằng: Ngươi không được giết người. (Xh 20,13)

  • Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng, Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc (Hi lạp viết là “raca” nghĩa là đầu rỗng), thì phải bị đưa ra trước Thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là khùng thì phải bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Mt 5,21

  • Không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, được tự cho mình quyền trực tiếp giết người vô tội. Donum vitae 1987

  1. Điều răn thứ 5 cấm xâm phạm mạng sống thế nào ?

- Giết người hoặc đồng lõa giết người đều bị cấm. Trong chiến trận, giết người không có khí giới, cũng bị cấm. Phá thai trực tiếp ngay khi thành thai cũng bị cấm. Tự tử, cắt chặt thân thể, phá hủy thân thể đều bị cấm. Làm cho chết êm, nghĩa là giết người tàn tật, người bệnh, người đang chết, đều bị cấm. [2268-2283, 2322-2325]

  • Ngày nay người ta thường thử làm méo mó luật cấm giết người bằng đề xuất những lý lẽ có vẻ nhân đạo. Nhưng cả việc làm chết êm dịu cả việc phá thai không phải là những giải pháp nhân đạo. Vì thế Hội thánh rất rõ ràng về vấn đề này. Ai tham gia vào việc phá thai, thúc giục ai phá thai, khuyến khích ai phá thai đều bị vạ tuyệt thông – điều này có giá trị trong tất cả các trường hợp gây tổn hại đến sự sống con người. Nếu một người bị bệnh tâm thần tự tử, trách nhiệm của họ giảm đi, và thường được coi là không có.  288

  • Lúc đầu có một vài ngả nghiêng tế nhị trong triết lý chung. Người ta bắt đầu tuyên truyền ý tưởng làm nền tảng cho phong trào ủng hộ việc làm chết êm dịu, là có những hoàn cảnh trong đời sống không còn đáng sống nữa. Những người đầu tiên được nhắm tới là những bệnh nhân nặng, rồi người ta liệt vào hạng này những người không còn sản xuất được về mặt xã hội, nhũng người không còn được chấp nhận về mặt ý thức hệ, những người không còn được chấp nhận về mặt chủng tộc. Nhưng phải công nhận rằng thái độ đối với những bệnh nhân không thể chữa được chỉ là một cớ rất nhỏ che giấu một mục tiêu thực sự muốn hoàn toàn thay đổi cách nghĩ và làm. Leo Alexander (1905-1985, thầy thuốc Do Thái Mỹ, nói về tội ác làm chết êm dịu của Quốc xã Đức).

  1. Tại sao được phép giết người để tự vệ ?

- Người nào đang thực sự tấn công mạng sống của người khác, ta cần phải ngăn cản họ ngay lập tức, mặc dầu khi ngăn cản có thể gây chết. [2263-2265, 2321]

  • Việc tự vệ chính đáng không phải chỉ là một quyền , nó có thể là một bổn phận nặng đối với người có trách nhiệm về sự sống người khác. Tuy nhiên, nó không được dùng những phương thế không tương xứng hoặc dùng bạo lực quá mức.

  1. Tại sao Hội thánh chống lại án tử hình?

- Vì án tử hình "vừa tàn bạo vừa không cần thiết" (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). [2266-2267]

  • Một Nhà Nước có quyền cơ bản ra hình phạt tương xứng với tinh chất nặng của tội. Trong Evangelium Vitae (1995) Đức Giáo Hoàng không nói rằng việc dùng đến án tử hình là không thể chấp nhận và không chính đáng về mọi phương diện. Nhưng ngài cho rằng loại bỏ sự sống của một tội nhân là một hình phạt quá đáng mà Nhà Nước chỉ có thể bắt chịu trong trường hợp « tuyệt đối cần thiết »: nghĩa là chỉ khi cho rằng không còn phương thế nào khác để bảo vệ xã hội loài người thì mới phải giết tội nhân. Đức Gioan Phaolô II nói rằng những trường hợp “tuyệt đối cần thiết” (biện bạch cho hình phạt tử hình), ngày nay chỉ còn rất hiếm, nếu không phải là không còn nữa”.

  • Mọi hình phạt Nhà Nước bắt phải chịu phải có bốn điều kiện để có thể được coi là chính đáng và thích hợp:(1) Hình phạt phải sửa chữa sự mất trật tự do tội nhân gây ra. (2) Phải nhằm bảo vệ trật tự công cộng và an ninh cho mọi người. (3) Phải giúp cải tạo phạm nhân. (4) Phải tương xứng với tính cách nghiêm trọng của tội phạm.

  1. Có được phép chủ động giúp người ta chết êm không ?

-  Chủ động gây chết cho một người luôn luôn phạm Điều răn "Ngươi không được giết người" (Xh 20,13). Ngược lại, ở bên và giúp đỡ người đang sắp chết là bổn phận nhân đạo và bắt buộc nữa. [2278-2279]

  • Những khái niệm làm chất êm dịu chủ động và thụ động thường làm rối lên các cuộc tranh luận. Thực ra, vấn đề là phải biết rằng mình muốn giết người đang chết hoặc mình đang đảm nhiệm để họ chết cách xứng đáng. “Chủ động giúp đỡ” một người bằng cách gây chết cho họ là phạm điều răn thứ năm, nhưng theo dõi một người lúc cuối đời là vâng theo điều răn yêu người thân cận. Vấn đề ở đây là khi cái chết của bệnh nhân được coi như gần kề, việc ngưng các thủ tục y khoa ngoại thường, tốn kém, không tương xứng với kết quả mong đợi, thì quyết định cho việc này phải do người có quyền hợp pháp quyết định theo ý muốn của người bệnh. Ngược lại, những chăm sóc bình thường phải có đối với người sắp chết thì không được để đứt đoạn, vì đó là lệnh truyền phải yêu mến và thương xót người thân cận. Tuy nhiên, có thể vừa hợp pháp vừa hợp với phẩm giá con người khi cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, mặc dầu có thể rút ngắn ngày sống, bởi vì không muốn làm cho chết cũng như không coi chết như mục đích hay phương tiện  393.

  • Con người không chết do tay một người khác, nhưng chết trong tay một người khác. Horst Köhler, cựu thủ tướng Liên Bang Đức

  • Những chăm sóc tạm thời, chứ không làm chết êm dịu mới là giải pháp tôn trọng phẩm giá con người. Chúng cốt tại việc động viên mọi sức lực của trí tưởng và của tình liên đới để đối phó với vấn đề lớn lao đặt ra cho ta khi không còn có lối thoát nào khác. Khi cái chết không còn được coi như thành phần của sự sống, thì đó là bắt đầu thứ văn minh của sự chết bị khích động. Robert Spaemam

  1. Tại sao không thể chấp nhận phá thai ở bất cứ giai đoạn nào ?

- Mạng sống con người do Thiên Chúa ban thuộc quyền sở hữu của một mình Chúa: nó là thánh thiêng ngay từ lúc nó hiện hữu đầu tiên, và nó không chịu bất cứ con người nào kiểm soát. Trước khi ngươi được thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi (Jr 1,5). [2270-2274, 2322]

  • Chỉ mình Thiên Chúa là chủ sự sống và sự chết. “Sự sống của tôi” không thuộc về tôi. Mọi trẻ em, ngay khi được thụ thai là có quyền sống. Ngay từ giây phút đầu tiên nhất, con người chưa được sinh ra đã là một người tự nó rồi, nó có những quyền mà không một người nào ở ngoài nó có thể cướp lấy quyền đó, dù Nhà Nước, thầy thuốc, ngay cả chính mẹ nó. Nếu Hội thánh có trình bày rất rõ ràng về vấn đề này thì không phải Hội thánh thiếu cảm thông với cha mẹ nó và với toàn xã hội mà đúng hơn Hội thánh muốn nêu bật cái sai lầm không thể sửa chữa được mà họ làm cho đứa trẻ vô tội. Bảo vệ sự sống của người vô tội là bổn phận cao cả thuộc bổn phận của Nhà Nước. Nếu Nhà Nước từ bỏ bổn phận này thì Nhà Nước phá hủy những nền móng của một Nhà Nước pháp quyền.  237, 379

  • Các Kitô hữu kết hôn và có con cái như mọi người khác, nhưng họ không làm cho chết các trẻ sơ sinh. Thư gửi Diognete, thế kỷ III

  • Phá thai và giết trẻ em là những tội ác ghê tởm. Công đồng Vatican II, Vui mừng và Hy vọng 51

  • Tất cả những gì phải biết về phá thai đã được trình bày trong Điều răn thứ năm. Đức Hồng Y Christoph Schönborn.

  • Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng can đảm bảo vệ mọi sự sống vô tội. Vì trẻ em là quà tặng lớn nhất mà Thiên Chúa trao cho gia đình, cho dân tộc, cho thế giới. Mẹ Têrêsa, khi nhận giải Nobel về Hòa Bình năm 1979

  1. Có được phá bào thai tàn tật không ?

- Không. Phá bào thai dù nó tàn tật luôn là tội ác nặng, cả khi phá nó với chủ ý để nó khỏi đau khổ về sau.  280

  • Khi con người không còn được an toàn trong bụng mẹ nữa, nó sẽ được an toàn ở đâu trong thế giới này ? Phil Bosmans, (1922 - , linh mục và văn sĩ Bỉ)

  • Người không được giết bào thai bằng phá thai, và không được làm chết trẻ sơ sinh. Sách Diaché 2,2

  • Chẩn đoán thấy trẻ em khuyết tật thì không được lấy lý do đó để phá thai… Vì sự sống của một người khuyết tật cũng quý giá và được Thiên Chúa yêu mến, và cũng vì trên trái đất không bao giờ người ta có thể bảo đảm rằng sự sống của một người nào đó không bị sút giảm về thể xác, luân lý và tinh thần. Đức Bênêđictô XVI, 28-9-2006

  1. Có thể làm thí nghiệm trên phôi sống và các tế bào gốc của phôi không ?

- Không. Phôi thai phải được coi là con người, vì sự sống con người bắt đầu từ khi một tế bào tinh trùng và trứng thụ tinh. [2275, 2323]

  • Khai thác các phôi như một chất liệu sinh học, sản xuất và sử dụng các tế bào của phôi cho mục tiêu khoa học là tuyệt đối vô luân lý. Ngược lại, những nghiên cứu trên những tế bào gốc trưởng thành thì phải xét đoán khác, vì các tế bào không phải là con người trong tương lai. Những can thiệp y khoa vào phôi chỉ có thể hợp pháp khi nhằm để chữa bệnh, để bảo đảm tôn trọng sự sống và sự toàn vẹn của đứa trẻ và không bao gồm những nguy cơ không tương xứng.  292

  1. Tại sao Điều răn thứ 5 bảo vệ sự toàn vẹn thể lý và tinh thần của con người ?

- Vì quyền sống và phẩm giá con người kết thành một, cả 2 không thể chia cách. Giết chết linh hồn người ta khi dụ họ vào đường tội lỗi, cũng là giết người.

  • Điều răn chớ giết người bao gồm sự bảo vệ toàn vẹn không những về mặt tinh thần mà cả về mặt thân xác của con người. Thúc đảy và lôi kéo người khác làm điều xấu, thường bằng bạo lực, là tội trọng, đặc biệt khi làm việc đó dựa vào quyền bính. Việc này còn nghiêm trọng đặc biệt hơn khi người lớn bắt buộc trẻ con làm. Đây không phải chỉ là chuyện lạm dụng tình dục, mà cả việc thúc đẩy tinh thần do cha mẹ, do các linh mục, các thầy cô hoặc các nhà giáo dục gây ra để làm đổi hướng các giá trị luân lý.

  • Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà đeo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Mt 18,6

  • Thiên Chúa yêu thương ta hơn là chính ta yêu mình Thánh Têrêsa Avila

  1. Ta nên đối xử với thân xác ta thế nào?

- Điều răn thứ 5 cũng cấm dùng bạo lực với thân xác mình. Chúa Giêsu mời gọi ta rõ ràng phải yêu bản thân mình "Ngươi phải yêu tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22, 39).

  • Những người cắt cụt hoặc hủy hoại thân xác mình thường làm để phản ứng lại tình cảm thiếu được yêu thương hoặc bị bỏ rơi. Nên trước hết cần phải yêu thương họ. Nhưng, ngoài trường hợp đặc biệt là hiến cơ quan, cần phải nắm rõ là con người không có quyền phá hủy thân xác do Thiên Chúa đã ban cho.  379

  • Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa. 1Cr 6,19

  • Nếu bạn yêu chính mình thì cũng yêu mọi người như chính mình. Bao lâu còn một người duy nhất mà bạn yêu họ không bằng yêu mình, đó chính là bạn đã không yêu mình thực sự. Thầy Eckhart

  1. Sức khỏe quan trọng thế nào ?

- Sức khỏe là của cải quí giá, nhưng không phải là tuyệt đối. Ta nên cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho ta thân xác, và lo chăm sóc thân xác nhưng không tôn thờ thân xác. [2288-2290]

  • Quyền bính công cộng có bổn phận quan tâm đến sức khỏe của công dân, tạo điều kiện để bảo đảm lương thực, nhà ở lành mạnh và một bảo đảm xã hội y tế nữa.

  1. Tại sao hút xì ke ma túy lại là tội ?

- Hút xì ke ma túy là một tội, vì làm hại sức khỏe và đó là tự hủy mình, phạm đến sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho ta vì yêu ta. [2290-2291]

  • Sử dụng những chất kích thích gây nghiện dù luật không cấm như rượu, thuốc men, thuốc lá, huống chi là các thứ luật cấm như ma túy xì ke… đều có hại đến sức khỏe cho người nô lệ (nghiện) chúng. Những người nghiện tưởng mình tự do, nhưng họ còn gây nguy hiểm cho sức khỏe người khác. Sự sa đọa do dùng chất kích thích gây nghiện, cũng như lối sống lạm dụng ăn uống, vô độ, lạm dụng tình dục hoặc ham mê phóng xe tốc độ, tất cả đều làm cho mất phẩm giá con người mình, có hại đến tự do của người khác và xúc phạm đến Thiên Chúa.

  • Chung cục là họ sẽ phải hư vong, vì Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian. 1 Cr 6, 19

  1. Có được phép thí nghiệm khoa học trên người đang sống không ?

- Những thí nghiệm y học, tâm lý học, và khoa học trên con người đang sống, chỉ được phép khi kết quả mong đợi làm ích cho sức khỏe con người, và khi không còn cách nào khác nữa. Tuy nhiên, đòi có sự tự do và sự ưng thuận của người bị thí nghiệm. [2292-2295]

  • Cần hạn chế nguy cơ do thí nghiệm gây ra. Sử dụng con người trái ý muốn của họ để nghiên cứu là một tội ác. Nạn nhân của cuộc kháng chiến của Ba lan, tiến sĩ Wanda Poltawska, người thân cận của Đức Gioan Phaolô II, nhắc lại những được mất trong cuộc thí nghiệm hôm qua và hôm nay. Dưới thời Đức Quốc Xã, Wanda Poltawska là nạn nhân của những thí nghiệm phạm đầy tội ác trong trại tập trung Ravensbrück. Về sau thầy thuốc tâm thần này chiến đấu cho việc thay đổi đạo đức về y học và trở nên thành viên sáng lập Hàn Lâm viện về sự sống của Giáo hoàng.

  1. Tại sao việc hiến tặng các cơ quan của cơ thể là quan trọng ?

- Hiến tặng cơ quan của cơ thể có thể giúp kéo dài hoặc cải thiện phẩm chất sự sống, đó là việc phục vụ chính đáng cho tha nhân, nhưng không được ép ai hiến tặng. [2296]

  • Cần có bảo đảm rằng, khi còn sống người hiến tặng đã sẵn sàng ưng thuận cách tự do và sáng suốt, và người ta không được gây cho họ chết để lấy cơ quan của họ. Một số trường hợp cắt lấy cơ quan của những người còn sống, như khi hiến tặng tủy xương hoặc hiến tặng thận. Một số khác đòi hỏi phải hoàn toàn chắc chắn rằng bộ não của người hiến tặng đã chết.

  1. Hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn thân xác của con người là hành vi nào ?

- Đó là dùng bạo lực, bắt cóc, bắt làm con tin, khủng bố, hành hạ tra tấn, cưỡng hiếp, ép triệt sản, cắt bỏ bộ phận. [2297-2298]

  • Không có gì biện minh cho những tội căn bản chống lại công bằng, yêu thương người thân cận, và phẩm giá con người, cả khi do quyền bính Nhà Nước đòi hỏi cũng không biện minh được. Ý thức về những tội do các Kitô hữu phạm dọc theo lịch sử, Hội thánh ngày nay chống lại tất cả mọi thứ bạo lực đối với « thân xác và tâm lý, đặc biệt là chống tra tấn ».

  • Người ta cho chúng tôi đi ra, người này sau người kia, mệt mỏi, bất lực. Trước cửa phòng giải phẫu, người ta tiêm vào mạch để gây mê ở hành lang của bác sĩ Schidlausky. Một tư tưởng hiện ra trong trí tôi ngay trước khi tôi thiếp đi, nhưng tôi đã không thể diễn tả được. “Dù sao chúng tôi cũng không phải là những con chuột bạch”. Không, chúng tôi không phải là những con chuột bạch, chúng tôi là những con người mà. Wanda Poltawska

  • Các Kitô hữu thường chối bỏ Tin Mừng bằng nhượng bộ cho logic bạo lực. Họ đã phạm đến quyền lợi của các bộ tộc và dân tộc bằng coi khinh các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo của họ: “Xin Chúa ban cho chúng con lòng kiên nhẫn và lòng thương xót của Chúa.” Xin tha thứ cho chúng con.” Đức Gioan Phaolô II, sám hối của Hội Thánh năm 2000

  1. Kitô hữu giúp đỡ người đang sắp chết thế nào ?

- Kitô hữu không để người đang sắp chết cô đơn một mình, phải giúp họ sống những giờ phút sau chót trong niềm tin cậy, trong phẩm giá và bình an. Cầu nguyện với họ và giúp họ lãnh bí tích cuối cùng vào đúng lúc.

  • Yêu một người, là nói với họ:“bạn sẽ không chết.” Gabriel Marcel, 1889- 1973, triết gia Pháp

  1. Kitô hữu đối xử với xác người chết ra sao ?

- Kitô hữu tỏ ra kính trọng và yêu mến, nhận ra rằng Thiên Chúa đã gọi họ để sống lại với thân xác họ. [2300-2301]

  • Truyền thống văn hóa của Kitô giáo là an táng người chết xứng đáng, trang hoàng bông hoa và chăm sóc mồ mả. Ngày nay, Hội thánh chấp nhận nhiều hình thức (như thiêu), miễn là không tỏ ra dấu chống lại đức tin vào sự sống lại của thân xác.

  1. Hòa bình là gì ?

- Là kết quả của công bình, và là dấu hiệu của tình bác ái sống động. Nơi có hòa bình, "mọi thụ tạo có thể đạt tới yên tĩnh trong trật tự tốt" (Thánh Tôma Aquinô). Hòa bình dưới thế là hình ảnh của hòa bình do Chúa Kitô, Đấng giao hòa đất với trời. [2304-2305]

  • Hòa bình còn hơn là vắng bóng chiến tranh và hơn là sự quân bình khéo léo giữa các lực lượng thù nghịch (quân bình về khủng bố). Khi hòa bình, mỗi nguời có thể sống trong an ninh, lợi dụng của cải mình đã ngay chính kiếm được và trao đổi cách tự do. Khi hòa bình, phẩm giá và sự tự do phát biểu của các cá nhân và dân tộc được tôn trọng và sống chung trong tình liên đới anh em với nhau.  66, 283 -248, 327.

  • Hoa quả của công chính là hòa bình, và kết quả của công chính là nghỉ ngơi và an ninh mãi mãi. Is 32, 17

  • Người (Đức Kitô) là bình an của chúng ta. Ep 2,14

  • Phúc thay ai xây dựng hòa bình. Mt 5, 9

  • Phát triển là một tên mới của hòa bình.
    Đức Phaolô VI, Populorum Progressio

  • Ngày sinh của Chúa là ngày kỷ niệm hòa bình. Thánh Lê-ô Cả

  • Tôi nhận thấy rằng mỗi lần con người cố gắng sống theo Tin Mừng như Chúa Giêsu dạy thì sự gây gổ, xâm lược, sợ hãi và buồn khổ phải nhường chỗ cho hòa bình và niềm vui. Baudouin vua nước Bỉ, 1930- 1993

  1. Kitô hữu phải làm chủ sự nóng giận của mình thế nào ?

- Thánh Phaolô dạy: "Nóng giận, nhưng đừng phạm tội. Chớ để mặt trời lặn mà vẫn còn giận" (Ep 4,26). [2302-2304]

  • Nóng giận trước hết là một phản ứng tự nhiên mà ta cảm thấy trước một bất công. Nhưng khi nóng giận đổi sang thành hận thù muốn làm hại người thân cận, thì cảm xúc bình thường đó đổi thành một thiếu sót nặng nề về bác ái. Tất cả mọi nóng giận không kiểm soát được, đặc biệt với ý định trả thù, sẽ đi ngược lại với sự bình an và phá hủy “sự yên tĩnh của trật tự”.

  • Anh em đã nghe Luật dạy rằng, Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Hc 12,3-7

  • Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Yêu kẻ thù đây không phải bằng cảm tình như yêu người thân, nhưng cứ làm ơn cho họ như Cha trên trời làm ơn trong câu 45 đó là cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt). Mt 5, 44-45

  1. Chúa Giêsu nghĩ gì về bất bạo động ?

- Chúa Giêsu đánh giá cao việc bất bạo động. Người dạy các môn đệ: "Đừng chống cự người ác. Trái lại vả các con bên má phải, hãy giơ má bên kia ra nữa" (Mt 5,39). [2311]

  • Chúa Giê-su nói với Phê-rô là nguời muốn dùng guơm để bảo vệ Người : Hãy xỏ gương vào bao (Ga 18,11). Chúa Giê-su không kêu gọi cầm khí giới. Người im lặng truớc Philatô, con đường Người đi được xếp vào loại của các nạn nhân, là đi tới thập giá, là cứu độ thế giới bằng tình yêu và ban thưởng cho những ai xây dựng hòa bình. Vì thế, Hội thánh cũng tôn trọng những người vì thấy trái lương tâm nên từ chối làm việc cho quân đội nhưng chấp nhận làm việc dân sự thôi. 

    tải về 0.52 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương