ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.52 Mb.
#10744
1   2   3   4   5   6   7   8
47, 332

  • Lao động thì tốt cho con người, tốt cho loài người, vì nhờ lao động, con người biến đổi thiên nhiên, đáp ứng những nhu cầu của con người, họ cũng thể hiện đầy đủ ý nghĩa con người và trở nên người hơn. Chân phước Gioan Phaolô II, Laborum Exercens

  1. Nguyên tắc « lao động ưu tiên trên tư bản » nghĩa là gì ?

- Đây là một nguyên tắc mà Hội thánh luôn giảng dạy. Con người có tiền bạc hay tư bản, đó chỉ là các sự vật. Còn lao động không thể tách rời con người là chủ thể lao động. Vì thế những nhu cầu cơ bản của thợ thuyền chiếm ưu tiên trên lợi nhuận do tư bản (nghĩa là toàn bộ các phương tiện sản xuất, Laborem Exercens, 12)

  • Những người nắm tư bản và các nhà đầu tư đều có những lợi tức hợp pháp cần được bảo vệ. Nhưng nếu họ nhắm đến việc gia tăng lợi tức riêng của họ mà coi thường các quyền cơ bản của thợ thuyền và công nhân, họ phạm tội bất công nặng nề.

  • Tất cả những gì chứa đựng trong quan niệm “tư bản” theo nghĩa hẹp của nó, chỉ là toàn bộ các sự việc. Còn con người là chủ thể của lao động, bất kể thứ lao động nào mà họ hoàn thành, và chỉ con người mà thôi là một con người. Đức Gioan Phaolô II, Laborem Exercens, 12

  1. Hội thánh nói gì về toàn cầu hóa?

- Toàn cầu hóa thực ra không xấu cũng không tốt. Nó tùy thuộc vào mọi người. Nó bắt nguồn từ những nước đang phát triển về kinh tế, nó bắt buộc các nước kém mở mang phải hành động chung. Toàn cầu hóa là động lực chính để toàn thể các miền ra khỏi tình trạng kém mở mang và nó tỏ ra là một thuận lợi lớn. Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn của đức ái trong sự thành thật, sức ép của toàn cầu hóa này, hoặc có thể gây thiệt hại không lường trước được, hoặc nó đưa đến những chia rẽ mới trong gia đình nhân loại. (Đức Bênêđictô XVI, Bác ái trong chân lý)

  • Khi ta mua một bộ “jean” rẻ tiền, ta không thể không biết gì đến việc nó được sản xuất trong những điều kiện nào, và các thợ may được trả lương công bằng hay không. Số phận của mọi người là điều quan trọng. Thế giới cần “một sự cầm quyền chính trị toàn cầu đích thực”, để bảo đảm sự quân bình chính đáng giữa những người thuộc các nước giàu và những người thuộc các nước đang mở mang. Các nước đang mở mang thường bị loại trừ không được hưởng những lợi ích của việc toàn cầu hóa kinh tế mà lại phải chịu mang gánh nặng.

  • Thật đáng ngao ngán trước việc toàn cầu hóa làm cho các điều kiện sống của người nghèo ngày càng khó khăn, nó không giảm bớt nạn đói, nạn nghèo, và bất bình đẳng xã hội, và nó còn chà đạp sinh thái. Những phương diện đó của toàn cầu hóa có thể gây nên những phản ứng cực đoan, sinh ra chủ nghĩa duy quốc gia, nạn cuồng tín về tôn giáo, và cả nạn khủng bố nữa. Đức Gioan Phaolô II, 2003

  • Xã hội càng ngày càng liên đới, toàn cầu hóa giúp ta lại gần nhau hơn, nhưng nó chưa làm cho ta trở nên anh em hơn. Lý do là tự nó giúp có thể hiểu thế nào là bình đẳng giữa mọi người và thiết lập một cuộc sống dân sự ổn định, nhưng nó lại không tạo nên được tình huynh đệ. Đức Bênêđictô XVI, Bác ái trong chân lý 19

  1. Toàn cầu hóa có nghĩa là độc quyền về vấn đề chính trị và kinh tế không ?

- Người ta thường nói đến sự phân chia các nhiệm vụ: kinh tế cần lo tăng sản xuất làm giầu, chính trị cần lo phân chia cho công bằng. Đến thời đại toàn cầu hóa, lợi tức được kiếm chung cho cả hành tinh, trong khi chính trị lại còn giới hạn trong biên giới quốc gia. Vì thế, điều cần ngày nay, không phải chỉ là củng cố thể chế chính trị liên quốc gia, nhưng cũng cần đến các nhóm xã hội hoặc cá nhân trong các nước nghèo hơn trên thế giới, có những sáng kiến về kinh tế không ưu tiên kiếm lợi nhuận, nhưng ưu tiên cho tinh thần liên đới và yêu thương.

  • Trên thị trường người ta trao đổi các của cải có giá trị tương đương, và các của cải không có. Trong nhiều miền trên thế giới, người ta quá nghèo đến nỗi chẳng có gì đưa ra để trao đổi, và họ càng ngày càng bị lệ thuộc. Nên cần phải khuyến khích những sáng kiến kinh tế không dành ưu tiên cho “lôgic trao đổi” mà ưu tiên cho “lôgic tặng quà không điều kiện” (Đức Bênêđictô XVI, Bác ái trong chân lý 37). Đây không phải chỉ là bố thí cho người nghèo mà là mở đường cho một kinh tế tự do bằng cách giúp chính họ tự mình thoát khỏi nghèo khó. Rất nhiều dự án Kitô giáo đi theo hướng này. Cũng có những “nhà thầu xã hội”, không Kitô giáo hướng về lợi nhuận, nhưng họ hoạt động trong tinh thần của một “văn hóa tặng quà” nhằm mục đích đẩy lùi khó nghèo và loại bỏ nó.

  • Kinh tế mang tính toàn cầu xem ra đề cao “lôgic thứ nhất” là lôgic trao đổi theo hợp đồng, nhưng trực tiếp hay gián tiếp nó cho thấy nó cũng cần đến hai lôgic khác là “lôgic chính trị” và “lôgic tặng quà không điều kiện”. Đức Bênêđictô XVI, Bác ái trong chân lý 37

  1. Sự nghèo khó và kém phát triển có phải là số phận không thể tránh được chăng ?

- Thiên Chúa đã trao phó cho con người một trái đất giầu có, nó có thể cho mọi người đủ thức ăn và nơi sinh sống. Tuy nhiên, có những miền, nước, châu lục trong đó nhiều người hầu như thiếu điều kiện để sinh sống. Có những nguyên nhân lịch sử phức tạp về sự gẫy đổ trong thế giới này, nhưng không phải là không sửa chữa được. Các nước giầu có bổn phận đạo đức là giúp những nước kém phát triển thoát khỏi cảnh nghèo, nhờ giúp họ phát triển và tạo ra những điều kiện kinh tế và thương mại công bằng.

  • 1,4 tỉ người sống trên hành tinh này với số tiền chưa tới 1 Euro cho một ngày. Họ khổ vì thiếu lương thực, và thường thiếu cả nước uống nữa. Họ hầu hết không có giờ đi học văn hóa cũng không được bảo vệ về y tế. Người ta ước chừng hơn 25.000 người chết vì thiếu dinh dưỡng. Đa số trong đó là những trẻ em.

  • Dự án “kinh tế cộng đồng” đã ra đời để một ngày kia ta có thể cho ra được một thí dụ: một dân tộc mà không còn người nào phải đau khổ vì nghèo đói, không còn ai là người nghèo nữa. Chiara Lubich (1920-2008, sáng lập phong trào Focolari)

  • Những nước nghèo trên thế giới kêu than với những nước giầu có phồn vinh. Hội thánh rùng mình xúc động vì những tiếng than van này và mời gọi từng người lắng nghe tiếng kêu của anh chị em mình mà trả lời họ cách yêu thương. Đức Phaolô VI, Phát triển các dân tộc 3

  1. Kitô hữu phải bày tỏ tình yêu đối với người nghèo như thế nào ?

- Kitô hữu trong bất cứ thời nào đều phải yêu thương người nghèo. Người nghèo không phải chỉ đáng được một ít của bố thí, nhưng đòi sự công bằng. Kitô hữu bị buộc cách riêng, là chia sẻ của cải cho người nghèo khó. Gương mẫu yêu thương người nghèo của ta là chính Chúa Kitô. [2443-2446]

  • Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5, 3), đó là mối phúc thứ nhất. Có loại nghèo khó về vật chất, về tinh thần, về thiêng liêng. Kitô hữu có phận sự lo lắng đến những người nghèo túng trên trái đất, quan tâm đến họ, yêu thương và giúp đỡ họ. Mọi người sẽ chịu Chúa Kitô phán xét về tình yêu của họ đối với người nghèo của họ, hơn là về tất cả các điểm khác: “Ta bảo thật các ngươi mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25, 40).  427

  • Không chia sẻ của cải của ta, là bóc lột là lấy cắp đi mạng sống họ. Những của cải ta có không phải của ta, nhưng là của họ. Thánh Gioan Chrysostom

  • Cho người nghèo, bạn sẽ nên giầu. Tục ngữ Ả rập

  1. Những việc làm để thương xác là gì ?

- Thương xác có 7 việc làm này: Thứ nhất cho kẻ đói ăn. Thứ hai cho kẻ khát uống. Thứ ba cho kẻ rách rưới ăn mặc. Thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Thứ năm cho khách đỗ nhà. Thứ sáu thăm bệnh nhân và tù nhân. Thứ bảy chôn xác kẻ chết. [2447]

  • Ở xởi lởi, Trời cởi ra cho. Ở so đo, Trời co ro lại. Tục ngữ Việt nam

  • Vì ai cho đi là lãnh nhận, ai quên mình là tìm thấy mình, ai thứ tha là được tha thứ, ai chết đi là được sống muôn đời. Kinh hòa bình của thánh Phanxicô

  • Mẹ Têrêsa thường nói chuyện riêng tư với các chị em xin vào tu dòng của mẹ. Mẹ bảo chị em xòe bàn tay phải ra rồi nắm từng ngón tay lại theo lần lượt, mỗi ngón đọc một lời sau đây: chính là/cho ta//con/đã làm. Đó là Lời Chúa Giêsu trong Mt 25,40. Những lời nói và việc làm nhỏ đó luôn là liều thuốc tốt cho chị em trong cuộc chiến đấu thiêng liêng chống lại cám dỗ chán ngán và ghê tởm, trong khi chăm sóc các bệnh nhân và những người đang chết.

  1. Những việc làm để thương linh hồn là gì?

- Thương linh hồn có 7 việc làm này : Thứ nhất lấy lời lành mà khuyên người. Thứ hai mở dạy kẻ mê muội. Thứ ba yên ủi kẻ âu lo. Thứ bốn răn bảo kẻ có tội. Thứ năm tha kẻ dể ta. Thứ sáu nhịn kẻ mất lòng ta. Thứ bảy cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

  • Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy. Mt 25,40

    Điều răn thứ 8:



    Chớ làm chứng dối hại người thân cận (Xh 20,16)



  1. Điều răn thứ 8 đòi ta điều gì ?

- Điều răn thứ 8 dạy ta không được nói dối. Nói dối là biết và cố ý nói hay làm ngược sự thật. Người nói dối sỉ nhục chính mình và lừa dối người khác là người có quyền biết đầy đủ sự thật của vấn đề. [2464, 2467-2468, 2483, 2485-2486]

  • Mọi thứ dối trá đều phạm đến đức công bằng và bác ái. Dối trá là một thứ bạo lực; nó gieo mầm chia rẽ trong cộng đoàn và nhạo báng sự tin cậy mà toàn thể cộng đoàn nhân loại dựa vào.

  • Đừng làm chứng gian chống người lân cận. Xh 20, 16

  • Sự thật thường hay bị bóp nghẹt trong thời nay, và dối trá cũng rất thường xuyên, người ta không thể nhận biết được sự thật nếu không yêu mến sự thật. Blaise Pascal

  1. Thiên Chúa làm gì khi ta tôn trọng sự thật ?

    - Tôn trọng sư thật không phải chỉ là trung thành với chính mình, mà đúng hơn còn là trung thành trước mặt Chúa nữa, vì Người là nguồn mạch sự thật (chân lý). Và ta tìm được ngay sự thật về Thiên Chúa và về mọi thực tại nơi Chúa Giêsu Kitô, Người là "Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Ga. 14,6). [2465-2470, 2505]

  • Người thực sự bước đi theo Chúa Giêsu luôn luôn đề cao tính trung thực trong đời sống mình. Họ xua đuổi mọi thứ dối trá, mọi thứ sai lạc, mọi thứ giả vờ và mọi thứ giả hình trong hành động cũng như trong lời nói, và họ trở nên trong sáng với sự thật. Tin là trở nên chứng nhân cho sự thật.

  • Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. 1 Ga 1, 6

  • Và người ta tìm được ngay sự thật về Thiên Chúa và về Chúa Giêsu Kitô, Người " là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống". Ga. 14,6

  1. Ta có bổn phận phải làm chứng cho sự thật của đức tin như thế nào ?

- Mọi Kitô hữu phải làm chứng cho sự thật, đó là theo gương Chúa Giêsu, trước tòa Philatô, Người nói "Ta sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho Sự Thật" (Ga 18,37). [2472-2474]

  • Đối với Kitô hữu, làm chứng như vậy cũng có thể đi tới chỗ hy sinh mạng sống vì sự thật và vì lòng mến Chúa yêu người. Cái hình thức làm chứng tới cực độ đó vì chân lý đức tin được gọi là tử vì đạo.

  • Tử vì đạo (tiếng Hy Lạp có nghĩa là làm chứng) một Kitô hữu tử vì đạo là một người vì Chúa Kitô là sự thật, hoặc vì theo quyết định của lương tâm mà đức tin họ chỉ dạy, họ sẵn sàng chịu đựng bách hại và cả chịu chết nữa. Họ làm ngược lại những người nhân danh niềm xác tín tôn giáo được hiểu cách sai lầm, những người này gây bạo lực cho chính mình và cho cả những người khác nữa.

  • Sống thế nào để ngày mai bạn có thể chết như vị tử đạo. Charles de Foucauld

  1. Trung thực có nghĩa là gì ?

-  Trung thực có nghĩa là thành thật trong việc làm và tử tế trong lời nói, tránh thói hai lòng, giả hình, man trá, gian giảo. Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu thành thật là tội thề dối. [2468-2476]

  • Một tai họa lớn gây hại cho tất cả cộng đồng là vu khống và tin đồn : A nói với B « với hết sức tin tưởng » cái mà C đã nói xấu về B.

  • Thề dối. Phạm tội thề dối là phát ra một bằng chứng dối trá và lấy Thiên Chúa làm chứng cho sự dối trá của mình. Đây là tội nặng.

  • Đừng bao giờ loan truyền tin đồn trước khi xem xét nó có thật hay không. Và nếu nó có thật hãy bắt đầu gìn giữ miệng lưỡi cẩn thận. Selma Lagerlöf (1858-1940, văn sĩ Thụy Điển

  1. Bạn nên làm gì khi bạn nói dối, lừa dối, phản bội một người nào ?

- Mọi tội lỗi chống lại sự thật và sự công bằng, dù nó được tha thứ, vẫn đòi phải sửa chữa, đền bù. [2487]

  • Khi không thể đền bù sửa chữa công khai tội nói dối hoặc làm chứng dối, phải ít là đền bù cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù thiệt hại cho người mình đã gây thiệt hại, thì buộc lương tâm phải chuộc lỗi một cách tinh thần, nghĩa là hết sức có thể để làm ít là một việc đền bù tượng trưng.

  1. Tại sao nói sự thật đòi ta phải cẩn trọng ?

- Thông truyền một sự thật, đòi ta phải làm cách khôn ngoan và phù hợp với tình yêu huynh đệ. Thường sự thật được dùng như một võ khí, nó có thể sinh hiệu quả phá hủy hơn là xây dựng. [2488-2489,2491]

  • Khi thông báo tin tức, phải nghĩ đến “ba vấn đề” của ông Socrate: Có thật không? Có tốt không? Có ích không? Việc cẩn trọng cũng là quy luật cho các bí mật nghề nghiệp. Ta phải luôn luôn bảo vệ, trừ trường hợp ngoại lệ cần phải xác định cách nghiêm chỉnh. Ai phổ biến công khai những chuyện tâm sự riêng tư được coi là chuyện phải giữ kín, họ đã phạm tội. Mọi cái ta nói ra phải đúng sự thật, nhưng tất cả những gì là sự thật ta không buộc phải nói ra.

  • Cẩn trọng là khả năng xét đoán phân định xem lúc nào ta có thể nói điều gì cho một người nào.

  1. Bí mật trong Tòa Giải tội là gì ?

- Bí mật trong Tòa giải tội là thánh thiêng, không thể được xâm phạm bất cứ cách nào. Đây là điều buộc nặng. [2490]

  • Một linh mục không có bổn phận tố cáo dù là tội ác xấu nhất. Ngài chỉ có thể từ chối giải tội nếu tội nhân không đi tự thú cho cảnh sát. Ngay cả những chi tiết trong việc giải tội trẻ em cũng không được phổ biến gì dù dưới sự tra tấn.  238.

  1. Phải sử dụng các phương tiện truyền thông với trách nhiệm đạo đức nào?

- Nhà chuyên nghiệp về truyền thông có trách nhiệm với khách hàng. Trước hết, họ phải cung cấp những thông tin dựa trên sự thật. Họ phải tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của khách hàng. Khi tìm kiếm và phổ biến các sự kiện đúng sự thật [2493-2499]

  • Các phương tiện truyền thông xã hội phải góp phần xây dựng một thế giới công bằng và liên đới với nhau. Quả thực, không hiếm những phương tiện truyền thông được sử dụng như những khí giới trong các cuộc tranh cãi về ý thức hệ, hoặc dựa theo tỷ lệ của cử tọa, số người nghe xem nhiều ít, người ta từ chối mọi điều quan trọng về đạo đức trong nội dung của thông tin để chỉ dùng thông tin như những phương tiện nhằm quyến rũ các người sử dụng và khiến cho họ phải lệ thuộc.

  • Các phương tiện truyền thông xã hội. Đó là những phương tiện không những chỉ nhắm tới các cá nhân mà thôi, nhưng chúng còn nhắm tới toàn thể xã hội loài người, và gây ảnh hưởng trên xã hội, Internet, v.v…

  1. Truyền thông xã hội có thể có hiệu quả nguy hại nào ?

- Nhiều người, nhất là trẻ em nghĩ rằng những gì chúng coi trên truyền thông đều là thực. Nếu vì sự giải trí mà những cảnh bạo động được ca tụng, những thái độ chống xã hội được chấp nhận, tình dục của con người được tầm thường hóa, thì đó là tội trong truyền thông mà cả 2 phía phải chịu trách nhiệm: phía người làm truyền thông và phía người kiểm duyệt, lẽ ra họ phải chặn đứng nó ngay. [2496,2512]

  • Các nhà chuyên nghiệp về truyền thông phải luôn luôn nhớ trong trí rằng các sản phẩm của họ có hậu quả trên các phong tục. Còn giới trẻ, họ phải không ngừng tự hỏi mình xem họ sử dụng các phương tiện truyền thông mà có biết giữ cho mình được tự do và giữ một khoảng cách an toàn, hoặc là họ trở thành một người ghiền một số phương tiện. Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm đối với linh hồn mình. Những người quen tiêu thụ chuyện bạo lực, hận thù, hình ảnh khiêu dâm trên các phương tiện, sẽ làm cho tinh thần u mê và gây thiệt hại cho chính mình.

  • Của ngươi ở đâu, lòng ngươi ở đó. Mt 6,21

  1. Vẻ đẹp và sự thật được nghệ thuật chuyển tải như thế nào ?

- Vẻ đẹp và sự thật sánh bước với nhau, vì Thiên Chúa là nguồn làm nên cả hai. Nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp, đó là con đường đặc biệt dẫn tới cái gì phong phú, viên mãn, tới chính Thiên Chúa.[2500-2503,2513]

  • Điều không nói lên được bằng lời hoặc bằng trí tuệ thì được diễn tả bằng nghệ thuật (Thánh Tôma Aquinô). Nghệ thuật là sự đầy tràn chan chứa giàu sang của nội tâm con người, được Chúa ban tặng cách nhưng không. Nghệ thuật bao hàm một sự tương tự nào đó với hoạt động sáng tạo của Chúa, nó kết hợp cảm hứng với tài khéo léo của con người để tạo ra hình thức cho một cái gì mới, một thực tại cho tới lúc đó chưa ai từng thấy. Nghệ thuật không có cùng đích tuyệt đối nơi chính mình. Cùng đích nghệ thuật là nâng cao con người lên, làm cho con người cảm xúc và giàu sang hơn, và cuối cùng dẫn con người tới thờ phượng Thiên Chúa và tạ ơn Người.

  • Thiên Chúa đã tạo dựng chính cả nguồn gốc của sự Đẹp. Kn 13,3

  • Sự cao cả và vẻ đẹp của sự vật làm cho ta chiêm ngắm tác giả của chúng. Kn 13,5

  • Đối với tôi sự hoàn hảo trong nghệ thuật và trong đời sống đều xuất phát từ nguồn mạch Kinh Thánh. Marc Chagal (1887-1985, họa sĩ Nga).

  • Sự đẹp là phản ánh của sự thật. Thánh Tôma Aquinô.

    Điều răn thứ 9: Chớ muốn vợ chồng người





  1. Tại sao Điều răn thứ 9 cấm ước muốn dục vọng về xác thịt ?

- Điều răn thứ 9 không cấm những ước muốn của con người, nhưng cấm những ước muốn lộn xộn, bừa bãi. Kinh Thánh cảnh giác chống lại một hình thức thèm muốn phạm đến Điều răn thứ 9 : khi để cho các bản năng thống trị lý trí dẫn đến bị ám ảnh về tình dục. [2514,2515, 2528, 2529]

  • Những hấp dẫn về tình dục giữa người chồng và vợ do Thiên Chúa tạo nên là tốt, nó là phần tự nhiên do giới tính, và do cấu tạo sinh lý con người. Nó dẫn đến sự hợp nhất vợ chồng, và từ đó sinh ra con cái. Điều răn thứ 9 bảo vệ sự hợp nhất này. Cần phải phòng giữ đời sống vợ chồng và gia đình bằng cách không chơi đùa với lửa, và giữ mình khỏi mọi thứ phù phiếm làm cháy lên lửa khao khát một chồng khác hoặc vợ khác. Một luật tốt cho việc này là: Giữ mình đừng động chạm vào người nam hay người nữ đã có đôi bạn.  400-425

  • Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới, trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu xa và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Cl 3, 5

  • Sự thèm muốn chống lại Điều răn thứ 9 mà Kinh Thánh đã cảnh cáo, đó là những tưởng tượng trong tâm trí, những dấy động trong thân xác, đó là những căn cớ gây tội.

  1. Làm sao để giữ "khiết tịnh trong lòng"?

- Muốn giữ "khiết tịnh trong lòng", cần thiết cho tình yêu, trước hết phải luôn kết hợp với Thiên Chúa trong cầu nguyện. Khi ơn thánh Chúa chạm tới ta, ta sẽ tìm ra đường dẫn đến tình yêu. Đức khiết tịnh giúp ta yêu bằng tình yêu chân thành và không chia sẻ [2520-2532]

  • Nếu ta hướng về Thiên Chúa với ý muốn ngay lành, Người sẽ biến đổi lòng ta. Người ban cho ta sức mạnh để sống phù hợp với ý Chúa, và để xua đuổi mọi tư tưởng xấu, những ám ảnh và ước muốn không trinh khiết.  404-405.

  • Phúc cho ai có tâm hồn trong trắng, họ sẽ được thấy Chúa. Mt 5,8

  • Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là, dâm bôn, ô uế, phóng đãng,  thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo, những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Gl 5, 19-21

  • Xin hãy tạo dựng cho tôi tấm lòng trong trắng, một khí phách mới xin đặt vào lòng tôi. Xin chớ xua đuổi tôi xa cách thánh nhan Người, thánh khí của Người xin chớ cất khỏi tôi. Xin ban lại cho tôi nguồn vui cứu độ và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng tôi. Tv 51, 12-14

  1. Sự e thẹn tốt như thế nào?

- Sự e thẹn bảo vệ đời sống riêng tư của con người : mầu nhiệm con người rất riêng và ẩn kín sâu thẳm trong họ, bảo vệ phẩm giá và trên hết bảo vệ khả năng yêu thương và tự hiến của họ. E thẹn cũng quan hệ đến những gì mà chỉ tình yêu mới có quyền được thấy [2521-2525, 2533]

  • Nhiều người trẻ sống trong một thế giới mà mọi cái được phơi bày cho mọi người thấy rõ ràng, không có gì phải thẹn thùng cả. Tuy nhiên, e thẹn là một đức tính của con người mà loài vật không biết gì đến, đó là một đặc điểm riêng biệt chỉ con người mới có. Nó che đậy và bảo vệ cái gì là quý giá, nghĩa là phẩm giá của con người xét theo khả năng yêu thương. Cảm thức về e thẹn đều có trong mọi nền văn hóa có thể nổi bật nhiều hay ít. Nó không liên quan gì đến thói ra vẻ đoan trang giả dối hoặc một cách giáo dục bị kìm kẹp. Con người dũng cảm thấy e thẹn cách nào đó khi lỗi lầm của mình bị tiết lộ hoặc những gì khác hạ giá họ. Ta làm mất phẩm giá người khác khi ta xúc phạm đến tính e thẹn tự nhiên của họ bằng lời nói, bằng cách nhìn, bằng cử chỉ, hoặc bằng hành động.  412-413.

  • Sự thẹn thùng có mặt ở khắp các nơi nào còn có một mầu nhiệm. Friedrich Nietzsche (1844-1960, triết gia Đức)

  • Hôm nay hành động thế nào để ngày mai khỏi phải xấu hổ. Thánh Gioan Boscô

    (Chú thích của người dịch : E là có phần không yên lòng, nghĩ là có thể xảy ra điều không hay. Thẹn là tự cảm thấy bối rối mất tự nhiên khi tiếp xúc đám đông hay người khác giới cùng tuổi, hoặc tự cảm thấy mình có gì không xứng không phải. E thẹnthẹn thùng, thẹn thò. Xấu hổ, mắc cỡ là cảm thấy hổ thẹn khi có lỗi hoặc kém cỏi).

    Điều răn thứ 10: Chớ tham của người






  1. Kitô hữu nên có thái độ nào đối với tài sản của người khác?

- Kitô hữu phải học biết để phân biệt những ước muốn chính đáng và những ước muốn không chính đáng, và phải có lòng tôn trọng tài sản của người khác. [2534-2537,2552]

  • Sự ham muốn sinh ra tham lam, sinh ra ăn cắp và ăn cắp có mang vũ khí, sinh ra lừa đảo, sinh ra bạo lực và bất công, sinh ra ghen tị, và sinh ra ước ao hết sức lấy của cải của người khác.

  • Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, bò lừa, hay bất cứ vật gì của người ta. Xh 20,17

  • Người nói với họ, "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu". Lc 12,15

  1. Ghen tị là gì ? Làm sao thắng được nó ?

- Ghen tị là buồn và bực khi thấy người khác giầu có, và ước ao chiếm đoạt cách bất công cái họ có. Bất cứ ai muốn điều ác cho người ta, đều phạm tội nặng. Ghen tương sẽ giảm nếu ta cố gắng vui hơn khi thấy người khác thành công và được có tài năng, nếu ta tin vào sự Quan phòng nhân lành của Thiên Chúa cho cả chúng ta nữa, và hướng lòng ta tới của cải đích thật là được tham dự ngay hiện tại vào sự sống Thiên Chúa nhờ ơn Chúa Thánh Thần. [2538-2540, 2553-2554]

  • Như rỉ sét ăn mòn sắt, sự ghen ghét ăn mòn tâm hồn những kẻ lệ thuộc nó. Thánh Basile cả, Luật

  • Đừng giận ai, đừng ghen ai. Đừng hành động vì ghen tị. Đừng ham cãi lộn. Hãy tránh ngạo nghễ. Thánh Benoît de Nursie, Luật

    (Chú thích người dịch: Ghen hay ghen tị là so bì khó chịu, bực bội khi thấy người khác hơn mình. Ghen tuông là ghen trong tình yêu nam nữ. Ghen ghét là ghen tị mà sinh ra ghét.

  1. Tại sao Chúa Giêsu muốn chúng ta có tâm hồn "nghèo khó”?

- Vì chính Người là Đấng "tuy giầu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, để chúng ta là những kẻ nghèo trở nên giầu có" (2 Cr 8, 9). [2554-2547, 2555-2557]

  • Người trẻ cũng có kinh nghiệm về việc nội tâm trống rỗng. Nhưng không đến nỗi bằng cảm thấy nghèo. Ta chỉ cần hết lòng tìm kiếm cái có thể lắp đầy sự trống rỗng, và từ cái nghèo ta có thể làm thành giàu. Vì thế Chúa Giêsu nói: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3).  283-284

  • Chính Thiên Chúa cũng không thể làm gì cho người không muốn dành chỗ cho Chúa. Cần phải làm cho chính mình trống rỗng, để Chúa vào, và để Chúa làm điều Chúa muốn. Mẹ Têrêsa

  1. Điều gì người ta nên mong ước nhất ?

- Điều đáng mong ước nhất của con người ở đời này là chính Thiên Chúa. Được thấy Người là Đấng tạo dựng nên ta, là Chúa ta, là Đấng Cứu chuộc ta, đó là hạnh phúc vô tận. [2548-2550, 2552]  285

  • Linh hồn tôi mong mỏi Chúa trời, như lính canh khát mong trời rạng đông. Tv 130, 60

  • Chính Chúa sẽ là đích cho chúng ta mong ước, chúng ta sẽ chiêm ngắm Người không cùng, mến Người không đủ, ngợi khen Người không mệt. Thánh Augustinô

  • Cái vực thẳm vô tận trong con người chỉ có thể lấp đầy được bằng Vô Tận và Bất Biến Đổi, đó là chính Thiên Chúa. Blaise Pascal





tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương