I. Những kiến thức cần nắm: Vài nét về tác giả Tô Hoài


- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người



tải về 0.59 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.59 Mb.
#34696
1   2   3   4   5   6   7   8

- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.

- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.

- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.


=> Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.

Văn học nước ngoài : THUỐC

- Lỗ Tấn -



1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn:

- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật: Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh lấy từ họ mẹ (Lỗ Thuỵ) và chữ “Tấn hành”; quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

- Trước khi trở thành nhà văn, ông đã học nhiều nghề: Hàng hải (mong được đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (làm giàu cho đất nước), nghề y (chữa bệnh những người nghèo ốm mà không thuốc như bố ông). Cuối cùng ông thấy rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông chuyển sang làm văn nghệ. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

- Sáng tác của Lỗ Tấn đã phê phán mạnh mẽ những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”; và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chạy chữa để cứu dân tộc.

- Tác phẩm chính: truyện vừa AQ chính truyện, các tập truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới,...

 Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ.

2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

- Thuốc được viết vào tháng 4 năm 1919 đúng vào ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là Ngũ Tứ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.

- Truyện được in trong tập Gào thét (1923).



3. Tóm tắt tác phẩm:

- Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa Thuyên đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Tất cả mọi người trong quán trà đều tin chắn rằng: chiếc bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi được bệnh lao. Họ còn bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người cho anh là kẻ điên, là giặc, là cái thằng khốn nạn,...

- Năm sau, vào tiết Thanh Minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Mộ của con bà Hoa Thuyên gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa và tự hỏi “Thế này là thế nào?”…

4. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:

Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:

- Nghĩa gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người.

- Nghĩa chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:

+ Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân.

+ Thái độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.

+ Sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...



5. Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

Xuất hiện gián tiếp qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong quán trà nhưng nhân vật này có ý nghĩa quan trọng. Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm trong đường lối hoạt động: đúng lí ra anh cần phải tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, để họ hiểu và ủng hộ cách mạng; thì ở đây Hạ Du lại chọn đối tượng để giác ngộ là bọn ác bá đồ tể - như lão Nghĩa đề lao. Việc làm đó đã khiến cho quần chúng không hiểu biết gì về cách mạng. Họ xem Hạ Du là kẻ điên, là làm giặc, đồng thời đã tố giác anh với chính quyền phong kiến... Cái chết của Hạ Du là bi kịch của ngưòi chiến sĩ cách mạng hoạt động xa rời quần chúng.

Tác giả bày tỏ thái độ trân trọng kính phục, song cũng ngầm ý phê phán anh làm cách mạng mà xa rời quần chúng.

6. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du:

- Là biểu tượng của sự kính trọng, cảm phục người chiến sĩ cách mạng.

- Là niềm lạc quan, niềm tin vào tương lai tiền đồ của cách mạng .

Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi: Thế này là thế nào?. Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm) và hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời. Tác giả muốn gợi lên cho người đọc suy ngẫm để hiểu ý nghĩa của cái chết kia. Đồng thời nhà văn muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng...




SỐ PHẬN CON NGƯỜI

M. Sô-lô-khốp
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp:

- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905 -1984) sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp, trên vùng thảo nguyên sông Đông.

- Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm – trong cuộc nội chiến, sau cách mạng tháng Mười.

- Cuối 1922, ông lên Mát-xcơ-va kiếm sống bằng nhiều nghề và học viết văn.

- 1925, ông trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (hoàn thành năm 1940 – với 4 quyển, 8 phần).

- 1926, cho in hai tập truyện ngắn Truyện sông ĐôngThảo nguyên xanh.

- 1932, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Liên Xô.

- 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô.

- Trong thế chiến thứ hai, ông làm phóng viên cho báo Sự thật.

- 1965, ông vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tập Truyện Sông Đông, tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, truyện ngắn Số phận con người,…

- Tác phẩm của ông tập trung ca ngợi nhân dân – người lao động, người xây dựng, người anh hùng; khám phá, khẳng định tính cách Nga…

- Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, nhà một trong những nhà tiểu thuyết lớn nhất của thế giới thế kỉ XX...
2. Tóm tắt tác phẩm:

- Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, Xôcôlôp nhập ngũ, rồi bị thương, sau đó anh lại bị đoạ đày trong trại tập trung của bọn phát xít. Khi thoát được về với Hồng quân, anh nhận được tin vợ và 2 con gái đã bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng nhập ngũ và đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của Xôcôlôp tan vỡ.

- Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ xin làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Vania, bố mẹ bé đều chết trong chiến tranh, chú bé sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Vania làm con. Chú bé thơ ngây tin rằng Xôcôlôp chính là bố đẻ mình. Xôcôlôp yêu thương chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó như một nguồn vui lớn. Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn ám ảnh bởi một nỗi đau buồn vì mất hết vợ con, cho nên anh thường phải thay đổi chỗ ở. Dù thế, Xôcôlôp luôn cố giấu không cho bé Vania thấy tâm trạng đau khổ của mình.



3. Tính cách con người Nga qua nhân vật Xô-cô-lốp:

Nhân vật Xô-cô-lốp đã bộc lộ được những nét đẹp về tính cách, phẩm chất của con người Nga, đó là:

- Khí phách anh hùng, bản lĩnh kiên cường:

+Xô-cô-lốp đã trải qua nhiều đau khổ: chiến tranh đã tàn phá của ông cả một gia đình êm ấm. Hiện tại, ông là người không nhà cửa, không vợ con, chẳng người thân thích. Niềm vui sướng, hy vọng cuối cùng của ông cũng đã chôn theo đứa con trai ở đất Đức. Thể chất của người đàn ông 46 tuổi này cũng rất tồi tệ: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”…

+Thế nhưng, Xô-cô-lốp vẫn không thốt ra một lời than vãn, không sa ngã, không rơi vào bế tắc tuyệt vọng. Ông vẫn sống một cách mạnh mẽ - bằng chính sức lao động của mình: làm tài xế cho một đội vận tải ở U-riu-pin-xcơ.

- Giàu lòng nhân hậu, đức hi sinh:

+Vì yêu mến, đặc biệt là vì thương xót cho số phận bi thảm của bé Va-ni-a (con người đồng cảnh ngộ) mà Xô-cô-lốp đã quyết định nhận thằng bé làm con. Ông hết lòng thương yêu đứa bé, chăm sóc thằng bé một cách chu đáo từ miếng ăn, cái mặc, đến giấc ngủ - bằng cả sự vụng về của người đàn ông sống cô độc…

+Xô-cô-lốp nuốt thầm giọt lệ, nén chặt nỗi đau, chịu đựng một mình để đứa trẻ có được niềm vui, niềm hạnh phúc: “ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn”…

 Chính bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu đã làm nên nguồn sức mạnh to lớn cho con người Nga, giúp họ có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách: Xô-cô-lốp trở thành điểm tựa vững chãi cho cuộc đời bé Va-ni-a; và cũng nhờ có thằng bé mà “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn…”.

4. Qua nhân vật Xô-cô-lốp suy nghĩ về “Số phận con người”:

- Mỗi người đều có số phận riêng; số phận con người thường không bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, trắc trở.

- Con người cần phải có lòng nhân hậu và nghị lực vững vàng để vượt qua số phận, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

5. Ý nghĩa phần trữ tình ngoại đề trong đoạn trích:

- Nội dung phần trữ tình ngoại đề: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”.

- Phân tích ý nghĩa: Phần trữ tình ngoại đề đã góp phần khẳng định mạnh mẽ tính cách, bản chất của con người Nga, đó là những con người có bản lĩnh kiên cường và rất giàu lòng nhân hậu, đức hi sinh. Đây là những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp cho con người Nga có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách, để hướng đến tương lai…

6. Chủ đề:

Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, nhân hậu, giàu đức hi sinh…
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

Hê-minh-uê

1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê:

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ, sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức.

- Từng viết báo, nhập ngũ, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới; bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời và tự nhận mình là thế hệ mất mát (không hoà nhập với cuộc sống, đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu).

- Có đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới; là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”: coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi (1 phần nổi, 7 phần chìm), người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Dù viết về đề tài gì, nhà văn cũng hướng đến mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Tác phẩm tiêu biểu: “Mặt trời vẫn mọc” (1926), “Giã từ vũ khí” (1929), “Chuông nguyện hồn ai” (1940), “Ông già và biển cả” (1952),…

- Hê-minh-uê được nhận giải Pu-lit-dơ (1953) và giải Nô-ben văn học (1954)…



2. Tóm tắt tác phẩm:

Ông già Xanchigô thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu ngoài khơi, ông đã đi nhiều ngày, cuối cùng ông đã câu được một con cá kiếm khổng lồ.Sau 3 ngày 2 đêm đơn độc vật lộn với con cá đến kiệt sức, ông đã giết được con cá khổng lồ. Lúc quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo, rĩa thịt con cá kiếm. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức. Đến khi vào bờ con cá chỉ còn trơ lại bộ xương và ông già mệt lữ.



3. Nguyên lí “tảng băng trôi”:

- Mượn hình ảnh “tảng băng trôi”, Hê-minh-uê yêu cầu: nhà văn phải tạo ra được những văn bản giàu “khoảng trống”, tạo tính đa nghĩa cho câu chuyện. Tác giả chủ trương tự giấu mình, không can thiệp trực tiếp vào câu chuyện, nhà văn không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà cần xây dựng được những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ra ẩn ý của tác phẩm…

- “Tảng băng trôi” của đoạn trích:

+ Phần nổi: miêu tả cuộc săn bắt cá có một không hai.

+ Phần chìm: (với các biểu tượng, ẩn dụ):

. Ông lão là người lao động có khát vọng cao đẹp.

. Biển cả là khung cảnh kì vĩ, tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người.

. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người,…

. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn của con người … 4. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng:

- Con cá vừa to lớn vừa đẹp đẽ, nó lại là đối tượng săn đuổi của lão Xan-ti-a-gô: Con cá là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong cuộc đời.

- Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được nó thật đẹp đẽ; nhưng khi ông lão chiếm được thì “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc…mắt nó trông dửng dưng…”. Phải chăng đó là hình ảnh của sự chuyển biến từ ước mơ sang hiện thực, nó không xa vời khó nắm bắt, và cũng chính vì thế mà nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.

- Con cá kiếm là đại diện cho hình ảnh của thiên nhiên: vừa đẹp đẽ vừa dữ tợn, vừa là người bạn vừa là kẻ thù của con người …



5. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích:

- Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích: kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối thoại với độc thoại nội tâm, giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật.

- Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa hàm ẩn, biểu tượng: ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm – nguyên lí “tảng băng trôi”.

- Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để đạt ước mơ, khát vọng…



6. Chủ đề:

Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường chiến thắng con cá kiếm, tác giả thể hiện niềm tin, niềm tự hào vào nghị lực của con người; đồng thời muốn gửi đến người đọc thông điệp: con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại.




HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ


I. Kiến thứuc cần nắm:

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ

- Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng.

- Năm 1965 – 1970, ông nhập ngũ, phục vụ quân chủng Phòng không – Không quân. Đây là thời kỳ tài thơ Lưu Quang Vũ nở rộ.

- Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để sinh sống.

- Từ tháng 8/1979, Lưu Quang Vũ làm phóng viên tạp chí Sân khấu.

- Năm 1988, giữa lúc tài năng đang vào độ chín, tên tuổi vang dội trên văn đàn, Lưu Quang Vũ đã qua đời trong một tai nạn giao cùng người bạn đời Xuân Quỳnh và con Lưu Quỳnh Thơ.

- Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài.

- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu.

- Các tác phẩm chính :

Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu

Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…

2. Tóm tắt tác phẩm

Trương Ba là một người là vườn và giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt mới chết. Trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ,… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.



3. Nhan đề:

Nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt gợi cảm giác về độ vênh lệch của hai yếu tố quan trọng trong một con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái bình có thể chứa linh hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người người này lại ở trong xác người kia. Hồn và xác lại không tương hợp ; tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba và anh hàng thịt trái ngược nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn, xung đột bên trong của một con người.



4. Xuất xứ của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt có gì đặc biệt ? Hãy chỉ rõ những điểm khác biệt giữa truyện cổ dân gian và vở kịch của Lưu Quang Vũ ?

- Lưu Quang Vũ viết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt năm 1981, đến năm 1984 thì ra mắt công chúng. Vở kịch dựa vào câu chuyện dân gian, nhưng đã có những sáng tạo mới.

- Điểm khác biệt :

+ Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi được nhập hồn vào thân xác anh hàng thịt. Ngắn gọn và đơn giản, truyện dân gian mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng, nhưng chỉ đề cao linh hồn, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.

+ Vở kịch của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới : sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.
5. Câu nói của Hồn Trương Ba : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” có ý nghĩa như thế nào ?

- Câu nói cho thấy nỗi đau khổ, giằng xé tột cùng của Hồn Trương Ba trước hoàn cảnh hiện tại của bản thân.

- Câu nói cũng cho thấy khát vọng mãnh liệt được sống với ý nghĩa đích thực. được sống làm người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và còn theo đuổi quý giá hơn.

- Câu nói còn thể hiện một tư tuởng triết học sâu sắc : nó phản ánh đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện hành động.


II. Luyện tập:

ĐỀ 1 :

Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba, nhân vật bi kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
1. Mở bài

- Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.

- Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch



2. Thân bài

a. Giới thiệu chung:

- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian.

b. Phân tích

- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba

+ Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.

+ Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi.

 Bi kịch của sự oan trái

- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…

+ Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi

 Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.

- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình

+ Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.

+ Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.

+ Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.

+ Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sử thay đổi của Hồn Trương Ba.

 Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.

- Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.

+ Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

 Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác

- Trương Ba trước cái chết của cu Tị

+ Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.

+ Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người.

 Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồ Trương Ba.



c. Đánh giá:

- Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.

- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.



3. Kết luận

- Đánh giá chung về nhân vật.

- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ.
ĐỀ 2:

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên.
1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

- Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật.



2. Thân bài:

a. Giới thiệu chung

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.

- Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.

- Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.



b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt

+ Tình huống éo le, bi đát

- Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích.

- Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về.

- Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình.

+ Ý nghĩa của lời thoại

- Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào.

- Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba : con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc.



c. Đánh giá

- Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch.

- Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn.

- Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao.



3. Kết luận

- Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người.

- Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.
ĐỀ 3:

Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Anh/chị hãy phân tích đoạn trích cảnh VII trong sách giáo khoa để làm rõ điều đó.
1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : giá trị nhân văn



2. Thân bài

a. Giới thiệu chung

Tham khảo một số đề trên



b. Giải nghĩa giá trị nhân văn:

Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngạ, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người.



c. Phân tích:

- Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.

- Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sồng khác mình, qua các chi tiết :

+ Lời dẫn kịch : ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại xác anh hàng thịt,…

+ Lời của nhân vật : Ta… ta đã bão là mày im đi, Trời,…

+ Lời độc thoại nội tâm : Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ…

 Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm :

- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô.

d. Đánh giá:

- Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn :

+ Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai.

- Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.



3. Kết luận:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).

- Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ.
ĐỀ 4:

Phân tích mối tương quan đối lập giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của hai nhân vật này.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

- Giới thiệu về mối tương quan đối lập và sơ lược về Hồn Trương Ba và da hàng thịt.



2. Thân bài

a. Giới thiệu chung

- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Hồn Trương Ba da hàng thịt là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào tích xưa, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

- Đây là hai nhân vật chính của tác phẩm, tư tưởng triết lý nhân sinh của vở kịch bật lên mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật này.



b. Phân tích mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Cuộc gặp gỡ giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

+ Sự sai lầm của thượng giới dẫn đến cuộc đối đầu đầy bi kịch.

+ Hồn Trương Ba đau khổ trong xác anh hàng thịt (dc)

- Những mâu thuẩn không thể giải quyết giữa Hồn Trương Ba vaà xác anh hàng thịt

+ Hồn Trương Ba không thể sống chung trong cái xác vay mượn, tách ra khỏi để tranh luận

+ Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng quyết liệt, không có sự thỏa hiệp.

c. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Ông Trương Ba chất phác, hiền lành, nho nhã – Anh hàng thịt thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ.

- Hồn Trương Ba thanh cao, sống theo những chuẩn mực đạo đức – Xác anh hàng thịt hưởng thụ, sống thiên về bản năng, dễ dàng chạy theo những ham muốn trần tục.

d. Đánh giá

- Hồn và xác là hai phần đối lập, nhưng luôn tồn tại trong một con người, không thể tách rời nhau.

- Đưa ra sự đối lập này, nhà văn muốn nhấn mạnh rằng : con người không chỉ sống bằng thân xác mà cũng không chỉ sống bằng tinh thần.

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật kịch thông qua những lời thoại.



3. Kết luận

- Khẳng định sự đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng của Lưu Quang Vũ.
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương