I. Những kiến thức cần nắm: Vài nét về tác giả Tô Hoài


II. Luyện tập Đề 1: Phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu



tải về 0.59 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.59 Mb.
#34696
1   2   3   4   5   6   7   8

II. Luyện tập

Đề 1: Phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu

A. Mở bài:

- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” năm 1983. Tác phẩm thể hiện tinh thần nhn bản su sắc của nhà văn: quan tâm tới đời sống v số phận của những con người sống quanh mình; nhạy cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của những con người bình thường; đồng thời đặt vấn đề trch nhiệm của người nghệ sĩ đối với con nguời v cuộc sống.

B. Thân bài:

I. Giới thiệu chung;

- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Tóm tắt tác phẩm

II. Phân tích:

1. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

- Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.

+ “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

+ Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng.

Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.

- Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.

+ Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức” .

+ Và tưởng chính mình vừa khám phá “cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp toàn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.

2. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức (…) há mồm ra mà nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác ( con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ .

- Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác … Hành động của Phùng cho thấy anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.

Hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống.

3. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện:

- Bề ngoài, đó là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng hành hạ, đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng vẫn gắn bó với người chồng vũ phu ấy.

- Nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh là tình thương với những đứa con: “... đám đàn bà hàng chài (…) cần phải có người đàn ông để chèo chống (…) để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa.... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình....”.

- Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được.

- Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”; “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn...”.

Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.

4. Các nhân vật trong truyện:

- Về người đàn bà vùng biển:

+ Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định là “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

+ Số phận bất hạnh: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không chống trả, không trốn chạy.

Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

- Vẻ đẹp tâm hồn:

+ “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”-> Ở người đàn b ny, tình yu thương con trở thnh sức mạnh phi thường khiến chị chịu đựng và đi qua mọi địn roi của người chồng tàn bạo.


+ Thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” , “… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thô vụng, xấu xí và khốn khổ ấy luôn tìm cch lí giải hnh vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương