I. Những kiến thức cần nắm: Vài nét về tác giả Tô Hoài



tải về 0.59 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.59 Mb.
#34696
1   2   3   4   5   6   7   8

+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn (…) Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình (…) được!”

- Hiểu nguyên nhân làm nên sự tha hoá nhân cách của người chồng:

+ Khi Đẩu khuyên chị ly hôn, “chị chắp tay vái lia lịa” và nói “Con lạy quý toà… quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Bởi chị hiểu chính nghèo khổ, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng là nguyên nhân biến một anh cục tính hiền lành thành gã đàn ông thô bạo, dã man.


+ Chị thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” , “… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thơ vụng, xấu xí v khốn khổ ấy luơn tìm cch lí giải hnh vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.

- Trong đau khổ, chị vẫn chắt lọc niềm vui để sống: Chị nói về những lần vui vẻ hiếm hoi của gia đình: “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” hay “vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Nói về những điều đó “mặt chị ửng sáng lên như một nụ cười”…



=> Hạnh phúc của người đàn bà khốn khổ này cũng chính là niềm hạnh phúc thật lạ lùng và khó hiểu với những người như Phùng, như Đẩu. Trong vất vả, nhọc nhằn, đau đớn, người đàn bà vẫn tìm thấy, vẫn chắt chiu được những niềm vui ít ỏi, niềm vui lấp lánh trong âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh - Đó là bản chất tốt đẹp của “NHỮNG BÀ MẸ”

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Qua hình ảnh người đàn bà, tác giả thể hiện sự quan tâm đến những con người bất hạnh và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ: Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, khát khao cuộc sống no đủ, bình yên.



- Tác giả phê phán nạn bạo hành trong gia đình – một mảng tối của xã hội đương đại.

Đề 4. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó.

1. Tình huống truyện:

- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.

- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.

- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.

2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ

Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.

a. Nhân vật người chồng:

- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…

- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.

- Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"

=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.

b. Nhân vật người vợ:

- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.

Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:

+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.

+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”

=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.

c. Nhân vật chánh án Đẩu:

Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.

d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:

=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương